Module - THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học

doc 24 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 8723Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Module - THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Module - THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học
BÀI THU HOẠCH
TỰ BỒI DƯỜNG THƯỜNG XUYÊN - NĂM 2014-2015
Họ và tên giáo viên: Vũ Kim Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Nhiệm vụ được giao: Dạy toán 8+9; lý 6+9- Tổ trưởng tổ KHTN
Đơn vị: Trường THCS Bình Trung
Module - THCS 20: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MỤC TIÊU : Sau khi kết thúc việc học tập module này :
Nắm được khái niệm về TBDH và phân loại TBDH.
Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của TBDH và xác định được vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học môn học.
Phân tích được thực trạng sử dụng TBDH ở các trường THCS.
Nâng cao kỹ năng sử dụng hiệu quả TBDH truyền thống và TBDH hiện đại.
Biết tự làm một số đồ dùng dạy học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn học
 Cơ sở vật chất sư phạm, cơ sở vật chất trường học
Cơ sở vật chất (CSVC) sư phạm là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
Hệ thống csvc sư phạm bao gồm: các công trình xây dựng, sân chơi bãi tập, vườn thực nghiệm, trang thiết bị chuyên dụng, TBDH các bộ môn, các phương tiện phục vụ việc giảng dạy và học tập.
Hệ thống csvc trường học
Mỗi trường học đều có hệ thống csvc trường học gồm : Hạ tầng kỹ thuật trường học và phương tiện dạy học
TBDH là tất cả những phương tiện cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ở các môn học, cấp học.
TBDH là quan trọng nhất trong cấu trúc hệ thống csvc trường học.
 Chức năng của hệ thống TBDH:
Hệ thống TBDH là công cụ đặc thù của lao động sư phạm.
Hệ thống TBDH phải cung cấp đầy đủ về hiện tượng đối tượng, quá trình nghiên cứu.
Hệ thống TBDH phải nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường nhịp độ trình bày tài liệu và chuyển tải thông tin.
Hệ thốngTBDH phải thoả mãn nhu cầu và sự say mê học tập của HS.
Hệ thống TBDH phải làm giảm nhẹ cường độ lao động sư phạm của người dạy và người học.
Hệ thống TBDH phải nâng cao tính trực quan cho quá trình dạy học.
Các yêu cầu của hệ thống TBDH:
Hệ thống TBDH học phải đảm bảo tính hệ thống (đầy đủ và đồng bộ).
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả.
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính sư phạm (giáo khoa).
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính an toàn, mỹ thuật.
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính dùng chung trong một số bộ môn,cho nhiều hoạt động.
Hệ thống thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
Hệ thống TBDH ở trường THCS được quy định theo danh mục TBDH tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Danh mục TBDH tối thiểu sắp xếp theo lớp học, theo loại hình được tổng hợp tóm tắt theo từng lớp học và môn học.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học theo môn học
TBDH có vị trí quan trọng trong trường phổ thông.
 Trong quá trình dạy học, TBDH chịu sự chi phổi cửa nội dung và PPDH. Nội dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản cửa TBDH. TBDH lại được lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về sư phạm, kinh tế và yêu cầu về thần mĩ, sự an toàn cho GV và HS. Trong đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, bồi dưỡng năng lực thực hành, để HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức thì TBDH giữ vai trò vô cùng quan trọng.
TBDH góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học. 
Giúp HS nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, TBDH là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin đến người học.
TBDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở của GV: 
Nhận biết tên gọi, tính năng của thiết bị, Lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm thực hành, Nhận biết, thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm.
Thông qua quá trình làm việc với TBDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm vững kiến thức, kỉ năng: Sử dụng các thiết bị kỹ thuật, Kĩ năng thu thập dữ liệu, Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận từ đó HS tự lực nắm vững kiến thức và phát triển trí tuệ.
Sử dụng các TBDH trong khi tiến hành các thí nghiệm, thực hành giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thục cửa HS. Qua đó rèn luyện lòng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm kiến thức, say mê khoa học.
TBDH là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. sử dụng TBDH một cách hợp lí, đứng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Việc sử dụng có hiệu quả các TBDH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự sáng tạo mang tính nghệ thuật cửa mỗi GV và sự hỗ trợ hiệu quả của viên chức thiết bị trường học. Hiện nay, để đắp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, việc sử dụng các TBDH lại càng quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH nhằm thực hiện có hiệu quả dạy và học ở trường phổ thông.
