Một số văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non

pdf 37 trang Người đăng haibmt Lượt xem 12798Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non
MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP 
LUẬT VỀ GIÁO DỤC MẦM NON 
NGUYỄN MINH HUYỀN 
CVC VỤ GIÁO DỤC MẦM NON 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau bài học, học viên nắm được: 
 Các văn bản Quy phạm pháp luật về giáo dục mầm 
non được ban hành từ năm 2010 đến nay. 
 Cách sử dụng các văn bản hợp nhất 
 Nắm được những văn bản Quy phạm pháp luật về 
giáo dục mầm non được ban hành năm 2015 
 Nắm được những điểm mới của Điều lệ trường mầm 
non sửa đổi, bổ sung 2015 và Quy chế tổ chức và hoạt 
động trường mầm non tư thục 2015 so với các văn bản 
đã ban hành. 
 NHỮNG VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC 
MẦM NON TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 
1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 
2. Văn bản liên Bộ: 
3. Văn bản của Bộ GD&ĐT: 
(Nghiên cứu trong tài liệu) 
ĐÁNH GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN 
1. Ưu điểm 
 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục 
mầm non được ban hành khá đầy đủ, đáp ứng được yêu 
cầu công tác quản lí chỉ đạo và phát triển cấp học. 
 Các văn bản đã được ban hành đảm bảo tính thống nhất 
theo hệ thống các văn bản Pháp luật của Nhà nước, đảm 
bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, tạo hành lang pháp 
lí cho các địa phương chỉ đạo phát triển Giáo dục mầm non 
ĐÁNH GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN 
1. Ưu điểm 
 Một số văn bản đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của xã hội 
về GDMN, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội; tạo đà cho 
GDMN phát triển toàn diện, vượt bậc (QĐ số 239/2010/QĐ-TTg, 
QĐ số 60/2011/QĐ-TTg). 
 Các địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản 
một cách nghiêm túc, có chất lượng. Nhiều địa phương đã ban 
hành các cơ chế, chính sách địa phương để phát triển giáo dục 
mầm non (TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Hà Nội, Đà Nẵng). 
ĐÁNH GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN 
2. Hạn chế 
 Một số văn bản không còn phù hợp (Thông tư liên tịch số 
71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự 
nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập) nhưng 
chậm được ban hành thay thế (đến nay đã ban hành văn bản 
thay thế). 
 Tiến độ soạn thảo một số văn bản còn chậm (Thông tư liên 
tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 
Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo 
và chính sách đối với giáo viên mầm non). 
MỘT SỐ VĂN BẢN SỬA ĐỔI BỔ SUNG 
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 
 Các văn bản được sửa đổi bổ sung liên quan đến giáo dục 
mầm non từ năm 2010 đến nay: 
1. Điều lệ trường mầm non 
2. Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục 
3. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập 
Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi 
4. Quy định danh mục thiết bị tối thiểu danh mục đồ dùng - đồ 
chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non 
MỘT SỐ VĂN BẢN HỢP NHẤT LIÊN QUAN 
ĐẾN GDMN 
1. Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/1/2014 
- Quyết định ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động 
trường mầm non tư thục. 
2. Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/2/2014 
- Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non. 
MỘT SỐ VĂN BẢN HỢP NHẤT LIÊN QUAN 
ĐẾN GDMN 
3. Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BGDĐT ngày 
20/5/2014 - Thông tư ban hành Quy định điều kiện, tiêu 
chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non 
cho trẻ em năm tuổi 
4. Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 
23/3/2015 - Thông tư ban hành ban hành danh mục đồ 
dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo 
dục mầm non 
MỘT SỐ LƯU Ý 
 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được 
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá 13 thông qua năm 2012 
(Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13) quy định sau khi văn 
bản sửa đổi, bổ sung được công bố, cơ quan chủ trì soạn 
thảo văn bản phải tiến hành hợp nhất văn bản. 
 Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và 
văn bản được sửa đổi, bổ sung. 
MỘT SỐ LƯU Ý 
 Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi 
hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được 
sửa đổi, bổ sung. 
 Vì vậy, sau khi sửa đổi, bổ sung văn bản, cơ quan ban 
hành VB cần thực hiện thủ tục hợp nhất nhằm tạo điều 
kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc 
tra cứu và thực thi văn bản, đảm bảo tính minh bạch, dễ 
tiếp cận của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 
MỘT SỐ LƯU Ý 
 Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc 
áp dụng và thi hành. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có 
thể trích dẫn, viện dẫn, sử dụng các điều, khoản của văn 
bản hợp nhất để thực hiện các quyền, nghĩa vụ hoặc 
quyền lợi của mình. 
 Khi dẫn chiếu làm căn cứ pháp lí phải dẫn chiếu số 
Quyết định, Thông tư không dẫn chiếu số văn bản 
hợp nhất. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 (Thông tư 
09/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015) 
 Phân cấp quản lí nhà nước đối với nhà trường, nhà 
trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (Điều 4). 
 Bổ sung Điều kiện và thủ tục đăng kí thành lập nhóm 
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia tách, đình chỉ, 
giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (khoản 4, khoản 
5, khoản 6 Điều 12). 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
 Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động 
giáo dục khi: 
 + Không bảo đảm điều kiện theo quy định 
 + Vi phạm các quy định về xử phạt hành chính trong 
lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định 
hiện hành. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
- UBND cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ 
chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra. Căn cứ biên bản kiểm 
tra, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt 
động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 
- Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu tổ chức, 
cá nhân đã khắc phục được các vi phạm và có đơn đề nghị, 
UBND cấp xã phối hợp với phòng giáo dục tổ chức kiểm tra 
thẩm định, lập biên bản xác nhận. Chủ tịch UBND cấp xã 
xem xét, quyết định cho phép các NT, lớp MG độc lập hoạt 
động giáo dục trở lại. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
 Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị giải thể khi xảy ra 
một trong các trường hợp sau đây: 
 + Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được 
nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; 
 + Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt 
động; 
 + Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhóm 
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
* Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 Đánh giá kết quả 
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em 
2. Thực hiện đo chiều cao, cân nặng, ghi và theo dõi trên 
biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi 
tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên mỗi quý 
một lần. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
* Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 27 Nhà trường, nhà 
trẻ 
3. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: 
diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, 
đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 
cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho 
một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
 Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện 
tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo 
đảm đủ diện tích theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp 
huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng 
diện tích thay thế và phải được uỷ ban nhân dân cấp 
tỉnh phê duyệt. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
3. Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ 
mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh 
được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện 
cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau: 
- Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay; ghế ngồi bô; có thể bố trí 
máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng; vòi tắm; bể có nắp đậy 
hoặc bồn chứa nước. 
- Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho 
trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa 
nước. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA ĐIỀU LỆ 
TRƯỜNG MẦM NON NĂM 2015 
4. Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều 
rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-
1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai 
thanh không lớn hơn 0,1m. 
NHỮNG ĐIỂM THAY ĐỔI CỦA QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ 
HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC NĂM 2015 
(Thông tư 13/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015) 
 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục được 
ban hành kèm theo QĐ số 41/2008/QĐ-BGDĐT, được sửa đổi, 
bổ sung bởi Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT. Qua 6 năm thực 
hiện, thực tế cho thấy một số quy định trong Quy chế chưa đáp 
ứng được nhu cầu quản lí, đặc biệt là một số quy định đối với 
nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục. Để bảo đảm tính đồng bộ 
của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng với nhu cầu 
thực tiễn, thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng văn bản, cần 
thiết phải ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm 
non tư thục thay thế Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 
25 tháng 7 năm 2008. 
PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC 
1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc 
tỉnh thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục đối với 
nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại 
hình tư thục. 
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng 
quản lí nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 
độc lập tư thục. 
3. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp 
Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lí nhà 
nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp 
mẫu giáo độc lập tư thục. 
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG, 
NHÀ TRẺ TƯ THỤC 
 Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các 
yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm 
non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm: 
1. Hội đồng quản trị (nếu có); 
2. Ban kiểm soát; 
3. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; 
4. Tổ chuyên môn; 
5. Tổ văn phòng; 
6. Tổ chức đoàn thể; 
7. Các nhóm, lớp. 
 Có quy định đối với nhà trường không có Hội 
đồng quản trị 
1. Nhà trường, nhà trẻ tư thục do 1 thành viên góp vốn 
đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động 
của trường thì không có Hội đồng quản trị. 
