Ma trận và đề kiểm tra Địa lí lớp 12 năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Du

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra Địa lí lớp 12 năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra Địa lí lớp 12 năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Du
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2017
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT 
THÔNG HIẺU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
Địa lí tự nhiên 
Tổng số:8 câu
 2 điểm
 -Nêu được đặc điểm của vị trí địa lí và lãnh thổ của nước ta
-Chỉ ra dược một số đặc điểm nổi bật của thiên nhien nhiệt đới ẩm gió mùa và sự phân hóa đa dang của thiên nhiên.
Tổng số: 4 câu
1 điểm
- Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến thiên nhiên nước ta và dựa vào bản đồ trong AtlatĐịa lí để nêu được một số địa danh 
Tổng số: 2 câu
0,5 điẻm
-Vận dụng các kiến thức đã được học giải thích được một só hiện tượng tự nhiên ở nước ta.
Tổng số: 2 câu
 0,5 điểm
Địa lí dân cư
Tổngsố: 4 câu
 1 điểm
- Nêu được tình hình tăng dân số nước ta.
- chỉ ra được sự chuyển đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Tổng số:2 câu
 0,5 điểm
Nêu được ảnh hưởngcủa vấn đề chuyển cư tự phát đến tài nguyên và môi trường.
-Hiểu rõ hơn chính sách của nước ta đối với các dân tộc thiểu số.
Tổng số: 2 câu
 0,5 điểm
Địa lí ngành kinh tế
Tổngsố:16câu
 4 diểm
-Nêu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiên nay.
- Trình bày được tình hình phát triển của một số ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp và ngành dịch vụ.
Tổng sô: 6 câu
 1,5 điểm
-Biết sử dụng AtlatĐịalí Việt Nam để chỉ ra được sự phân bố của ngành nông nghiệp,công nghiệp 
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn để phát triển một số ngành,một số lĩnh vực kinh tế của nước ta
Tổng số: 4 câu
 1điểm
-Giải thích được một số vấn đề về kinh tế sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, giao thông vận tải..
- Phân tích bảng số liệu để nêu nhận xét
- vận dụng những hiểu biết về phân loại ngành công nghiệp để hiểu sâu sắc hơn về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay.
Tổng số: 4 câu
 1 điểm
-Phân tích biểu đồ để nêu nhận xét vè cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
- Qua bảng số liệu biết cách lựa chọn loại biểu đồ để vẽ.
Tổng số 2 câu
 0,5 điểm
Địa lí vùng kinh tế 
Tổngsố:12câu
 3 diểm
Nhận ra được các tỉnh thuộc các vùng ; nêu được vị trí địa lí của các vùng.
- Chỉ ra được vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nông-lâm ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ .
Tổng số 4 câu
 1 điểm
- Xác định được thế mạnh kinh tế của từng vùng ĐBSH và ĐBSCL
-Xác định được những biện pháp trong khai thác lãnh thổ theo chiều sau của Đông Nam Bộ 
Tổng số: 2 câu
 0,5 điểm
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét được sự phân bố các trung tâm công nghiệp,các di sản văn hóa của mỗi vùng 
- Phân tích được thế mạnh của vùng Trung du,miền núi bẮC Bắc Bộ 
Tổng số: 4 câu
 1 điểm
-Giải thích nguyên nhân vì sao Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nóng nhưng lại trồng cả cây có nguồn gốc cận nhiệt 
-Giải thích được nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ chua mặn trong đất ở ĐBSCL
Tổng số 2 câu
 0,5 điểm
Tổng số: 40 câu
 10 điểm
 16 câu
4 điểm
 10 câu
2,5 điểm
 10 câu
 2,5 điểm
 4 câu
 1 điểm
__________________________________________________________________
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2017
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 Họ tên thí sinh:.................................................................
 Số báo danh:......................................................................
Câu 1. Lãnh thổ nước ta dài 
 A. Trên 120 vĩ tuyến B. Gần 150 vĩ tuyến C. Gần 170 vĩ tuyến D. Gần 180 vĩ tuyến.
Câu 2.Đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt- Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
 A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao bảo, Bờ Y
 C. Bờ y, Lao bảo, Cầu Treo, Tây Trang D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y
Câu 3. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở nước ta là vì:
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến 
Nước ta nằm tiếp giáp với biển Đông.
Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
Câu 4. Đồi núi nước ta có tính phân bậc là vì:
Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m
Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.
Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ Sinh.
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.
Câu 5. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là
A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.	B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.	D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 6. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A,Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B,Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C,Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
C,Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 7. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là 
A,Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B,Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C,Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D,Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 8. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ.	B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân.	D. Trên cả nước.
Câu 9. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng:
A. 0,5 triệu người B. 1,0 triệu người C. 1,8 triệu người D. 2.0 triệu người.
Câu 10. Việc phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa là do:
A.Các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng 
B.Một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báu.
C. Sự phát triển kinh tế -xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của đại bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
D. Trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.
Câu 11. Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là
A. Gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta
B. Các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
C. Làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.
D. Tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy thoái. 
Câu 12. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm tỉ trọng lao động của các ngành dịch vụ.
B. tăng tỉ trọng lao động của ngành nông- lâm -ngư nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng lao động của công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
D. Giảm tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp- xây dựng.
Câu 13. Ở Việt nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là:
A. Kinh tế ngoài nhà nước B. Kinh tế nhà nước 
C. Kinh tế cá thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 14.Vùng có sản lượng lương thực lớn nhất nước ta là:
A. Đông Nam Bộ B. ĐBSCửu Long C. ĐBSHồng D. Tây Nguyên
Câu 15. Hai vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, sản xuất lớn, sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp nhất ở nước ta là:
A. Đông Nam Bộ và DHNam Trung Bộ B. Đông Nam Bộ và ĐBS Hồng
C. ĐB S Hồng và ĐB S Cửu Long D. ĐB S Cửu Long và Tây Nguyên
Câu 16. Dựa vào bản đồ trang 18 của At lát Địa Lí Việt nam. nước ta có số vùng nông nghiệp là:
A. 8 vùng B. 10 vùng C. 6 vùng D. 7 vùng
Câu 17. ĐBS Hồng có năng suất lúa cao hơn ĐBSCửu Long chủ yếu là do:
A. Chất đất phù sa màu mỡ hơn. B. Đấy mạnh thâm canh.
C. Sử dụng nhiều giống cao sản D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 18.Cho bảng số liệu:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta trong giai đoạn 1990-2010:
Năm
Diệntích(Nghìn ha)
Năng suất( Tạ/ha)
sản lượng( Nghìn tấn)
1990
6042,8
31,8
19225,1
1995
6765,6
36,9
24963,7
2000
7666,3
42,4
32 529,5
2005
7329,2
48,9
35832,9
2010
7489,4
53,4
40005,6
Nhận xét nào không đúng về tình hình phát triển ngành trồng lúa của nước ta:
A.Diện tích lúa tăng chậm và tăng không ổn định
B. Năng suất lúa tăng khá nhanh và tăng liên tục
C. Năng suất lúa tăng nhanh nhất và tăng liên tục
D. Sản lượng lúa tăng nhanh nhất và tăng liên tục.
Câu 19. Mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở vùng đồi núi nước ta thực chất giống như việc.
A. Phát triển rừng B. Đảm bảo vấn đề thủy lợi
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ.
D. Nâng cao chất lượng cuộc soongscoongj đồng dân cư.
Câu 20. Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là:
A. Đông Nam Bộ và TDMN Bắc Bộ. B. TDMN Bắc Bộ và Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên D. Tây nguyên và DH Nam Trung Bộ
 Câu 21. Cho biểu đồ về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành ở nước ta năm 2000 và 2007 
 (đơn vị %)
Năm 2000 Năm 2007
 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO NHÓM NGÀNH Ở NƯỚC TA (%)
	 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị
 sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành của nước ta năm 2000 và 2007
 A. Tỷ trọng giá trị SX CN chế biến luôn cao nhất và tăng.
 B. Tỷ trọng giá trị SXCN khai thác tăng và đứng thứ hai.
 C. Tỷ trọng giá trị SXCN điện, nước, khí đốt luôn thấp nhất và tăng.
 D. Tỷ trọng giá trị SXCN chế biến luôn cao nhất và giảm.
Câu 22. Sự phân loại cơ cấu ngành công nghiệp nước ta
 A. CN khai thác 4 ngành; CN chế biến 23 ngành; CN sản xuất, phân phối điện nước, khí đốt 2 ngành
 B. CN khai thác 2 ngành; CN chế biến 23 ngành; CN sản xuất, phân phối điện, nước khí đốt 4 ngành
 C. CN khai thác 4 ngành; CN chế biến 22 ngành; CN sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt 3 ngành
 D. CN khai thác 3 ngành; CN chế biến 24 ngành; CN sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt 2 ngành
 Câu 23. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
 A. Giảm tỷ trọng CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện nước, khí đốt; tăng tỷ trọng CN chế biến
 B. Tăng tỷ trọng CN khai thác, giảm tỷ trọng CN chế biến và CN sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt
 C. Giảm tỷ trọng CN chế biến, CN khai thác, tăng tỷ trọng CN sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt
 D. Tăn tỷ trọng CN chế biến và CN khai thác; giảm tỷ trong CN sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt
 Câu 24. Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm thành 3 nhóm ngành:
 A. Công dụng của sản phẩm B.Đặc điểm sản xuất
 C. Nguồn nguyên liệu D. Phân bố sản xuất 
 Câu 25. Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta.
 A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi B. Chế biến chè, thuốc lá.
 C. Chế biến hải sản D. Xay xát.
Câu 26. Cho bảng số liệu:
 Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 1995-2010.
Năm
Than(Triệu tấn)
Dầu mỏ( Triệu tấn)
Điện( Tỉ KWh)
Phân hóa học (Nghìn tấn)
1995
8,4
7,6
14,7
931,0
2000
11,6
16,3
26,7
1205,9
2005
34,1
18,5
52,1
2189,5
2010
44,8
15,0
91,7
2411,3
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 1995-2010
A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ hình tròn D. Biểu đồ miền.
Câu 27 Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần phải chú ý là:
A. Phát triển mạng lưới giao thông vận tải
B. Xây dựng mạng lưới y tế, giáo dục.
C. Cung cấp nhiều lao động và lương thực thực phẩm.
D. Mở rộng diện tích trồng rừng.
Câu 28. Quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây
A. TDMN Bắc Bộ B. Tây Nguyên C. ĐB S Cửu Long D. Đông Nam Bộ 
Câu 29. Tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực Tây Bắc:
A. Hòa Bình B. Yên Bái C. Lai Châu D. Sơn La. 
Câu 30. Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng TDMN Bắc Bộ là:
A. Sông Gâm B. Sông Đà C. Sông Chảy D. Sông Lô 
Câu 31 Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở ĐB S Hồng, nhất là ở các khu vực thành thị.
A. Do dân nhập cư đông 
 B. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ.
C. Do nền kinh tế còn chậm phát triển. 
D. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.
Câu 32. Cho bảng số liệu:
 Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB S Hồng giai đoạn 1990-2010 ( Đơn vị % )
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
Nông- Lâm-Thủy sản
45,6
32,6
23,4
16,8
12,6
Công nghiệp- xây dựng
22,7
25,4
32,7
39,3
43,8
Dịch vụ
31,7
42,0
43,9
43,9
43,6
Tỷ trọng khu vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp ngày càng giảm là do:
A. Khu vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
B. Do đây là khu vực đông dân, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất cả nước.
C.Do diện tích rừng của vùng có rất ít
D. ĐB S Hồng đang được nhà nước chú trọng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 33.Tirnh nào của ĐB S Hồng phát triển mạnh loại hình du lịch biển- đảo.
A. Nam Định B. Thái Bình C. Hải Phòng D. Ninh Bình.
Câu 34. Các tỉnh-thành nào sau đây không thuộc vùng DH Nam Trung Bộ:
A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. B. Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa
C. Ninh Thuận, Bình Thuận D. Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng.
Câu 35. Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của việc sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên không phải là:
A. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp.
B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh gắn với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
D. Nhập cư để bổ sung thêm nguồn lao động
Câu 36. Đặc điểm không đúng với vùng Đông Nam Bộ là:
A. Diện tích vào loại nhỏ, dân số vào loại trung bình so với các vùng khác.
B. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu.
C. Có nền kinh tế hàng hóa mới phát triển gần đây.
D. Có cơ cấu kinh tế công nghiệp. nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn các vùng khác.
Câu 37. Vấn đề cần được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:
A. Kĩ thuật B. Lao động C. Khí hậu D. Năng lượng.
 Câu 38.Dựa vào bản đồ trang 29 của At lat Địa Lí Việt Nam cho biết tỷ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng trong cơ cấu GDP năm 2007 của vùng Đông Nam Bộ là:
A. 28,7 % B. 42,8% C. 24,2 % D. 65,1 %
Câu 39. ĐB S Cửu long không tiếp giáp với:
A. Đông Nam Bộ B. Vịnh Thái Lan. C. Tây Nguyên D. CamPuChia.
Câu 40. Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở ĐB S Cửu Long.
A. Lai tạo giống lủa chịu phèn, chịu mặn.
B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ.
C.Chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn.
D. Tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
 HS được sử dụng At lat Địa Lí Việt nam để làm bài
 ____________________ Hết_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docMT30_ND.doc