Ma trận và đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 12 năm 2017

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 12 năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 12 năm 2017
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TN THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Chủ đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị
1. Nhắc lại được cơ sở vật chất, các cơ chế di truyền và biến dị
9. Diễn đạt được cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị
17. Kết nối được mối liên hệ giữa các cơ chế di truyền.
18. Kết nối mối liên hệ giữa di truyền và biến dị
26. Giải quyết thành công các tình huống của cơ chế di truyền và biến dị trong thực tiễn 
17,5 % = 17,5 đ
28,6% = 5 đ
(2câu)
28,6% = 5đ
(2câu)
28,6% = 5đ
(2câu)
14,3% = 2,5đ
(1câu)
II. Chủ đề 2: Các quy luật di truyền (QLDT)
2. Nhận ra các quy luật di truyền
10. Hiểu được bản chất các quy luật di truyền
19. Vận dụng các kiến thức về QLDT để giải quyết tình huống trong các bài tập quy luật riêng lẻ
27. Giải quyết tình huống trong các bài tập phối hợp các quy luật di truyền
22,5% = 22,5 %
22 % = 5đ
(2câu)
34% = 7.5 đ
(3câu)
22% = 5đ
(2câu)
22% = 5đ
(2câu)
III. Chuyên đề 3: Di truyền quần thể
20. Kết nối và vận dụng được cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, ngẫu phối qua các thế hệ
28. Giải quyết tình huống trong các bài tập tính xác suất xuất hiện của 1 loại KH nào đó ở đời con trong quần thể
7,5% = 7,5 đ
66,7% =5đ
(2câu)
33,3% = 2,5 đ
(1câu)
IV. Chuyên đề 4: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống
3. Nhắc lại các khái niệm, quy trình, ý nghĩa, ứng dụng tạo giống mới
11. Hiểu và diễn đạt được quy trình, ý nghĩa, ứng dụng tạo giống mới
5% = 5đ
50 % = 2,5đ
(1câu)
50% = 2,5đ
(1câu)
V. Chuyên đề 5: Di truyền học người
12. Diễn đạt được cơ chế gây bệnh và các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người
21. Kết nối được nguyên nhân với cơ chế và các biện pháp phòng chữa bệnh
29. Giải quyết tình huống di truyền của 1 bệnh nào đó trong phả hệ
7,5% = 7,5 đ
33,3% =2,5đ
(1câu)
33,3% =2,5đ
(1câu)
33,3 % =2,5đ
(1câu)
VI. Chuyên đề 6: Tiến hóa
4. Nhận ra các bằng chứng tiến hóa
5. Nhận ra các học thuyết và nhân tố tiến hóa
6. Mô tả được sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa
7. Nhận ra đặc điểm địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình trong các đại, các kỉ
13. Hiểu được các bằng chứng tiến hóa
14. Hiểu và diễn đạt được các học thuyết tiến hóa
15. Mô tả được sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa
22. Kết nối được các bằng chứng tiến hóa
23. Kết nối được luận điểm trong các học thuyết tiến hóa
15% = 15 đ
33,3% = 5đ
(2câu)
50% = 7,5đ
(3câu)
16,7% = 2,5đ
(1câu)
VII. Chuyên đề 7: Sinh thái 
8. Nhận ra khái niệm, cấu trúc, đặc trưng của cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
16. Diễn đạt được khái niệm, cấu trúc, đặc trưng của cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
24. Kết nối được cấu trúc với đặc trưng của quần thể, quần xã, hệ sinh thái 
25. Giải quyết các tình huống thực tiễn về môi trường, sinh thái
25%= 25 đ
30 % = 7.5đ
(3câu)
50% = 12,5đ
(5câu)
20% = 5đ
(2câu)
TỔNG ĐIỂM = 100 điểm
25đ
25% TỔNG ĐIỂM
37,5đ
37,5% TỔNG ĐIỂM
25 đ
25% TỔNG ĐIỂM
12,5 đ
12,5% TỔNG ĐIỂM
Đề minh họa:
Nhận biết:
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
	A. codon.	B. gen.	C. anticodon.	D. mã di truyền.
Câu 2: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
	A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
	B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
	C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
	D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 3: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
	1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
	2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
	3. Tạo các dòng thuần chủng.
	4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
	A. 1, 2, 3, 4	B. 2, 3, 4, 1	C. 3, 2, 4, 1	D. 2, 1, 3, 4
Câu 4: Alen là gì?
	A. Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.	B. Là trạng thái biểu hiện của gen.
	C. Là các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit.	D. Là các gen được phát sinh do đột biến.
Câu 5: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
	A. thoái hóa giống.	B. ưu thế lai.	C. bất thụ.	D. siêu trội.
Câu 6.Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 7.Tiến hoá nhỏ là quá trình 
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 8. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là: 
A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp 	nhau trong các hoạt động sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 9: Kích thước của quần thể sinh vật là: 
A.số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Câu 10. Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
2. Thông hiểu:
Câu 1: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì
	A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.	B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