2. Nhà đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng 
quản trị 
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG, 
NHÀ TRẺ TƯ THỤC 
 Quy định Ban kiểm soát trong nhà trường, nhà trẻ tư 
thục (thay cho Ban kiểm tra tài chính trước đây) 
 Ban kiểm soát của nhà trường, nhà trẻ tư thục do Hội 
đồng quản trị thành lập, có số lượng từ 3 đến 5 thành viên, 
trong đó có đại diện thành viên góp vốn, giáo viên, đại diện 
cha mẹ học sinh. Trong Ban kiểm soát phải có thành viên 
có chuyên môn về kế toán. Trưởng Ban kiểm soát do Hội 
đồng quản trị bầu trực tiếp. 
 (khoản 1 Điều 12) 
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG, 
NHÀ TRẺ TƯ THỤC 
1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ cấu, tổ 
chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định 
tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, 
quy mô của nhóm, lớp. 
2. Trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục 
được tổ chức theo quy định tại Điều 13 Điều lệ trường 
mầm non. Số trẻ em trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 
độc lập tư thục có không quá 50 (năm mươi) trẻ. 
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG, 
NHÀ TRẺ TƯ THỤC 
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP 
NHÓM TRẺ, LỚP MGĐLTT 
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân cấp 
xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ 
hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi 
phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện 
thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; 
- Trong thời hạn 10 ngày, phòng giáo dục và đào tạo xem 
xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, phòng 
giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban 
nhân dân cấp xã; 
ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA 
NHÓM TRẺ, LỚP MGĐLTT 
 Thực hiện như Điều lệ trường mầm non đã trình bày ở 
phần trên 
 Lưu ý: So với Quy chế cũ, Quy chế mới đã đơn giản 
hoá thủ tục hành chính đối với việc thành lập nhóm trẻ, lớp 
mẫu giáo độc lập tư thục. Chỉ quy định 1 bước thành lập. 
(Quy định cũ bao gồm 2 bước thành lập và cho phép hoạt 
động giáo dục). 
QUY ĐỊNH VIỆC THÀNH LẬP NHÓM TRẺ 
QUY MÔ NHỎ Ở NHỮNG NƠI KHÓ KHĂN 
- Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non 
chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ tới trường, lớp, các cá 
nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi 
dưỡng, chăm sóc trẻ của phụ huynh và phải đăng kí hoạt 
động với Uỷ ban nhân dân cấp xã. 
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÍ HOẠT ĐỘNG 
NHÓM TRẺ QUY MÔ NHỎ 
- Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ; 
- Người chăm sóc trẻ có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh 
truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có 
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ em theo quy định; 
- Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như 
sau: 
+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu 
là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, 
sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn 
cách với các khu vực khác; 
+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ; 
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÍ HOẠT ĐỘNG 
NHÓM TRẺ QUY MÔ NHỎ 
+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh 
hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có 
đủ nước chín cho trẻ uống hằng ngày; 
+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có 
đủ nước sạch cho trẻ dùng. 
- Có bản thoả thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi 
dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ. 
- Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ. 
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÍ HOẠT ĐỘNG 
NHÓM TRẺ QUY MÔ NHỎ 
b) Cá nhân có văn bản đăng kí hoạt động nhóm trẻ gửi 
Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong văn bản nêu rõ các điều 
kiện theo quy định tại điểm a, khoản này và cam kết đảm 
bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ. 
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÍ HOẠT ĐỘNG 
NHÓM TRẺ QUY MÔ NHỎ 
QUẢN LÍ NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO 
 ĐỘC LẬP TƯ THỤC 
 Quy định trách nhiệm của các cấp trong việc quản 
lí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục 
 Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức kiểm tra 
(thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ, lớp 
mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ quy định tại khoản 4 
Điều này trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lí nghiêm các 
hành vi sai phạm và đình chỉ các nhóm, lớp không đảm 
bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 
TIÊU CHUẨN CHỦ NHÓM TRẺ , LỚP MG 
ĐỘC LẬP TƯ THỤC 
a) Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp 
mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hoà xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. 
b) Phẩm chất, đạo đức tốt; 
c) Sức khoẻ tốt; 
d) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có 
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí, chăm sóc, nuôi 
dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán 
bộ quản lí giáo dục theo quy định. 
Xin trân trọng cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfMot_so_van_ban_quy_pham_phap_luat_ve_GD_mam_non.pdf