TBDH có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới PPDH. 
Đổi mới PPDH không phải là việc tìm ra một phương pháp hoàn toàn mới, khác hẳn với các PPDH hiện hành. Đổi mới PPDH là tìm cách tốt nhất phát huy hiệu quả của hệ thống PPDH đang có trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mà đặc biệt là CNTT & TT. Trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, nên tập trung vào các hướng sau đây:
Thay đổi cách thức tổ chức dạy và cách thức tổ chức học để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất.
Thay đổi các điều kiện dạy học để phát huy hiệu quả của các PPDH hiện hành.
Sử dụng công nghệ - kĩ thuật tiên tiến vào quá trình dạy học, đặc biệt là sử dụng, ứng dụng các thành tựu của CNTT & TT.
Vai trò của thiết bị dạy học đối với nội dung dạy học
TBDH đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu cửa từng bài học, vì vậy nó có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung sách giáo khoa.
TBDH đảm bảo cho việc phục vụ trực tiếp cho GV và HS cùng nhau tổ chức các hình thức dạy học, tổ chức nghiên cứu tùng đơn vị kiến thức cửa bài học nồi riêng và tổ chức cả quá trình dạy học nói chung.
TBDH đảm bảo cho khả năng truyền đạt của GV và khả năng lĩnh hội của HS theo đứng yêu cầu nội dung chuơng trình, nội dung bài học đổi với mọi khối lớp, mọi cấp học, bậc học.
Thiết bị kĩ thuật với đối mới phương pháp dạy học
Hiện nay, thiết bị kỉ thuật được sử dụng trong dạy học ngày càng phong phú, hiện đại, chiếm ưu thế, đã và đang trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tiến hành đổi mới PPDH. Các thiết bị kỉ thuật như máy vi tính, projector, các phần mềm thông dụng, cùng các phương tiện nghe nhìn khác được phối hợp sử dụng rộng rãi để dạy học và rèn luyện kỉ năng cho HS đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Tác dụng của thiết bị kỹ thuật đối với quả trình dạy học
Đối với quá trình dạy học thiết bị kĩ thuật có khả năng rất lớn. Đó là hệ thống tín hiệu quan trọng thứ hai sau lời nói, giúp quá trình nhận thức bền vững, chính xác; giúp rèn luyện kỉ năng thực hành thông qua ba hành động: nghe, nhìn, tiếp xức trực tiếp; làm tăng năng suất lao động của GV và HS; làm thay đổi phong cách tư duy và hành động. Kết hợp sử dụng lời nói, hình ảnh và hành động trong quá trình dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao. Bản thân TBDH vừa ]à phương tiện, vừa là động lực thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, tự phát hiện của HS.
Ứng dụng thiết bị kĩ thuật vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng 
Khi TBDH trở thành yếu tổ bắt buộc trong các giờ dạy thì GV phải tự rèn luyện, tự học nhiều hơn để thuần thục các kĩ năng dạy học, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của PPDH mới. Những GV có quá trình tự học, tự rèn luyện kém đều dẫn đến nguy cơ bị đào thải.
TBDH góp phần đổi mới PPDH. Việc đưa TBDH tham gia vào tiết học có sự chuẩn bị trước sẽ tạo ra tâm thế sẵn sàng của ngựời dạy và người học. HS hứng thú học tập hơn. Khi đó sẽ tạo được sự chủ động trong tiếp nhận kiến thức, không khí lớp học sôi nổi, tâm lí sáng tạo được khơi nguồn... Chất lượng giờ học nhờ đó được nâng lên. Việc đổi mới PPDH cỏ sự tham gia bất buộc của thiết bị kĩ thuật thì GV dù muốn hay không đều phải tiến hành, nếu có thêm sự tự giác của GV thì mục tiêu đổi mới PPDH sẽ thành công.
Thực trạng ứng dựng thiết bị kĩ thuật vào dạy học của GV
Đa số GV chưa sử dụng thành thạo thiết bị kỉ thuật, còn có tâm lí ngại khó, giấu dốt trong việc sử dụng thiết bị, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào dạy học.
Động lực nghề nghiệp chưa cao, một bộ phận còn thờ ơ với việc đổi mới PPDH. Lối dạy học cũ vẫn tồn tại như một thói quen cổ hữu, nhất là ở sổ GV đã lớn tuổi.
Kiến nghị và giải pháp
Từ thực trạng trên, để tiến hành thành công quá trình đổi mới PPDH theo hướng tăng cường sử dụng thiết bị kĩ thuật phải làm tốt mấy vấn đề sau đây:
Một là, đổi mới chương trình đào tạo, trang bị và rèn luyện cho sinh viên phương pháp dạy mỗi ngày' tù trường sư phạm. Về chương trình đào tạo, ngoài việc hình thành các kỉ nâng sư phạm cần thiết, nhất định phải đưa các nội dung về CNTT, tư tường dạy học mới, ngoại ngũ, kỉ nàng sử dụng máy tính, đọc sách bằng tiếng nước ngoài, kĩ năng sử dụng thiết bị,... vào chương trình. Đồng thời, phải trang bị, rèn luyện cho sinh viên trước khi ra trường hình mẫu PPDH mới, làm nền tảng cho chiến lược dạy học mới sau này.
Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát về việc đưa vào giờ dạy thiết bị kĩ thuật bắt buộc sử dụng theo chương trình sách giáo khoa mới đối với đội ngũ GV đang tham gia giảng dạy. Khuyến khích sử dụng ĐDDH ở khối lớp đang thực hiện theo chương trình cũ.
Ba là, tổ chức phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng học đa phương tiện (Multimedia), hình thức dạy học với máy vi tính (TLC - Teaching and Learning with Computer).
Thực hiện được những vấn đề trên có thể làm thay đổi tư duy, hình thành chiến lược dạy học mới thường trực thay thế hẳn lối dạy học cũ ở mỗi GV.
Yêu cầu khách quan của việc đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tụ học, tụ nghiên cứu cho HS, sinh viên, nhất là sinh viên đã học."
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc cửa Đảng khóa IX tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - LÊ NIN và Tư tưởng Hồ chí Minh ở các trường cao đẳng và dạy nghề. "
Đặc điểm của thời đại (xã hội tri thức, thông tin), yêu cầu dạy cách học - phưong phảp học là chủ yêú. Thời đại ngày nay cuộc cách mạng tri năng lấy máy vi tính và kĩ thuật điện tử làm chủ đạo, sự giao thoa giữa khoa học và kĩ thuật (khoa học hóa kĩ thuật và kĩ thuật hóa khoa học) thông tin bùng nổ, khối lượng thông tin tăng nhanh và có giá trị không lâu; nội dung thông tin ngày càng chuyên sâu và phức tạp; việc dạy - học theo phương pháp truyền thống không đáp ứng được, đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận thông tin mới - yêu cầu phải đổi mới cách dạy - học.
Quan niệm đúng về mục tiêu đào tạo đã thay đổi, nếu trước đây việc dạy - học chú yếu là để trả lời câu hỏi cái gì và vì sao? Thì nay việc dạy học không chỉ để trả lời câu hỏi đó mà còn để trả lời câu hỏi như thế nào? bằng cách nào? và để làm gì? Nghĩa là, mục tiêu dạy học phải đạt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hơn nữa, trước đây việc dạy và học chú yếu tách biệt với đời sống và thực tiễn sản xuất, thì ngày nay nhà trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp gắn liền với nhau, nên không thể học lí thuyết mà còn phải học kĩ năng và học hành với ứng xử trong tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình.
Nhà nước đã sửa đổi Luật Giáo dục làm cơ sở pháp lí cho việc đổi mới toàn diện nền giáo dục. Đặc biệt là Chiến lược Giáo dục và Đào tạo từ nay đến năm 2020 khi được thông qua sẽ không chỉ tạo hành lang pháp lí, tạo môi trường mà còn tạo ra động lực cho quá trình đổi mới toàn diện sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nước nhà, trong đó có việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa.
