VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 VĂN THUYẾT MINH ( Thực hiện vào tuần 3) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả... Thể loại thuyết minh Hiểu được thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả... Viết bài văn thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả theo yêu cầu Có sáng tạo riêng của cá nhân. Liên hệ thực tế tôt Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số điểm:5 TL: 50 Số câu: Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 10 T:100 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 điểm 20% 2 điểm 20% 5 điểm 50% 1 điểm 10% 10 điểm 100% II. Đề bài: Cây lúa quê em III. Đáp án: 1. Yêu cầu chung: - Viết đúng thể loại văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả nhằm làm nổi bật đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. - Bài viết có bố cục ba phần, văn viết mạch lạc, không mắc các lỗi thông thường. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: giới thiệu chung về cây lúa quê em. b. Thân bài: - Nêu nguồn gốc của cây lúa. - Có những loại lúa nào? đặc điểm của từng loại. - Cách gieo trồng, chăm sóc. - Cách thu hoạch. - Nêu vai trò, vị trí của cây lúa trong đời sống nhân dân. (Chú ý vận dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp). c. Kết bài: bày tỏ tình cảm đối với cây lúa trong đời sống con người. */ Biểu điểm: - Điểm 9 – 10: đảm bảo yêu cầu của đề ra, bài viết mạch lạc, cĩ bố cục rõ ràng, hợp lý. - Điểm 7 – 8: viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3-5 lỗi diễn đạt. - Điểm 5 – 6: biết viết bài văn thuyết minh, biết kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật và sử dụng yếu tố miêu tả nhưng chưa đặc sắc, mắc từ 5-7 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 – 4: đạt 1/3 yêu cầu trên. - Điểm 1 – 2: chỉ viết một vài ý sơ sài. - Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VĂN TỰ SỰ ( Thực hiện vào tuần 7) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.... Thể loại tự sự Hiểu được tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.... Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm theo yêu cầu... Có sáng tạo riêng của cá nhân. Liên hệ thực tế tôt. Có cảm xúc... Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số điểm:5 TL: 50 Số câu: Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 10 T:100 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 điểm 20% 2 điểm 20% 5 điểm 50% 1 điểm 10% 10 điểm 100% II. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. III. Đáp án: 1. Yêu cầu chung: - HS xác định và viết đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả (cảnh vật, con người, hành động...). - Hình thức: bìa viết là một bức thư gửi bạn học cũ. - nội dung: kể về buổi thăm trường vào ngày hè sau 20 năm xa cách. - Người viết cần nắm được cách viết bài văn tự sự, có đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng mình đã trưởng thành. - Bìa viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn chính xác. 2. Yêu cầu cụ thể: HS cần viết được một số ý: a)- Lý do trở lại thăm trường cũ. - thăm trường vào buổi nào, đi với ai? b) Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường như thế nào? c) Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình đã học ra sao? - Ngôi trường ngày nay có gì khác trước? - Những gì vẫn còn như xưa? - Những gì gợi cho mình kỉ niệm buồn vui tuổi học trò? - trong giờ phút đó, hình ảnh bạn bè hiện lên như thế nào? d) Suy nghĩ về trường, về sự nghiệp giáo dục? - Những đóp góp, tặng kỉ vật, lưu niệm cho trường. * Biểu điểm: - Điểm 9 – 10: đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả. - Điểm 7 – 8: viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3 - 5 lỗi diễn đạt. - Điểm 5 – 6: biết viết bài văn tự sự, mắc từ 5 - 7 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 – 4: đạt 1/3 yêu cầu trên. - Điểm 1 – 2: chỉ viết một vài ý sơ sài.. Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Tiết 48: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI ( thực hiện vào tuần 10) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Truyện Kiều - Nhớ giá trị tác phẩm. - Nhớ nội dung câu thơ. Thuộc một số câu thơ Hiểu được bút pháp nghệ thuật tả người của Nguyễn Du Phân tích tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (8 câu cuối) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% 5 6.5 55% 2.Chuyện người con gái Nam Xương Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% 1 2 30% 3.Truyện Lục Vân Tiên - Nhớ được số câu thơ của tác phẩm - Nắm được tính cách nhân vật Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% 2 1 10% 4. Hoàng Lê nhất thống chí Nhận diện thể loại Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% 1 0,5 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 5 câu 2,5 điểm 25% 1 câu 2 điểm 20% 1 câu 0,5 điểm 5% 1 câu 2 điểm 20% 1 câu 3 điểm 30% 9 câu 10 điểm 100% B. ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào ý đúng sau mỗi câu hỏi: Câu 1: Tác phẩm nào trong những tác phẩm sau đây đã đưa tiếng Việt đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật ? A. Truyền kì mạn lục. B. Truyện Kiều C. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Truyện Lục Vân Tiên. Câu 2: Câu thơ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp của ai ? A. Thúy Vân. B. Mã Giám Sinh. C. Thúy Kiều. D. Hoạn Thư. Câu 3: Bút pháp nghệ thuật nào đã được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. B. Bút pháp gợi tả. C. Bút pháp tả thực. D. Bút pháp ước lệ tượng trưng. Câu 4: Truyện Lục Vân Tiên( theo bản thường dùng hiện nay) gồm bao nhiêu câu thơ lục bát ? A. 2082 B. 2083 C. 2084 D. 2085 Câu 5: Vẻ đẹp nào của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ? A. Người anh hùng tài năng, có tấm lòng nhân nghĩa. B. Người anh hùng văn võ song toàn. C. Người làm việc nghĩa vì mục đích chờ trả ơn. D. Người lao động bình thường nhưng có tấm lòng nhân nghĩa. Câu 6: Tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết trinh thám. B.Truyện thơ Nôm. C. Tiểu thuyết chương hồi. D. Truyện ngắn. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2đ) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của chuyện “Người con gái Nam Xương” (của tác giả Nguyễn Dữ) ? Câu 2: (2đ) Chép thuộc 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). Câu 3: (3đ) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” . C. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: A; Câu 6: C. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. (1 điểm) - Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. (1 điểm). Câu 2: (3 điểm ) Mỗi câu thơ chép đúng (0,25 đ): sai một câu trừ 0,25 đ, sai 3 -> 5 từ trừ 0,25 đ; sai trên 5 từ trừ 1đ. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Câu 3: * Yêu cầu: HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều đảm bảo các nội dung sau: - Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” gợi 4 bức tranh buồn: + Buồn trông cùng với hình ảnh con thuyền thấp thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê. + Nhìn cánh hoa trôi nàng liên tưởng đến bản thân mình trôi dạt, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ). + Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương trước tương lai mờ mịt của nàng-> Thiên nhiên nhuốm nỗi buồn nên ủ dột héo úa. + Tiếng sóng “ầm ầm” xô bờ dữ dội gợi lên trong lòng nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng. * Hướng dẫn chấm: - Điểm 3: Đoạn văn có nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy. - Điểm 2: Đoạn văn đảm bảo nội dung theo yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy. - Điểm 1: Đoạn văn nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: không viết hoặc viết lạc đề. Tiết 68 – 69: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ( Thực hiện vào tuần 14) I . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Văn tự sự có sử dụng miêu tả kết hợp nghị luận và hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Thể loại tự sự Hiểu được tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm... Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu nghị luận và miêu tả nội tâm...- Kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ Có sáng tạo riêng của cá nhân. Liên hệ thực tế tôt. Có cảm xúc... Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số điểm:5 TL: 50 Số câu: Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 10 T:100 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 điểm 20% 2 điểm 20% 5 điểm 50% 1 điểm 10% 10 điểm 100% II. Đề bài: Nhân ngày 20 tháng 11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ. III. Đáp án: 1. Yêu cầu chung: - HS xác định và viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Kể lại được câu chuyện về một kỷ niệm đáng nhớ xảy ra giữa em và thầy, cô giáo cũ nhân dịp 20/11. 2. Yêu cầu cụ thể: HS cần viết được một số ý: - Câu 1: a. Mở bài: Giới thiệu kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. b. Thân bài: - Kỷ niệm ấy xảy ra khi nào, ở đâu, với thầy cô nào? - Câu chuyện ấy diễn ra như thế nào và đáng nhớ ở chỗ nào? * Kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để tái hiện lại những tình cảm, niềm xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của mình viết về tình thầy trò. - Lưu ý sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, những suy nghĩ tình cảm của người viết đối với kỷ niệm ấy và đối với thầy, cô giáo cũ. * Biểu điểm: - Điểm 9 – 10: đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Điểm 7 – 8: viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3 - 5 lỗi diễn đạt. - Điểm 5 – 6: đảm bảo đúng thể loại bài văn tự sự, mắc từ 5 - 7 lỗi diễn đạt. - Điểm 3 – 4: đạt 1/3 yêu cầu trên. - Điểm 1 – 2: chỉ viết một vài ý sơ sài. - Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: