Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn

doc 14 trang Người đăng haibmt Lượt xem 11238Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn
MỤC LỤC
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN..2
II. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến2
Mục đích của việc thực hiện sáng kiến.3
III. MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Tính mới..3
Tính khoa học..3
Tính thực tiễn...7
Tính hiệu quả.. 11
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI11
V. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN11
VI. MỤC ĐÍCH VÀ NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN..11
VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN SÁNG KIẾN12
VIII. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bàn Đạt 
Tên sáng kiến:
Một số kinh nghiệm chấm và trả bài 
trong phân môn Tập làm văn
I. Lĩnh vực áp dụng:
 Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ nêu một số kinh nghiệm trong chấm và trả bài viết Tập làm văn hai tiết dưới nhiều dạng đề khác nhau mà tôi đã áp dụng trong 2 năm qua tại trường THCS Bàn Đạt. Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 8,9 trường THCS Bàn Đạt mà tôi được phân công giảng dạy.
II. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
 Chúng ta vẫn thường nói: “Văn học là nhân học” Quả đúng như vậy! Dạy văn chính là dạy cách làm người! Ngoài việc cung cấp cho các em nhận thức về thế giới xung quanh, tri thức nhân loại khổng lồ, kho tàng ngôn ngữ giàu và đẹp, dạy văn chính là bồi dưỡng cho người học năng lực tư duy, năng lực cảm xúc, bồi dưỡng về tâm hồn con người để ta sông gần NGƯỜI hơn.
 Ai cũng hiểu được tầm quan trong của việc học Văn và dạy văn. Nhưng thực tế mấy năm gần đây, số học sinh yêu thích môn văn ngày một ít đi. Ngoài những lí do khách quan như đầu ra của nghề nghiệp, thu nhập thì một trong những nguyên nhân quan trọng chính là ở người thầy. Người thầy chưa chưa thật sự biết cách hướng dẫn học sinh cảm nhận vấn đề văn chương, hay có chăng chỉ là sự hướng dẫn qua loa, không đến nơi đến chốn, không có phương pháp động viên, khích lệ dù đó chỉ là sự cảm thụ rất nhỏ bé.
Xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ dạy học của môn văn nói chung và phương pháp chấm và trả bài tập làm văn nói riêng là một vấn đề khiến ta phải nghiêm túc nhìn nhận, ta phải tìm ra cho được cái tâm hồn sâu thẳm ấy của một con người, thật sự trở thành một “kỹ sư tâm hồn”.
 Trước tới nay, chấm bài là công việc mà giáo viên nào cũng “ ngại” vì đây là công việc phải tập nhiều về sức lực và trí tuệ. Có thể gây cho giáo viên những hứng thú, động lực sáng tạo nhưng cũng có khi gây ức chế tinh thần vô cùng khi chứng kiến những “ đứa con tinh thần” của học sinh mà trong có có một phần là sản phẩm của chính bản thân mình qua một quá trình giảng dạy. Còn giờ trả bài ngoài việc hoàn lại bài cho học sinh và công bố số điểm thì đó còn là hoạt động đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp nói chung và từng bản thân học sinh nói riêng. Giờ trả bài phải nêu ra được phương hướng sửa chữa, vươn lên ở những bài sau, phải kích thích được sự thích thú, say mê hơn nữa, cố gắng hơn nữa ở học sinh, tạo ra một sức bật tốt cho bài làm tiếp theo.
 Là một giáo viên dạy văn 17 năm nay, tôi nhận thấy: nếu chỉ chấm bài qua loa, đại khái “đo gang” và trả bài theo kiểu hoàn lại bài và nhận xét chung chung thì học sinh không bao giờ nhận ra được ưu điểm của mình để phát huy và những khuyết điểm đã mắc phải, hướng giải quyết như thế nào ....thì chất lượng dạy và học môn văn càng ngày càng “xuống dốc không phanh”. Vì thế, tôi mạnh dạn chon đề tài này cũng nhằm nghiên cứu, áp dụng đồng thời cũng là sự chia sẻ những kinh nghiệm tâm huyết trong gần hai mươi năm dạy môn văn của tôi.
 2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
 Tôi thấy nếu làm tốt công việc này sẽ giúp cho học sinh rèn được một số kĩ năng quan trọng như:
- Kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết.
- Kỹ năng lập dàn ý.
- Kỹ năng viết đúng theo dàn ý.
- Kỹ năng lập luận.
- Kỹ năng hành văn.
- Kỹ năng hoàn thiện bài viết.
Qua đó, học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo tự hoàn thiện mình và phát huy tốt năng lực của mình.
 III. Mô tả nội dung sáng kiến
 1. Tính mới:
 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn; phân tích tình hình thực tế học văn, dạy văn tại trường THCS Bàn Đạt nói riêng và huyện Phú Bình nói chung ; tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm trong những năm qua mà tôi đã định ra những cách làm phù hợp với học sinh của mình vừa đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học vừa rèn được các kĩ năng nói trên giúp cho học sinh vừa ôn lại kiến thức cũ vừa giúp học sinh hoàn thiện mình và có chí hướng phấn đấu học tập, rèn luyện hơn nữa. 
 2. Tính khoa học
 Khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này, tôi chia ra làm hai phần như sau:
2.1. Chấm bài
2.1.1.Thái độ chấm bài:
- Trước hết tôi luôn tôn trọng bài làm của học sinh vì đây là “đứa con tinh thần” của các em và cũng là một phần sản phẩm của mình qua quá trình giảng dạy, vì thế khi chấm bài tôi không gạch, xoá tùy tiện; không ghi những lời nhận xét cẩu thả, thiếu sự cân nhắc, không phê vội những lời lẽ phủ phàng như: bài làm quá yếu kém, quá lười học..... cũng không nên vì né tránh mà không có một lời phê nào.
- Chấm bài cũng như công cuộc “đãi cát tìm vàng” khi phát hiện ra những sáng tạo thú vị, những cách cảm mới lạ đầy tính nhân văn thì dù bé tôi cũng có những lời động viên, khích lệ, cổ vũ các em giúp em cố gắng hơn và phát huy năng lực của mình. Lời khen của giáo viên có giá trị và ý nghĩa rất to lớn, góp phần tạo niềm hứng thú, say mê nhiều khi còn định hướng cho hướng đi của các em sau này.
- Đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác, công bằng. Việc chấm bài không nên tiến hành theo lối “tranh thủ”, chấm xen kẻ, chấm vội... Vì nếu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chấm sơ sài, cẩu thả, thường thiếu chính xác. Chấm bài phải được tiến hành trong sự sắp xếp cẩn thận, chu đáo, chi tiết về nội dung và biểu điểm. Không nên vì ác cảm hoặc thiện cảm của cá nhân mà có bài điểm bị hạ quá thấp hoặc nâng lên quá cao, gây sự hiểu lầm cho học sinh về giáo viên, khiến các em chán học văn, làm văn.
 2.1.2. Phương pháp chấm bài: tôi chia việc chấm bài của giáo viên thành ba bước.
 a. Bước 1: Chuẩn bị:
- Lập biểu điểm: cụ thể, tỉ mỉ, chính xác.
- Có thể chia biểu điểm thành 2 phần:
 + Phần nội dung: 
Ÿ Có triển khai đầy đủ, chính xác các vấn đề mà đề bài yêu cầu không? mức độ sâu sắc của vấn đề đến đâu?
Ÿ Có biết xây dựng các tiểu chủ đề không? xây dựng được bao nhiêu? bao nhiêu sát đề, xa đề? bao nhiêu bị trùng lập? lạc đề? 
Ÿ Mức độ sai sót của kiến thức? có bao nhiêu lỗi nặng? có bao nhiêu lỗi thuộc kiến thức văn học, xã hội, lịch sử...?
Ÿ Nội dung có điểm nào đặc sắc, đáng biểu dương?...
 * Từng thể loại mà có những yêu cầu riêng. Với phân môn Tập làm văn lớp 8,9 có bài viết văn số 1 là văn tự sự học sinh phải chú ý đến chủ đề, các nhân vật, sự kiện trong câu chuyện mình định kể có hợp lý không, xác định được ngôi kể, thứ tự kể cho hợp lý tạo hiệu quả cao nhất. Rút ra được ý nghĩa, bài học nhân văn sâu sắc từ câu chuyện kể trên. Bài viết văn số 3 là văn Thuyết minh thì ngoài yêu cầu chung về phần nội dung thì phải xác định tri thức đưa ra trong bài có chính xác không, có khoa học không, khách quan không, bài văn đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào và có phù hợp không?...Bài viết văn số 6 và số 7 là văn nghị luận phải chú ý đến hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Cách vận dụng linh hoạt, hợp lý các thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích, bình luận.... Với văn 9 còn chia rõ ràng: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý; nghị luận về một sự việc hiện tượng; nghị luận về thơ ; nghị luận về truyện. Mỗi một loại khác nhau có yêu cầu riêng, cách làm riêng vì thế giáo viên khi giảng bài phải phân biệt cho học sinh để từ đó các em không nhầm lẫn khi làm bài. Ngoài ra đây là dạng văn trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình nên nếu học sinh có cách cảm, cách nghĩ khác, sáng tạo mà hợp lý thì tôi luôn động viên, khuyến khích chứ không bắt ép học sinh cứ phải suy nghĩ giống cô, cảm giống như cô gây ra sự ức chế và hạn chế sự sáng tạo trong cách nghĩ của học sinh vì mỗi lứa tuổi suy nghĩ khác nhau, mỗi một thời đại cũng đánh giá khác nhau, quan điểm mỗi người không giống nhau như “nhân bản vô tính” được.
 + Phần hình thức:
Ÿ Kiểu bài có đúng yêu cầu của đề không?
Ÿ Bố cục bài viết có hợp lý không? có cân xứng không? ...
Ÿ Kết cấu bài viết có chặt chẽ không? kết cấu bị rời rạc, lỏng lẻo, mất tính liên tục ở những điểm nào?
Ÿ Cách hành văn có trong sáng không? có bao nhiêu chỗ có ý mà không biết cách diễn đạt? có bao nhiêu chỗ diễn đạt cầu kỳ, sáo rỗng không có nội dung? có biết dùng hình ảnh không? bao nhiêu chỗ dùng đúng, bao nhiêu chỗ dùng sai? văn viết có bị sai phong cách không? hành văn chỗ nào hay?
Ÿ Từ ngữ có bị lặp không? từ ngữ có sai nghĩa không? có đúng phong cách không? từ nào hay, sáng tạo?
Ÿ Câu sử dụng có đa dạng không? có mắc lỗi ngữ pháp không? có biết sử dụng đan xen các kiểu câu không?
Ÿ Đoạn văn được phân chia có hợp lý không? phân đoạn có đa dạng không? bao nhiêu đoạn có câu chủ đề? bao nhiêu đoạn viết lung tung ....
Ÿ Có lỗi chính tả không? lỗi nặng, nhẹ? viết hoa có đúng qui định không? xuống dòng có lùi vào không?
Ÿ Bài viết có bị tẩy xoá nhiều không? chữ viết có sạch sẽ, cẩn thận không?
Ÿ Trình bày bài viết có đẹp không? dung lượng bài viết có lớn không? v.v.
 b. Bước 2: Chấm bài:
- Lần lượt chấm từng bài.
- Chỗ viết tốt hoặc chưa tốt giáo viên cần ghi vài lời nhận xét rõ ràng, ngắn gọn bên lề giấy không nên gạch loè loẹt.
- Bài nào cố chỗ đáng lưu ý chung hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm văn của mình để tiện cho việc dẫn chứng trước lớp khi trả bài.
- Ghi nhận xét và cho điểm: cụ thể, tránh chung chung, hời hợt, nhận xét cả điểm yếu lẫn điểm mạnh. Ngôn từ cần chuẩn mực, tránh lời phê ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý học sinh. Không nên ghi nhận xét xong là cho điểm ngay vì rất khó điều chỉnh khi cần thiết.
 c. Bước 3: Tổng kết
Đây là bước chuẩn bị cho một quá trình mới: quá trình trả bài. Tổng kết cẩn thận, chu đáo, giờ trả bài càng đạt hiệu quả cao. Việc ghi chép của giáo viên để phục vụ cho tiết trả bài có thể dựa vào mẫu sau: 
Tên HS
Nội dung
Hình thức
Ghi chú
Kiến thức
Số chủ đề
Sát đề
Lạc đề
Xa đề
Bố cục
Kết cấu
Hành văn
Từ ngữ
Câu
Đoạn
Trình bày
 Sau đó, giáo viên làm một bảng tổng kết chung cho cả lớp với hai phần: phần nhận xét chung và phần nhận xét dẫn chứng cụ thể cần nêu khi trả bài bằng cách đọc nguyên văn hoặc tóm tắt, những khía cạnh sau:
- Kiến thức: đầy đủ, chính xác, sai lạc....
