Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì II Sinh học (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 645Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì II Sinh học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì II Sinh học (Có đáp án)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Cấu trúc di truyền quần thể
Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
Xác định trạng thái cân bằng quần thể của quần thể ngẫu phối
Xác định tần số alen của quần thể khi biết tần số kiểu gen của quần thể đối với 1 gen có 2 alen không có đột biến.
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối khi có gen gây chết đối với 1 gen có 2 alen
Cấu trúc di truyền quần thể (tt)
Nêu điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền ?
Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Số câu:TN +TL(0)
Số điểm:đTL,đTN
Số câu:2
Số điểm:0,6
Số câu:2
Số điểm:0,6
Số câu:1
Số điểm:0,3
Số câu:1
Số điểm:0,3
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG DT HỌC 
Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Trong phép lai khác dòng ,ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ là do?
Tạo giống bằng phương pháp gây đb và CNTB
Nêu quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là: 
Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có KG AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể.cả 10 cá thể này ?
Tạo giống nhờ công nghệ gen
Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp ,enzim được sử dụng để cắt nhỏ phân tử ADN thành từng đoạn ngắn là?
Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen
Số câu:TN +TL(0)
Số điểm:đTL,đTN
Số câu:2
Số điểm:0,6
Số câu:2
Số điểm:0,6
Số câu:1
Số điểm:0,3
Số câu:1
Số điểm:0,3
CHƯƠNG 5: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Di truyền y học
TL : Mô tả đặc điểm bệnh phêninkêtô niệu ở người?
Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của DTH
TL: Cho biết chứng bạch tạng do đb gen lặn nằm trên NST thường qui định.Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Số câu:TN(0) +TL
Số điểm:đTL,đTN
Số câu:
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:2,0
Số câu:1
Số điểm:2,0
Số câu:
Số điểm:
CHƯƠNG 1: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
các bằng chứng tiến hoá
- Nêu k/n 1 bằng chứng tiến hóa
Học thuyết Đăcuyn
- Nêu khái niệm CLTN
- Cơ chế hình thành đặc điểm TN theo Đacuyn
Học thuyết TH tổng hợp hiện đại
Nêu tên nguồn nguyên liệu thứ của cấp tiến hóa
Vai trò của đột biến gen
Loài
Xác định dạng cách li trước hợp tử từ 1 ví dụ cụ thể
Quá trình hình thành loài
Từ 2 ví dụ xác định dạng cách ly tâp tính và cách ly sinh thái
- Thông qua 1 ví dụ chỉ được kết quả hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa 3 loài
Số câu:TN +TL(0)
Số điểm:đTL,đTN
Số câu:3
Số điểm:0,9
Số câu:3
Số điểm:0,9
Số câu:1
Số điểm:0,3
Số câu:1
Số điểm:0,3
Tổng số câu: 
( TL+ TN) 
Tổng số điểm: điểm (LT+ TN) 
Tỉ lệ % : 100%
Sốcâu:TL0,TN 7
Số điểm: 2,1 đ 
Tỉ lệ:21%
Sốcâu:TL1,TN 7
Số điểm: 4,1 đ 
Tỉ lệ:41%
Sốcâu:TL1,TN 3
Số điểm: 2,9 đ 
Tỉ lệ:29%
Sốcâu:TL0,TN 3
Số điểm: 0,9 đ 
Tỉ lệ:9%
NHẬN BIẾT
Câu 1: Đặc điểm di truyền của một quần thể tự phối 
A. có cấu trúc di truyền ổn định.
B. các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất.
C. phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.	
D. quần thể ngày càng thoái hoá.
Câu 2.Nêu điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền ?
I.Quần thể phải có kích thước lớn.	
II.Các cá thể trong QT phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
III.Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau.
IV.ĐB không xảy ra hay có xảy ra thì tần số ĐB thuận phải bằng tần số ĐB nghịch .
V. QT phải được cách li với với các QT khác.
VI. Diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên.
Trả lời:
A. I,II,III,IV.VI.	B. II,III,IV,V,VI.	C. I,II,III,IV,V.	D. I,III,IV,V,VI.
Câu 3.Nêu quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
A.Xử lí mẫu vật bằng tác nhân ĐB →chọn lọc ĐB tạo nguyên liệu →tạo dòng thuần chủng từ các ĐB được chọn lọc.
B. Tạo dòng thuần chủng → xử lí tác nhân ĐB → chọn lọc ĐB đưa vào sản xuất.
C. Xử lí vật liệu bằng ĐB → Tạo dòng thuần chủng → đưa vào sản xuất.
D.Tìm nguồn ĐB → Tác động vào vật liệu → chọn lọc ĐB đưa vào sản xuất.
 Câu 4.Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp ,enzim được sử dụng để cắt nhỏ phân tử ADN thành từng đoạn ngắn là?
A. ADN -ligaza.	B.Primaraza.	C.ADN- restrictaza.	D. Heelicaza.
Câu 5.Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 6. Chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là :
A.đào thải những biến dị bất lợi.	
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D.tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 7.Nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa là
A. biến dị tổ hợp	
B. Biến dị đột biến	
C. Đột biến cấu trúc NST	
D. Đột biến số lượng NST
THÔNG HIỂU
Câu 8: Một quần thể có tần số alen A và a là: 0,4 và 0,6. Qua một thế hệ ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. 16% AA : 48%Aa + 36%aa	
B. 25%AA : 50%Aa : 25%aa.
C . 64%AA : 32%Aa : 4%aa.	
D . 81%AA : 18% Aa : 1%aa
Câu 9Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền
A. 0,81Aa:0,01aa: 0,18AA. 	B. 0,81AA: 0,18Aa: 0,01aa
C. 0,81Aa: 0,18Aa: 0,018aa	D. 0,01Aa: 0,18aa: 0,81AA
Câu 10. Trong phép lai khác dòng ,ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ là do?
A.F1 có tỉ lệ dị hợp cao nhất ,sau đó giảm dần qua các thế hệ .
B.F1 có tỉ lệ đồng hợp cao nhất ,sau đó giảm dần qua các thế hệ.
C. Số lượng gen quý ngày càng giảm treong vốn gen của quần thể.
D. Ngày càng xuất hiện nhiều các đột biến có hại.
Câu 11.Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen.
A.Được nhận thêm một gen từ một loài khác.
B.Được lắp thêm một gen nhờ đột biến lặp đoạn.
C.Một gen trong tế bào của cơ thể bị loại bỏ.
D.làm biến đổi một gen sẵn ó thành gen mới. 
Câu 12. Vai trò của đột biến gen
A. làm tăng đa dạng DT, thay đổi vốn gen của quần thể
B. Làm giảm đa dạng DT, thay đổi vốn gen của quần thể
C. chỉ làm thay đổi vốn gen của quần thể
D. là nhân tố cơ bản làm thay đổi nhanh chóng vốn gen của quần thể
Câu 13. Cho một số hiện tượng sau: 
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. 
 (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. 
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? 
A. (2), (3). 	 B. (1), (4). 	
C. (3), (4). 	D. (1), (2). 
Câu14. Trên bãi bồi sông Vônga, có hai mao lương giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau một loài sống ở mép bãi bồi nên chi ra hoa và thụ phấn vào mùa khô còn một loài sống ở khu vực cao của bãi bồi chỉ ra hoa và thụ phấn vào mùa hè. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính	
B. cách li sinh thái	
C. cách li sinh sản	
D. cách li địa lí.
VẬN DỤNG
Câu 15: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: 
 A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2	 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8
Câu 16: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là: 
A. AABbdd × AAbbdd. 	B. aabbdd × AAbbDD. 	
C. aabbDD × AABBdd. 	D. aaBBdd × aabbDD
Câu 17 . Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do 
 A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. 
 B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. 
C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. 
D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. 
VẬN DỤNG CAO
Câu 18: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 30%AA : 20%Aa : 50%aa. Tiến hành loại bỏ tất cảc các cá thể có kiểu gen aa, sau đó cho các cá thể giao phối tự do thì thành phần kiểu gen ở trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec là:
a. 60% AA : 40%aa.	
b. 25%AA : 50%Aa : 25%aa.
c. 64%AA : 32%Aa : 4%aa.
d. 81%AA : 18% Aa : 1%aa
Câu 19 .Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có KG AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể.cả 10 cá thể này 	
A.có khả năng giao phối với nhau để sinh con
B.có mức phản ứng giống nhau
C.có giới tính có thể giống hoặc khác nhau.
D.có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
Câu 20. Quá trình hình thành loài củ - bắp cải được Kapetrenco mô tả như sau: Tiến hành lai cây bắp cải với cây củ cải tạo ra con lai. Con lai này xảy ra đột biến gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tao nên loài mới củ- bắp cải. Loài củ - bắp cải có bộ nhiễm sắc thể gồm 
A. hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau. 
 B. hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. 
C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau. 
D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxMA_TRAN_VA_DE_KIEM_TRA_1_TIET_KH2_SINH_12.docx