Sử dụng hiệu quà thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở
Đối mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở
Trước đây với PPDH truyền thống, GV truyền thụ kiến thức cho HS theo kiểu thuyết trình, giảng giải (đọc - chép), minh hoạ bài giảng, HS thụ động tiếp thu kiến thức bằng cách nghe, ghi nhớ và tái hiện lại các kiến thức. Từ năm 2000 trở lại đây, để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, với sự bùng nổ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, nhiều PPDH mới đã được thực hiện. Trong các PPDH mới, GV là người tổ chức giờ học, hướng dẫn, gợi mở, luôn ở thế đưa HS vào các tình huống có vấn đề, tổ chức cho HS thảo luận, nhập vai, tự nghiên cứu để đi đến giải quyếtvấn đề
Thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH trong các trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành một sổ nội dung:
Đổi mới PPDH, đổi mới chương trình SGK.
Tăng cường đội ngũ GV cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới. GV được tham gia tập huấn sử dụng hiệu quả TBDH nhằm thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.
Nhà trường được sây dựng không chỉ khang trang về khuôn viên, cảnh quan mà còn có thêm nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy - học theo hướng đổi mới
Hệ thống thư viện được chú trọng cả về số lượng và chất lượng thông tin.
Hệ thống mạng Internet được kết nối.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như những hỗ trợ từ các đơn vị, dự án, tổ chức ban ngành, các trường THCS đã triển khai thực hiện một số nội dung chương trình giáo dục theo đứng quy định và hướng dẫn của ngành như:
Nhiều trường đã cải tiến nội dung và PPDH phù hợp với đối tượng HS. Sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp trong suốt cả năm học để phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS khá, giỏi.
Các trường đã áp dụng nhiều PPDH mới nhằm đổi mới PPDH, phù hợp với đối tượng HS: tăng cường các hình thức bổ trợ kiến thức cho HS, sử dụng hiệu quả TBDH, ứng dụng CNTT&TT góp phần nâng cao chất lượng dạy & học.
Trong quá trình giảng dạy, các trường THCS đã tâng cường sử dụng TBDH, khuyến khích GV ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy. Các trường đã chọn lọc, kết hợp giữa phát huy yếu tổ tích cực trong PPDH truyền thống cùng việc tích cực đổi mới PPDH:
Phương pháp thuyết trình: Đối với HS dân tộc, ờ vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, mặt bằng dân trí chưa cao, khả năng giao tiếp của các em còn yếu, vốn tiếng Việt hạn chế, tư duy chậm, GV phải dùng lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. Trong bài giảng, các ví dụ đưa ra cần cụ thể, các khái niệm phải được giải thích rõ ràng,...
PPDH nêu vấn đề là tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết ván đề. PPDH nêu vấn đề giúp HS không chỉ thu được các tri thức khoa học mới mà còn hình thành phương pháp tư duy logic trong tiến trình giải quyết vấn đề. Phương pháp này còn có tác dụng phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức, vì vậy HS lĩnh hội tri thức một cách vững chắc.
Tổ chức cho HS học tập theo nhóm: với các nhóm nhỏ, HS có thể trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập. Cách học tập theo nhóm giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại.
Hướng dẫn HS thực hành: GV tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động thực tế, HS được trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề theo cách cửa riêng mình, qua đó hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng, nắm kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện được các kĩ năng cần thiết.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới PPDH tại các trường THCS còn xảy ra một số bất cập sau:
Trình độ, năng lực chuyên môn cửa GV còn thấp.
Nhận thức của GV về đổi mới PPDH chưa đầy đủ
Nội dung, chương trình dạy học còn nặng đối với với HS người dân tộc (Các trường THCS ở miền núi, vùng dân tộc).
Nhiều trường còn coi trọng thành tích hơn chất lượng giáo dục.
TBDH thiếu và chất lượng chưa cao. csvc bố trí chưa hợp lí (phòng học, bàn ghế theo lớp học truyền thống không phù hợp.)
Ý thức HS chưa cao.
Chưa có quy định, chế tài trong việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng.
Hoạt động 3: Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học môn học
Hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục
Hiệu quả là đại lượng chỉ mức độ tác động, gây ra hiệu lực, dẫn đến kết quả nhất định và để lại ảnh hưởng của kết quả đó sau khi kết thúc chu trình làm việc hoặc hoạt động.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thống nào về hiệu quả sử dụng TBDH, tuy nhiên các chuyên gia giáo dục, chuyên gia TBDH, các nhà nghiên cứu về TBDH đều đi đến thống nhất là để đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH thì cần trả lời các câu hỏi sau: TBDH đã được cấp có được sử dụng không? Nếu TBDH đã được sử dụng thi chúng được sử dụng có đúng chỗ không, có phù hợp không, hiệu quả sử dụng đạt được bao nhiêu phần trăm so với nhiệm vụ giáo dục đặt ra, có mang lại lợi ích gì thực sự không cho sự phát triển của HS và GV.
Các thành phần của hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Với những điều kiện xuất phát nhất định như quy hoạch và mức độ trang bị , tính năng kinh tế kĩ thuật của thiết bị, phương hướng và quan điểm chỉ đạo chuyên môn, môi trường địa lí và văn hóa của từng địa phương, chuẩn nội dung kiến thức, tình trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của trường học và lớp học,... là những dữ kiện cho trước phải tuân thủ, thì có thể xem cấu trúc của hiệu quả sử dụng thiết bị bao gồm những thành phần cơ bản là: hiệu suất trong và hiệu suất ngoài.
Hiệu suất trong thể hiện ở một số quá trình và hoạt động sau:
Quản lí, tổ chức sử dụng, giám sát và đánh giá.
Cách thức, phong cách và kĩ năng sử dụng của GV và của HS.
Những hoạt động cải tiến hoặc phát triển cỏ liên quan đến thiết bị.
Cường độ và nhịp độ sử dụng thiết bị trong quá trình giáo dục.
Hao phí và tổn thất xảy ra trong việc sử dụng thiết bị.
Hiệu suất ngoài thể hiện qua một sổ quá trình và hoạt động sau:
Quá trình và hoạt động học tập của người học.
Hoạt động giảng dạy của GV.
Môi trường học tập, trong đó có các quan hệ như hợp tác, tham gia, thực hành nghiên cứu khoa học và các quá trình thông tin, truyền thông, giao tiếp văn hóa - xã hội.
Các quan hệ và sinh hoạt văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư địa phương và gia đình.
Mục tiêu và kết quả sử dụng thiết bị
Đây là thành phần cho biết TBDH được sử dụng có đúng chỗ không, có phù hợp với nhiệm vụ giáo dục, những vai trò của các chủ thể hoạt động không và nó có mang lại lợi ích thực sự không cho sự phát triển của người học và sự phát triển của GV, thành tích của nhà trường và sự tiến bộ trong công tác quản lí.
Các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Tiêu chí 1: Hiệu suất trong
Chỉ số 1: Tần suất sử dụng TBDH xét theo từng loại sổ với yêu cầu giảng dạy môn học đã được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học, tính trên tỉ lệ GV, tỉ lệ giờ học (hoặc thời gian thực học), tỉ lệ môn học, tỉ lệ loại thiết bị.
Chỉ số 2: Khả năng làm chủ thiết bị của GV và HS đối với tính năng kĩ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị.
Chỉ số 3: Tính thành thạo sử dụng thiết bị xét theo kĩ năng, thao tác và cách xử lí tình huống của GV và HS trong quá trình sử dụng thiết bị, tính trên tỉ lệ các sự cố về kĩ thuật có thể xảy ra và cách khắc phục an toàn, tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố, tỉ lệ những sáng kiến, phát triển các ứng dụng mới mà GV và HS thực hiện (trên tổng số thiết bị, trên tổng số GV, trên tổng số giờ học).
Chỉ số 4: Tính kinh tế của sử dụng TBDH xét theo mức độ hư hỏng, xuổng cấp, bảo đảm thời hạn sử dụng thực tế và kĩ năng bảo quản, bảo trì, chỉnh sửa thiết bị của GV và HS, tính trên tỷ lệ phần trăm hỏng hóc, giảm chất lượng của mỗi loại thiết bị, tỉ lệ chi phí sửa chữa trên chi phí mua sắm, độ bền sử dụng theo thời gian hoặc theo số lượt sử dụng.
Tiêu chí 2: Hiệu suất ngoài
Chỉ số 5: Mức độ cải tiến, đổi mới phương pháp và kĩ năng dạy học của GV do có sử dụng thiết bị, phương tiện, xét theo số lượng giờ học được đánh giá tốt. GV phát triển những kĩ năng, những t

Tài liệu đính kèm:

  • docbdhsg_toan_7.doc