- Triển khai chủ đề: hợp lý, không hợp lý, sát đề, lạc đề, xa đề, ...
- Bố cục, kết cấu: cân xứng, không cân xứng, chặt chẽ, lỏng lẻo....
- Hành văn: trong sáng, trôi chảy, giàu hình ảnh...
- Từ ngữ: sai nghĩa, sai phong cách, sáng tạo, độc đáo...
- Câu: sai ngữ pháp, kiểu câu phong phú, đa dạng...
- Đoạn: hay, không hợp lý....
- Cách trình bày: sạch sẽ, cẩn thận, cẩu thả...
 2.2. Trả bài:
1. Giáo viên thông báo việc trả bài làm văn cho học sinh. Đọc lại đề bài (hoặc chép lên bảng) cho học sinh nhớ lại bài viết của mình.
2. Giáo viên xác định những yêu cầu chủ yếu của bài làm về mọi mặt: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những vấn đề khác do yêu cầu của đề bài đặt ra. Nếu ghi lên bảng giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý.
3. Dựa vào việc phân tích đề, giáo viên đánh giá kết quả làm bài chung của lớp: ưu, khuyết điểm lớn của cả lớp. Thông báo những bài viết tốt, những em có cố gắng vươn lên hoặc có sự tiến bộ rõ rệt. Giáo viên không nên công bố điểm số này vì như vậy học sinh thường mất tập trung, khó theo dõi công việc tiếp theo của giáo viên.
4. Nêu dẫn chứng cụ thể về các ưu khuyết điểm của lớp: Bài nào? đoạn nào? câu nào? có thể nêu tên học sinh cụ thể → hình thức biểu dương, động viên khích lệ các em.Với những học sinh mắc lỗi, giáo viên không nên nêu tên trước lớp mà chỉ cần đọc dẫn chứng vì làm như vậy sẽ gây cho học sinh tâm lí bị phê bình trước lớp khiến các em chán nản, không nhiệt tình trong học tập.
5. Phân tích và sửa chữa lỗi (đây là phần dành nhiều thời gian nhất) giáo viên tập trung sửa chữa phân tích những lỗi điển hình, phổ biến chung của cả lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa chữa. Những lỗi cần sửa được ghi lên bảng, gọi học sinh lên sửa và cả lớp cùng tiến hành sửa và ghi vào tập của mình. Giáo viên gọi học sinh đọc bài sửa của mình → giáo viên nhận xét bài sửa của học sinh.
6. Xây dựng dàn bài mẫu: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn bài và ghi lên bảng.
7. Giáo viên đọc một vài đoạn mở đề, kết luận, vài đoạn văn hay cho cả lớp nghe → giáo viên nêu một vài lời bình cần thiết.
8. Công bố điểm và trả bài cho học sinh.
9. Học sinh đọc lại bài, xem lại chỗ sai và sửa chữa. Giáo viên giải đáp những thắc mắc (nếu có) của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh trao đổi bài cho nhau để tìm lỗi một cách khách quan và sửa chữa.
10. Dặn dò học sinh về nhà tự sửa chữa bài và chuẩn bị cho công việc viết bài làm văn tiếp theo. 
 3. Tính thực tiễn
 Trường THCS Bàn Đạt nặm trên địa bàn xã Bàn Đạt thuộc xã miền núi, phía bắc huyện Phú Bình, nơi có tỉ lệ dân tộc thiểu số cao nhất huyện. Kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại chưa thuận lợi, trình độ dân trí không đồng đều. Các em đến trường học phải đi lại rất xa đi lại khó khăn nhất là những em ở trong Bờ Tấc, Cầu Mành.....đặc biệt là những hôm trời mưa gió lầy lội, rét mướt. Nhà trường vẫn phải học hai ca, chưa đủ các phòng học bộ môn. Ngoài ra, vì các em có ngôn ngữ riêng của mình nên việc học Tiếng Việt cũng coi như là ngoại ngữ 2 của các em, các em diễn đạt còn vụng về, lúng túng thậm chí còn ngại giao tiếp. Trong bài văn của mình, các em thường không phân biệt được văn nói và văn viết, dùng cả những từ địa phương “ nói sao viết vậy” không biết cách mở rộng tâm hồn mình để cảm, hiểu một vấn đề hoặc có thấy thì diễn đạt cũng rất vụng về. Với văn thuyết minh cần tìm hiểu tri thức khách quan về đối tượng thì các em có rất ít nguồn tìm hiểu chủ yếu là một số quyển sách tham khảo nghèo nàn, thông tin chắp nhặt ở kênh thông tin truyền thông,...không có nguồn tư liệu phong phú và chính thống để các em tìm hiểu. Vì thế kết quả bài viết không cao, học sinh không tự tìm thấy lỗi của mình để tự chữa sữa và chưa có ý thức sửa. Học sinh chưa thật sự phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học văn, chưa cảm thụ được một vấn đề văn chương một cách sâu sắc.
Bài viết hai tiết của học sinh hiện nay mắc nhiều lỗi: 
 - Không xác định được nội dung, yêu cầu của đề bài, không biết hướng triển khai bài viết như thế nào cho hợp lý.
 - Bài viết được tiến hành theo kiểu nhớ gì viết nấy, không tuân thủ bước lập dàn ý đã chuẩn bị.
 - Lập luận lủng củng, không mạch lạc, không logíc, thiếu tính chính xác.
 - Cách hành văn: từ, câu, đoạn văn, bố cục, kết cấu,v.v... chưa được trong sáng, thiếu hình ảnh, chưa chính xác và hợp lý.
Vì thế, trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành như sau:
tôi tuân thủ theo 3 bước như trên:
 Bước 1: Chuẩn bị
 Lập biểu điểm theo 2 phần: nội dung và hình thức.
Bước 2: Chấm bài
Bước 3: Tổng kết
 Ví dụ với đề bài sau: 
 Có người nói:“Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của em về câu nói trên?
Trước hết tôi lập biểu điểm cụ thể, tỉ mỉ:
ĐÁP ÁN
điểm
* Yêu cầu chung:
1. Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây:
I, Mở bài:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: 
- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.
- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời.
0.5
II, Thân bài:
* Giải thích nội dung câu nói của Bersot: 
- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. ( 0,5đ)
- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. (1,5đ)
à Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất. (1đ)
3
* Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con).
- Mang nặng đẻ đau
- Chăm nuôi con khôn lớn
- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con 
- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời..
à Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán
3.0
* Bình luận: 
- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.
Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ . (1,0đ)
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán. (1,0đ)
- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình (1,0đ)
3,0
III, Kết bài
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩavề đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình. 
- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con.
0.5
Lưu ý: HS có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn sao chính xác, hợp lí. Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi họcsinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
* Cho điểm: 
HS nắm vững các yêu cầu ở trên, hiểu vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn viết giàu chất tư duy và cảm nhận tinh tế, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo.
9 -> 10đ.
HS nắm được các yêu cầu đề, hiểu và có định hướng giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn viết biểu cảm.
7->8đ
HS đã nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa thật mạch lạc. Văn viết khá.
 5 -> 6đ
HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được.
 3
-> 4đ
Bài lạc đề về nội dung và phương pháp, trình bày quá vụng về.
1->2
 Sau đó tôi tiến hành chấm bài. Ghi nhận xét rõ ràng, ngắn gọn cả điểm đã làm được và chưa làm được. Những bài nào cần lưu ý riêng thì ghi ra sổ chấm văn của mình để tiện lấy dẫn chứng khi trả bài.
 Tôi tiến hành tổng kết theo bảng đã trình bày.
 Phần trả bài trên lớp, tôi cho học sinh nhớ lại đề, viết lên bảng và xác định: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những yêu câu khác... Sau đó tôi phân tích đề hình thành lên dàn bài mẫu cho học sinh tham khảo vì văn thường có nhiều cách diễn đạt khác nhau, mỗi người một kiểu miễn sao làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày. Phần trọng tâm nhất là phân tích và chữa lỗi. Tôi tập trung vào những sai phạm điển hình để học sinh phát hiện và sửa chữa lỗi. Tôi chọn một vài đoạn học sinh làm tốt để đọc và nhận xét để học sinh thấy được ưu điểm và học tập cho bài viết sau này. Tôi tiến hành công bố điểm và trả bài để học sinh tự xem bài mình rồi cho các em tự đổi bài cho nhau giúp nhau tìm ra chỗ sai và sửa chữa. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình chấm và trả bài phân môn Tập làm văn được tôi nghiên cứu và áp dụng trong quá trình dạy học môn Ngữ văn tại trường THCS Bàn Đạt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van.doc