	C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.	D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 2: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
	A. tác động của các tác nhân gây đột biến.	B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
	C. tổ hợp gen mang đột biến.	D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 3: Giống thuần chủng là giống có
	A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
	B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
	C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
	D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Câu 4: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:
	A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
	B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
	C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
	D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 5: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
	A. các gen không có hoà lẫn vào nhau	B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau
	C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn	D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
Câu 6: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
	A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.	B. Cấy truyền phôi.
	C. Nuôi cấy hạt phấn.	D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 7: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
	A. Ung thư máu.	B. Đao.	C. Claiphentơ.	D. Thiếu máu hình liềm.
Câu 8.Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì
A.các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
B.so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể.
C.tần số xuất hiện lớn.
D.là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
Câu 9. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 10. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là 
A. chúng cách li sinh sản với nhau.	B .chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường.	D. chúng có hình thái khác nhau.
Câu 11. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 12. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? 
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.	B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.	D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 13: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới: 
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Câu 14. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về
A.giới động vật	B.giới thực vật	 C.giới nấm 	D. giới nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 15: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: 
A.cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ
3. Vận dụng:
Câu 1: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
	A. 35 cao: 1 thấp.	B. 5 cao: 1 thấp.	C. 3 cao: 1 thấp.	D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 2: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
	A. 2/9	B. 1/4	C. 1/8	D. 1/2.
Câu 3: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
	A. 1/32	B. 1/2	C. 1/64	D. ¼
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp chiếm tỉ lệ
	A. 1/8.	B. 3/16.	C. 1/3.	D. 2/3.
Câu 5: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
	A. AA = aa = ; Aa = .	B. AA = aa = ; Aa =.
	C. AA = Aa = ; aa = .	D. AA = Aa = ; aa = .
Câu 6: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
	A. 0,3 ; 0,7	B. 0,8 ; 0,2	C. 0,7 ; 0,3	D. 0,2 ; 0,8
Câu 7: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?
	A. P: Aa x Aa	B. P: Aa x AA	C. P: AA x AA	D. P: XAXa x XAY
Câu 8. Chu kì bán rã của 14C và 238U là:
A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm	B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
C. 570 năm và 4,5 triệu năm	D. 570 năm và 4,5 tỉ năm
Câu 9: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: 
A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.	B.dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.	D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 10: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng.	B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm.	D. biến động không theo chu kì
4. Vận dụng cao:
Câu 1: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
	A. AaBb, O.	B. AaB, b.	C. AaB, Aab, B, b.	D. AaB, Aab, O.
Câu 2: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:
	A. 3/32	B. 6/27	C. 4/27	D. 1/32
Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 là
	A. 4/9.	B. 2/9.	C. 1/9.	D. 8/9.
Câu 4: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
	A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.	B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.	
	C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.	D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 5: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
	A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA.	B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY.
	C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY.	D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa.

Tài liệu đính kèm:

  • docMa_tran_va_de_minh_hoa.doc