TUẦN 27- TIẾT 130 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- VĂN HỌC 9 Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao T.cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Con cò Nhận biết hình tượng Con cò trong thơ Tế Hanh Hiểu sâu hơn về mục đích của nhà thơ Tế Hanh. Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 0.5 đ 1 0.5 đ 2 câu 1.0 điểm ,10 % Mùa xuân nho nhỏ Hiểu được ý nghĩa của từ “giọt”- được xem là nhãn tự của bài thơ. -Hiểu được ý nghĩa của nhan đề bài thơ Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 0.5 đ 1 2.0 đ 2 Câu 2.5 Điểm,25% Viếng lăng Bác Nhận biết được phép tu từ trong biểu tượng “hàng tre”. Vận được những hiểu biết về khát vọng của nhà thơ trước khi rời lăng Bác. Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 0.5 đ 1 3.0 đ 2 Câu 3.5điểm ,35% Sang thu Nhận biết thời gian ra đời của bài thơ Hiểu được phep tu từ được sử Hiểu được ý đồ nghệ thuật, vận dụng khả năng hiểu biết để lí giải ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 0.5 đ 1 0.5 đ 1 2.0 đ 3 Câu 3.0 điểm, 30 % Tổng số câu: Tổng số điểm, tỉ lệ 3 câu 1.5 điểm 3 câu 1.5 điểm 2 câu 5.0 điểm 1 câu 2.0 điểm 9 câu 10 điểm,100% ----------------------------------------------------------//------------------------------------------------------------ Tuần:27 - Tiết 130 KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC -PHẦN THƠ ĐỀ A Họ và tên: Môn ngữ văn 9 Lớp: 9/ Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Tế Hanh là biểu tượng: A. Người mẹ. C. Người thân. B. Người nông dân nghèo khổ, lam lũ. D. Người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó. Câu 2: Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca: A. Hình ảnh con cò, con vạc. C. Quê hương, xứ sở. B. Tấm lòng hiếu thảo của con đối với mẹ. D. Tình mẹ. Câu 3: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” Từ “giọt” trong hai dòng thơ trên có thể là: A. Giọt sương xuân, giọt âm thanh tiếng chim B. Giọt mưa xuân, giọt âm thanh tiếng chim C. Giọt nắng, giọt âm thanh tiếng chim D. Giọt mưa xuân, giọt sương xuân. Câu 4: Phép tu từ trong câu thơ “Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: Bài thơ sang thu được sáng tác vào năm nào? A. 1976 B. 1977 C. 1991 D. 2007 Câu 6: Phép tu từ được sử dụng nhiều trong “Sang thu”: A. Ẩn dụ, so sánh B. Ẩn dụ, hoán dụ C. Ẩn dụ, nhân hóa D. Ẩn dụ, điệp ngữ II. Tự luận (6 điểm) Câu 1(2 điểm): Trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, cả bài thơ chỉ có một dấu câu là dấu chấm ở câu kết bài. Em hiểu điều đó như thế nào? Câu 2: Cảm nhận của em về nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. BÀI LÀM I.Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án II.Tự luận (7 điểm) Tuần:27 - Tiết 130 HƯỚNG DẪN CHẤM - 1 TIẾT VĂN HỌC -PHẦN THƠ ĐỀ A I.Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi phương án đúng ghi 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D B C B C II.Tự luận (7 điểm) Câu 1(2 điểm): Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh chỉ dùng một dấu chấm ở cuối bài, điều đặc biệt đó nhằm: -Thể hiện sự nối tiếp liền mạch trong chuyển biến của cảnh vật lúc thu về, từ mơ hồ đến rõ nét, từ phạm vi hẹp đến rộng.(1 điểm) - Cảm xúc tiếp nối của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến say đắm, suy tư trước biến chuyển nhẹ nhàng , từ từ của cảnh vật lúc giao mùa, hạ qua, thu tới cũng được hiện rõ.(1 điểm) Câu 2 (2 điểm): -“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Người ta dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như Mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng Nhưng mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo. (1 điểm) - Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với cả sức trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.(0.5 điểm) - Nhan đề góp phần thể hiện rõ chủ đề của bài thơ, là tiếng lòng của nhà thơ với thiên nhiên, quê hương và đất nước. (0.5 điểm) Câu 3 (3 điểm). - Kĩ năng: + Đúng hình thức của đoạn văn nghị luận. + Diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi diễn đạt và lỗi chính tả. - Nội dung: +Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi nghĩ ngày trở về. + Muốn hòa nhập vào cảnh vật quanh lăng Bác, khát vọng ấy được thể hiện một cách thắm thiết chân thành. + Không những muốn ở mãi bên Bác mà còn nguyện sống hết mình cho nhân dân, đất nước qua hình ảnh ẩn dụ “muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Hết
Tài liệu đính kèm: