PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 Môn Vật lý 6 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Cơ học, ròng rọc -Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo. - Tác dụng của máy cơ đơn giản 5% 0,5đ 5% 0,5đ 2. - Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí - Nhiệt kế -Nhiệt giai. -Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. - Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. -Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen - xi - ut. -Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. -Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. -Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. -Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình. -Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. -Phân biệt và so sánh được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế. -Đổi và tính được: 0F 0C Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. 95%=9,5đ 12,5%=1,25đ 32,5%=3,25đ 40%= 4đ 10%= 1đ 100%=10đ 17,5%=1,75đ 32,5%=3,25đ 40%=4đ 10%=1đ B. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: I.TRẮC NGHIỆM: 3Đ Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau (mổi câu đúng 0,25đ) Câu 1:Các câu sau, câu nào không đúng a.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực b.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực c. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực d. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực Câu 2: Tác dụng chính của máy cơ đơn giản ( ròng rọc; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng) là: A. Làm việc nhanh hơn B. Đỡ tốn công hơn C. Làm việc dễ dàng hơn D. Làm việc an toàn hơn Câu 3 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 4: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì: A.răng dễ bị sâu. B.răng dễ bị nứt. C. răng dễ vỡ. D. răng dễ rụng. Câu 5: Nhiệt kế dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là: A. nhiệt kế dầu . C. nhiệt kế thủy ngân. B. nhiệt kế rượu . D.nhiệt kế dầu công nghệ pha màu. Câu 6: Hai bình A và B giống, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình? A. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng. B. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau. C. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau. D. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau. Câu 7: Chọn câu trả lời sai. Khi sử dụng nhiệt kế, ta phải chú ý đến: A. Giới hạn đo của nhiệt kế. B. Loại nhiệt kế dùng để đo. C. Cách chế tạo nhiệt kế. D. Khoảng nhiệt độ cần đo. Câu 8: Đồ thị ở hình bên biểu thị điều gì? A. Sự đông đặc của rượu. B. Sự nóng chảy và đông đặc của rượu. C. Sự sôi và sự nguội dần của rượu. D. Sự sôi của rượu. Câu 9: Giữa hai thanh ray lại có một khe hở nhỏ. Vì sao người ta phải làm khe hở này? Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau" A. Vì người ta không thể chế tạo ra được thanh ray dài hơn. B. Vì như thế đường sắt sẽ đẹp hơn. C. Vì khi trời nóng, nhiệt độ tăng, các thanh ray có chỗ để nở ra. D. Vì như thế sẽ tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển. Câu 10: Khi đun nước ở nhà, các hiện tượng nào cho ta biết là nước sôi? A. Mặt nước xáo động mạnh. B. Nghe thấy tiếng nước reo. C. Có khói bốc lên ở vòi ấm. D. Cả ba hiện tượng trên Câu 11: Mỗi độ trong bằng một độ trong nhiệt giai Xenxiut a. nhiệt giai Farenhai c. nhiệt giai Kenvin b. nhiệt kế thủy ngân d. nhiệt kế rượu Câu 12: Cho nhiệt kế như hình . Giới hạn đo của nhiệt kế là: A. 500C. B. 1200C. C. từ -200C đến 500C. D. từ 00C đến 1200C. II.TỰ LUẬN: 7Đ Câu 1: (2 điểm) Khi quả bóng bàn bi móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao? Câu 2: (2 điểm) Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó. Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640C; 2320C; 9600C. Câu 3: (2 điểm) Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao? Câu 4: (1 điểm) Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau: - Sau 3 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 250C đến 500C - Đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước là 820C - Đến phút thứ 8 nhiệt độ của nước là 1000C Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian? HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII- NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi : Vật lý - LỚP 6 Nội dung Điểm TRẮC NGHIỆM Câu 1:B Câu 2:C Câu 3:C Câu 4:B Câu 5:B Câu 6:B Câu 7:C Câu 8:A Câu 9:C Câu 10:D Câu 11:C Câu 12:C TỰ LUẬN Câu 1: - Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng . Quả bóng sẽ phồng lên. - Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng Câu 2: - Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể lỏng). -Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng) -Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640C để lấy vàng lỏng. Câu 3: -Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió. -Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt độ và gió. Câu 4: Lập được bảng sau Thời gian (phút) 0 3 6 8 Nhiệt độ (0C) 25 50 82 100 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 1đ
Tài liệu đính kèm: