1. Mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian. 1.1Vận tốc: V = S : t ( V là vận tốc; S là quãng đường; t là thời gian) 1.2 Quãng đường: S = v x t 1.3 Thời gian : T = s : v – Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. – Với cùng một thời gian thì quãng đường và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau – Với cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau. 2. Bài toán có một chuyển động ( chỉ có 1 vật tham gia chuyển động ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ, xe lửa) 2.1 Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ 2.2 Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ 2.3 Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ 3. Bài toán chuyển động chạy ngược chiều 3.1 Thời gian gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc 3.2 Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau 3.3 Quãng đường = thời gian gặp nhau x tổng vận tốc 4. Bài toàn chuyển động chạy cùng chiều 4.1 Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : Hiệu vận tốc 4.2 Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau 4.3 Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau x Hiệu vận tốc 5. Bài toán chuyển động trên dòng nước 5.1 Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước 5.2 Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật – vận tốc dòng nước 5.3 Vận tốc của vật = ( vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2 5.4 Vận tốc dòng nước = ( vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng) : 2 *Cách đổi giờ ra phân số: X giờ=x phút X phút : 60=phân số Vd: 1h45p=105p 105p : 60=7/4 h *Cách đổi phân số ra giờ: Phân số=Hỗn số=Số giờ+(phân số x 60)= giờ Vd: 7/5h=1(2/5)=1h+(2/5 x 60)=1h24p *Cách đổi phân số sang hỗn số: Phân số= tử chia mẫu=thương là phần nguyên, số dư là tử, mẫu giữ nguyên Vd: 6/5=6:5(dư 1)=1(1/5) *Cách đổi hỗn số sang phân số: Hỗn số= phần nguyên x mẫu + tử(mẫu giữ nguyên)= phân số Vd: 1(1/5)=1x5+1=6/5
Tài liệu đính kèm: