Một số đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 6

pdf 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 6
TRƯỜNG THCS ĐỒNG NAI 
CÁT TIÊN – LÂM ĐỒNG 
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: SINH HỌC LỚP 6 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 Đ) 
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (4đ) 
1. Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với: 
A. Đầu nhuỵ B. Vòi nhuỵ C. Bầu nhuỵ D. Noãn 
2. Thực vật giúp cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí vì: 
A. Lá cây có thể ngăn bụi, khí độc 
B. Một số loại cây có thể tiết ra chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. 
C. Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường 
D. Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy CO2 và thải ra O2, 
3. Biểu hiện của sự đa dạng thực vật là: 
A. Số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài và các kiểu quang hợp khác nhau. 
B. Số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài và các kiểu hô hấp khác nhau. 
C. Số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài và sự đa dạng của môi trường sống. 
D. Số lượng loài, sự đa dạng của môi trường sống và các kiểu quang hợp 
4. Nấm khác các thực vật khác ở đặc điểm chủ yếu là: 
 A. Cơ thể không có thân lá 
 B. Không có diệp lục 
 C. Sinh sản chủ yếu bằng bào tử 
 D. Cơ thể có dạng sợi 
5. Bộ phận của hoa tạo nên hạt là: 
 A. Noãn C. Nhị 
 B. Nhuỵ D. Hạt phấn 
6. Hạt trần tiến hoá hơn dương xỉ ở đặc điểm: 
 A. Có đủ rễ, thân, lá. 
 B. Thân có ống mạch 
 C. Sinh sản bằng hạt 
 D. Sinh sản bằng bào tử 
7. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm: 
 A. Hoa thường thơm, màu sắc rực rỡ, mọc ở đầu cành 
 B. Hoa thường thơm, màu sắc rực rỡ, hạt phấn thường nhỏ, nhiều và nhẹ 
 C. Hoa thường thơm, có mật ngọt, mọc ở đầu cành 
 D. Hoa thường thơm, màu sắc rực rỡ, có mật ngọt 
8. Ở phía ngoài đê biển, người ta thường trồng rừng chủ yếu để 
 A. cải tạo khí hậu và lấy gỗ 
 B. ngăn cản gió, bão, chống xói lở 
 C. lấy gỗ và hoa quả 
 D. ngăn cản gió, bão, chống xói lở và làm sạch môi trường 
Câu 2: Hãy lựa chọn những thông tin ở cột A sao cho phù hợp với những thông tin ở 
cột B (2đ) 
Các ngành thực vật 
(A) 
Đặc điểm của từng ngành 
(B) 
Kết quả 
1. Ngành rêu 
2. Ngành dương xỉ 
3. Ngành hạt trần 
4. Ngành hạt kín 
a. Có rễ, thân, lá thật, có ống mạch, sinh sản bằng bào tử. 
b. Rễ giả, thân lá đơn giản, sinh sản bằng bào tử, sống nơi ẩm 
ướt 
c. Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt nằm trong 
quả 
d. Rễ, thân lá phát triển, có nón, sinh sản bằng hạt 
1+ ...... 
2+....... 
3+....... 
4+....... 
II. TỰ LUẬN (4Đ) 
Câu 3: Thực vật có vai trò gì đối với động vật? (1đ) 
Câu 4: Trình bày ích lợi của vi khuẩn (1đ) 
Câu 5: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào độ ẩm 
(2đ) 
TRƯỜNG THCS QUẢNG PHƯƠNG 
QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH 
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: SINH HỌC LỚP 6 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,5 Đ) 
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (4 đ) 
1. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây hạt kín 
 A. Cây mít, cây rêu, cây ớt 
 B. Cây đào, cây cao su, cây dương xỉ 
 C. Cây hoa hồng, cây cải, cây dừa 
 D. Cây thông, cây lúa, cây cà chua 
2. Nhóm quả, hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật là: 
 A. Những quả và hạt có nhiều gai và có móc hoặc làm thức ăn cho động vật 
 B. Những quả và hạt có túm lông, có cánh. 
 C. Những quả có hương thơm hoặc quả khô tự mở. 
 D. Những quả khô tự mở. 
3. Đặc điểm đặc trưng nhất của cây hạt kín là: 
 A. Sống ở trên cạn 
 B. Có đủ rễ, thân, lá 
 C. Sinh sản bằng hạt 
 D. Có hoa, hạt nằm trong qủa 
4. Quyết tiến hoá hơn rêu ở đặc điểm: 
 A. Có đủ rễ, thân, lá, thân có mạch dẫn 
 B. Có thân, lá, thân có ống mạch, có rễ giả 
 C. Có đủ rễ, thân, lá, sinh sản bằng hạt 
 D. Có đủ rễ, thân, lá, hoa, qủa, hạt, thân có mạch dẫn 
5. Hạt phấn của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có thường đặc điểm: 
A. To và có gai hoặc có chất dính 
 B. Nhỏ, nhẹ và nhiều 
 C. Dài, có nhiều lông 
 D. Nhiều, nhẹ, to 
6. Nấm không phải là thực vật vì : 
A. Cơ thể không có thân, lá 
 B. Cơ thể có dạng sợi 
 C. Sinh sản chủ yếu bằng bào tử 
 D. Không có diệp lục 
7. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm vì: 
 A. Thực vật ít hút nước ngầm 
 B. Thực vật che kín nguồn nước ngầm 
 C. Hạn chế sự bay hơi của nước ngầm 
 D. Thực vật giữ lại nước mưa, ngầm dần xuống dưới tạo thành nước ngầm 
8. Các lục địa mới xuất hiện, đất liền ngày càng mở rộng là điều kiện cho: 
 A. Sự xuất hiện của sinh vật đầu tiên 
 B. Sự xuất hiện của thực vật ở nước đầu tiên 
 C. Sự xuất hiện của thực vật ở cạn đầu tiên 
 D. Sự xuất hiện của cây hạt kín 
Câu 2: Hãy điền chữ (Đ) trước câu đúng, và (S) trước câu sai (1,5đ) 
1. Hoa bí, hoa bưởi, hoa cà chua là hoa lưỡng tínnh 
2. Hoa mướp, hoa ngô, hoa dưa chuột là hoa đơn tínnh 
3. Quả cam, quả vú sữa, quả cà chua, quả bồ kết là quả thịÞt 
4. Quả chanh, quả cà chua, quả kế, quả hồng xiêm là quả mọnng 
5. Dương xỉ là cây xanh đã có rễ, thân, lá thật ssự 
6. Quả và hạt phát tán nhờ gió thường nhỏ, nhẹ, có lông hoặc có cánh 
II. TỰ LUẬN (4,5 Đ) 
Câu 3: Nêu những đặc điểm để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm (2đ) 
Câu 4: Hãy thiết kế thì nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất 
lượng hạt giống.(1,5đ) 
Câu 5: Vì sao người ta xếp tảo vào nhóm thực vật bậc thấp?(1đ) 
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN SÔNG MÃ 
SƠN LA 
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: SINH HỌC LỚP 6 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5Đ) 
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (3,5đ) 
1. Tảo là thực vật bậc thấp vì có cấu tạo: 
 A. Đơn bào, sống dưới nước 
 B. Đa bào, sống dưới nước 
 C. Có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá 
 D. Có diệp lục, có thân, lá, rễ giả 
2. Hầu hết vi khuẩn đều là sinh vật dị dưỡng vì có cấu tạo: 
 A.Đơn bào, có nhân hoàn chỉnh 
 B. Đơn bào, chưa có nhân hoàn chỉnh 
 C. Không có chất diệp lục 
 D. Có chất diệp lục 
3. Thực vật giúp cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí vì: 
A. Lá cây có thể ngăn bụi, khí độc 
B. Một số loại cây có thể tiết ra chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. 
C. Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường 
D. Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy CO2 và thải ra O2 
4. Bộ phận sinh sản của hoa đơn tính là 
 A. Đài và tràng hoa 
 B. Nhị và nhuỵ 
C. Nhị hoặc nhuỵ 
D. Bầu hoa 
5. Hạt phấn của hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm: 
 A. To và có gai 
 B. Nhỏ, nhẹ và nhiều 
 C. Dài, có nhiều lông 
 D. Nhiều, to, có chất dính 
6. Quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm: 
 A. Có gai hoặc có móc hoặc là thức ăn cho động vật 
 B. Nhỏ, nhẹ, có túm lông hoặc là thức ăn cho động vật 
 C. Khô có khả năng tự mở hoặc là thức ăn cho động vật 
 D. Có hương thơm 
7. Rừng góp phần hạn chế lũ lụt vì: 
A. Hạn chế ánh nắng chiếu thẳng xuống đất 
B. Giữ đất không bị xói mòn, giữ lại phần lớn nước mưa ở lớp mùn, rồi thấm 
xuống đất. 
C. Giữ đất không bị xói mòn, hạn chế gió bão 
D. Giữ lại phần lớn nước mưa ở lớp mùn, rồi thấm xuống đất và hạn chế ánh 
nắng chiếu thẳng xuống đất 
Câu 2: Hãy lựa chọn những thông tin ở cột A sao cho phù hợp với thông tin ở cột B 
(1,5đ) 
PHẦN II: TỰ LUẬN (5Đ) 
Câu 3: Nêu các đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm và cây hai 
lá mầm (2đ) 
Câu 4: Nêu nguyên nhân và hậu quả khiến cho đa dạng thực vật của Việt Nam bị 
giảm sút?(1đ) 
Câu 5: Nấm mốc có phải là thực vật không? Vì sao?(1đ) 
Câu 6: Tại sao rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?(1đ) 
Các cơ quan của thực 
vật (A) 
Đặc điểm của cơ quan (B) 
1. Rễ 
2. Thân 
3. Lá 
4. Hoa 
5. Quả 
6. Hạt 
a. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt 
b. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. 
Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước 
c. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả 
d. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ 
từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây 
e. Nảy mầm thành cây non, duy trì và phát triển nòi giống 
f. Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT 
KHOÁI CHÂU- HƯNG YÊN 
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: SINH HỌC LỚP 6 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 Đ) 
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (3đ) 
1. Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm: 
A. Có nhiều gai và có móc 
 B. Nhẹ hoặc có túm lông, có cánh 
 C. Nhỏ, nhẹ, có hương thơm 
 D. Quả khô tự mở hoặc không tự mở 
2. Tảo đươc coi là thực vật bậc thấp vì: 
 A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào 
 B. Có rễ giả, thân, lá, diệp lục 
 C. Có rễ, thân, lá, diệp lục 
 D. Chưa có rễ, thân, lá, có diệp lục 
3. Cây xanh có hoa được gọi là cây hạt kín vì 
 A. Hạt được bảo vệ trong quả 
 B. Hạt có vỏ hạt bảo vệ bên ngoài 
 C. Quả có khi không tự mở nên không tự phát tán được 
 D. Nhiều loại hạt không có bộ phận phát tán 
4. Thụ tinh ở thực vật là hiện tượng: 
A. Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhuỵ. 
B. Hạt phấn nảy mầm 
C. Nảy mầm của hạt phấn thành ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào 
trong bầu gặp noãn. 
D. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ . 
5. Hình thức dinh dưỡng chủ yếu của nấm mốc là: 
 A. Kí sinh 
 B. Hoại sinh 
 C. Cộng sinh 
 D. Tự dưỡng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf6dethisinhhoc6ly2.pdf