Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì I Ngữ văn lớp 8 (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì I Ngữ văn lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết học kì I Ngữ văn lớp 8 (Có đáp án)
KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 8 - HKI
Ma trận Đề A
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện kí VN
C1
C11
2
Tức nước vỡ bờ
C2
C8
C1
2
1
Văn học hiện đại
C3
1
Lão Hạc
C4
2
1
Văn học nước ngoài
C5
1
Chiếc lá cuối cùng
C6
C12
2
Thông tin trái đất
C7
C2
1
Trong lòng mẹ
C9
1
Đánh nhau với cối xay gió
C2
1
Tổng số câu
8
4
2
1
3
Tổng số điểm
2,0
1.0
2
5
3
7
KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 8
Ma trận Đề B
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lão Hạc
C1
C10
C1
2
1
Trong lòng mẹ
C2
C5
2
Văn học hiện đại
C3
1
Văn học nước ngoài
C4
1
Tôi đi học
C11
C6
2
Cô bé bán diêm
C7
C2
2
1
Tức nước vỡ bờ
C9
1
Hai cây phong
C12
1
Tổng số câu
7
4
1
1
12
2
Tổng số điểm
1.75
1.25
1.5
5.5
3
7
Họ và tên:	 KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp:	 MÔN: VĂN HỌC LỚP 8
ĐỀ A
Điểm
Lời phê của thầy ( cô ) giáo
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái tương ứng với câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Câu 1: Văn bản nào sau đây là truyện ngắn trữ tình?
	A. Tức nước vỡ bờ	C. Tôi đi học
	B. Lão Hạc	 	D. Cả A, B và C đều sai
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là:
	A. Người nhà lí trưởng 	C. Chị Dậu
	B. Anh Dậu	D. Cai lệ
Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không thuộc dòng văn học Việt Nam hiện đại:
	A. Người thầy đầu tiên	C. Lão Hạc
	B. Tắt đèn	D. Những ngày thơ ấu
Câu 4: Nội dung của truyện ngắn “Lão Hạc” là:
Phản ánh số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua nhân vật lão Hạc.
Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong giai đoạn này.
Thể hiện thái độ cảm thông, tâm trạng của tác giả đối với họ.
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Sắp xếp đúng vị trí tương ứng của tác giả và tác phẩm ở hai cột sau bằng mũi tên:
	A. Chiếc lá cuối cùng	1. Ai-ma-tốp
	B. Cô bé bán diêm	2. Xéc-van-tác
	C. Hai cây phong	3. O.Hen-ri
	D. Đôn Ki-hô-tê	4. An-đec-xen
Câu 6: Nghệ thuật độc đáo của truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri:
Tình huống hấp dẫn
Đảo ngược tình huống hai lần
Miêu tả nhân vật đặc sắc
Ngôn ngữ độc thoại
Câu 7: Văn bản “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000” sử dụng phương thức biểu đạt:
	A. Tự sự + Miêu tả	C. Thuyết minh
	B. Tự sự + Biểu cảm	D. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
Câu 8: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” cho ta thấy được những gì?
Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
B.Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân trước cách mạng.
Cả A và B đều sai.
Cả A, B đều đúng.
Câu 9: Nội dung chủ yếu của đoạn trích “ Trong lòng mẹ” là gì?
Nỗi đau khổ, tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi nằm trong lòng mẹ.
Sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
Tâm địa độc ác của người cô họ nội bé Hồng.
Niềm vui hân hoan cực độ của hai mẹ con Hồng khi gặp nhau.
Câu 10. Trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao, ý nghĩa về cái chết của nhân vật chính là?
Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.
Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
Thể hiện nhân cách tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa.
Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 11: Các tác phẩm truyện kí Việt Nam được sáng tác vào thời kì nào?
	A. 1900 – 1930	B. 1930 – 1945
	C. 1945 – 1954	D. 1955 – 1975
Câu 12:Tại sao “ Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ – men vẽ là một kiệt tác?
Nó rất giống với chiếc lá thật và đã mang lại sự sống cho Giôn-xi.
Nó rất giống với chiếc lá thật.
Cụ Bơ-men coi nó là một kiệt tác của mình.
Cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ thấy chiếc là đẹp hơn thế.
II.Tự luận:
Câu 1: ( 5 điểm )Em hãy chứng minh nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” được gọi là điển hình về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Câu 2: ( 2 điểm ) So Sánh hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” để thấy được tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản.
Họ và tên:	 KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp:	 MÔN: VĂN HỌC LỚP 8
ĐỀ B
Điểm
Lời phê của thầy ( cô ) giáo
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái tương ứng với câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Truyện ngắn “Lão Hạc” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Tự sự	C. Biểu cảm
	B. Miêu tả	D. Nghị luận
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là:
	A. Người cô của chú bé Hồng	C. Mẹ của chú bé Hồng
	B. Chú bé Hồng	D. Cả A và B
Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không thuộc dòng văn học Việt Nam hiện đại?
	A. “Tắt đèn”-Ngô Tất Tố	C. “Những ngày thơ ấu”-Nguyên Hồng
	B. “Lão Hạc”-Nam Cao	D. “Người thầy đầu tiên”-Ai-ma-tốp
Câu 4: Sắp xếp đúng vị trí tương ứng của tác giả và tác phẩm ở hai cột sau bằng mũi tên:
	A. Chiếc lá cuối cùng	1. Ai-ma-tốp
	B. Cô bé bán diêm	2. Xéc-van-tác
	C. Hai cây phong	3. O.Hen-ri
	D. Đôn Ki-hô-tê	4. An-đec-xen
Câu 5: Nội dung chủ yếu của đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?
KÓ l¹i mét c¸ch ch©n thùc vµ c¶m ®éng nh÷ng cay ®¾ng vµ tñi cùc cïng víi t×nh yªu th­¬ng ch¸y báng cña nhµ v¨n thêi th¬ Êu ®èi víi ng­êi mÑ bÊt h¹nh.
Những tủi hờn của nhà văn khi phải sống xa mẹ thời thơ ấu.
Sự căm ghét những người họ hàng bên nội.
Sự yêu thương, trân trọng đối với những người họ hàng bên nội.
Câu 6: Chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học” thể hiện ở dòng nào dưới đây?
Hôm nay tôi đi học
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường
Câu 7: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Cô bé bán diêm” là :
Sử dụng yếu tố hoang đường
Đảo ngược tình huống hai lần
Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
Khắc họa nhân vật.
Câu 8: Truyện “Cô bé bán diêm”có ý nghĩa:
	A. Tố cáo xã hội thờ ơ, tàn nhẫn trước số phận, cái chết của cô bé mồ côi.
	B. Thể hiện cái nhìn cảm thông, yêu thương đối với cô bé.
	C. Tố cáo những kẻ áp bức, bóc lột.
	D. Câu A và B đúng.
Câu 9: Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” đã hiện lên nhân vật chị Dậu là người như thế nào?
Giàu tình thương yêu chồng con.
Có tinh thần dũng cảm, phản kháng quyết liệt.
Căm thù bọn tay sai và thực dân phong kiến.
Cả A, B, C đúng.
Câu 10: Nguyên nhân sâu xa nào khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
Lão ăn phải bã chó.
Lão ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
Lão rất thương con.
Lão không muốn làm liên lụy đến mọi người.
Câu 11: Nhân vật chính trong văn bản “ Tôi đi học” được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
	A. Lời nói	B. Tâm trạng
	C. Cử chỉ	D. Ngoại hình.
Câu 12: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “ chúng tôi”, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời người kể chuyện?
Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa trở về.
Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè.
Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng.
Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng Ku-ku-rêu.
II.Tự luận: 
Câu 1: ( 5,5 điểm ) Em hãy chứng minh nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích cùng tên của nhà văn Nam Cao được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Câu 2: ( 1,5 điểm ) Trong truyên “ Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, cô bé đã mấy lần quẹt diêm. Mỗi lần quẹt diêm cô bé thấy gì?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 8
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu 0.25 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
C
C
A
D
B
C
D
A
D
B
A
B
A
B
D
A
A
C
D
D
C
B
B
Đề A: Câu 4
Đề B: Câu 5
A – 3	; B – 4 ; C – 1 ; D – 2
II. Tự luận:
Đề A:
Câu 1: Học sinh nêu và chứng minh 2 ý:
* Ý1: Chị là người nông dân phải chịu nhiều cực khổ, áp bức. Cụ thể: ( 2 điểm )
- Nhà nghèo nhất nhì cùng đinh trong làng mặc dù hai vợ chồng làm đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn không đủ ăn.
- Chồng đau ốm, bị đánh đến rũ rượi.
- Phải bán con, bán chó để nộp xuất sưu cho anh Dậu.
- Không có tiền nộp thêm cho xuất sưu cho chú Hợi đã mất từ năm ngoái.
- Bị cai lệ và người nhà lí trưởng chửi mắng, đánh đập. 
* Ý 2: Chị vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, người nông dân Việt Nam. Cụ thể: ( 2 điểm )
- Vô cùng yêu thương chồng con ( HS lấy dẫn chứng )
- Là người phụ nữ dũng cảm, mạnh mẽ, cứng cỏi ( HS phân tich diễn biến và hành động của chị Dậu khi cai lệ và người nhà li trưởng xông vào đánh trói anh Dậu. 
* HS trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh: 1 điểm.
Câu 2: So sánh:
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
Xuất thân
Dòng dõi quý tộc
Nông dân
Hình dáng
Gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên lưng con ngựa còm nên càng cao thêm.
Béo lùn lại cưỡi trên lưng một con lừa nên càng lùn tịt.
Bản chất
- Có khát vọng cao cả.
- Luôn muốn giúp ích cho đời, không quản ngại hi sinh.
- Bị mê muội và rơi vào hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện kiếm hiệp.
- Có khát vọng tầm thường.
- Chỉ lo cho bản thân.
- Tỉnh táo và luôn chú ý quyền lợi của chính mình.
Kết luận
Mỗi nhân vật đều có mặt tốt mặt xấu
Đề B
Câu 1: HS nêu và chứng minh 3 ý: 5,5 điểm.
* Ý 1: Là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh:1,5 điểm
- Nghèo khổ:
+ Nhà nghèo: Không có tài sản gì cả, nghèo đến nỗi không có tiền cưới vợ cho con.
+ Đi làm thuê để kiếm sống.
+ Ăn uống tạm bợ.
+ Không còn cách nào để tự sống được, lão đã tìm đến cái chết.
- Bất hạnh:
+ Vợ mất sớm, một mình gà trống nuôi con.
+ Sống thui thủi một mình.
+ Chỉ có con chó vàng làm bạn.
+ Chết đau đớn vật vã.
* Ý 2: Là người nhân hậu, thương con:1,5 điểm
- Đối với con:
+ Ân hận, dằn vặt khi không có tiền cưới vợ cho con.
+ Rất nhớ con, mong mỏi ngày trở về của con.
+ Sống tằn tiện để giữ gìn cho con.
- Đối với con chó vàng:
+ Coi như vật báu.
+ Đối xử như đối với người.
+ Coi như người bạn tri kỉ.
* Ý 3: Một người giàu lòng tự trọng:1,5điểm
- Sống không quỵ lụy, không nhờ vả và lợi dụng người khác.
- Từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác.
- Gửi tiền lo ma chay cho mình khi chết.
* HS trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh: 1 điểm.
Gv tùy vào năng lực cảm thụ và viết cảu HS để cho điểm.
Câu 2 : 1,5 điểm
- Em bé có 5 lần quẹt diêm : 0,75
- Lần 1 : thấy lò sưởi : 0,25
- Lần 2 : thấy ngỗng quay : 0,25
- Lần 3 : thấy cây thông nô en : 0,25
- Lần 4 : thấy bà : 0,25
- Lần 5 : cả em và bà cùng bay lên trời :0,25.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_VAN_8_HKI.doc