Ma trận và đề kiểm tra Địa lí lớp 12 (Có đáp án) - Đinh Thị Hạnh

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra Địa lí lớp 12 (Có đáp án) - Đinh Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra Địa lí lớp 12 (Có đáp án) - Đinh Thị Hạnh
Họ và tên : Đinh Thị Hạnh
Đơn vị: TT GDTX Nghĩa Tân
MA TRẬN ĐỀ 
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Nhớ và xác định được vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, KT - XH và quốc phòng.
Xác định được mối quan hệ giữa vị trí địa lí và các thành phần tự nhiên khác.
Số câu
1 câu 
1câu 
Đặc điểm chung của tự nhiên 
-Nêu được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam (đất nước nhiều đồi núi; thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; Thiên nhiên phân hóa đa dạng).
Nêu được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam (đất nước nhiều đồi núi; thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; Thiên nhiên phân hóa đa dạng).
Sử dụng biểu đồ,Atlat ĐLVN, kiến thức để phân tích được các đặc điểm và mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên
Số câu 
1câu
Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Biết được một thiên tai của nước ta.
Biết được sự suy thoái một số loại tài nguyên thiên nhiên.
Hiểu được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đối với sản xuất và đời sống.
Số câu
1câu
1câu
Địa lí dân cư
Số câu
Giải thích được nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Nhận xét bảng số liệu về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Địa lí các ngành kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
+ Cơ cấu ngành công nghiệp
+ Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp 
+ Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
-Nêu được sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN
- Nhớ lại được/trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.
- Nhận ra được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
- Chứng mính được cơ cấu CN đa dạng
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.
- Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận xét về tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam. 
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. 
Liên hệ với các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp tại địa phương
Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu ngành
Số câu
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
+ Vấn đề phát triển và phân bố giao thông vận tải, thông tin liên lạc
+ Vấn đề phát triển và phân bố thương mại, du lịch
- Nhớ lại được vai trò của nội thương, ngoại thương.
- Nhận ra được các tài nguyên du lịch ở nước ta.
- Nhận biết/trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính. 
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu của nội thương, ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta 
- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. 
- Sử dụng biểu đồ và số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch. 
- Sử dụng Atlat để phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch.
- Giải thích được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính.
- Đề xuất các giải pháp để triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ở đại phương.
Số câu 
Địa lí các vùng kinh tế
Nhận ra được các tỉnh thuộc các vùng ; nêu được vị trí địa lí của các vùng.
- Chỉ ra được vấn đề phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ.
Nhận ra được tình hình và khả năng phát triển kinh tế tổng hợp của vùng biển, đảo nước ta.
Xác định được thế mạnh kinh tế của từng vùng.
- Chỉ ra được biện pháp, ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh của từng vùng.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét được sự phân bố các trung tâm công nghiệp của trung du miền núi Bắc Bộ.
- Phân tích được các biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL.
- Phân tích được ý nghĩa của việc giữ vững chủ quyền biển đảo.
- Phân tích được thế mạnh của các vùng KTTĐ.
- Giải thích được một số vấn đề nổi bật của từng vùng.
Số câu 
ĐỀ MINH HỌA
Câu 1: Nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào trên đất liền?
Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Trang Quốc, Lào.
Trung Quốc, Campuchia, Mianma.
Lào, Campuchia, Thái Lan.
Câu 2: Bộ phận được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng
Lãnh hải.
Đặc quyền kinh tế.
Nội thủy.
Tiếp giáp lãnh hải.
Câu 3: Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng
Tăng tỉ trọng khu vực khinh tế Nhà nước
Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng
Câu 4: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền
Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
Là nền nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc.
 Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Câu 5: Liên hiệp giấy Tân Mai nằm ở tình nào
Phú Thọ.
Đồng Nai.
Hà Tây.
 Bình Dương.
Câu 6: Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt Nam?
Quần thể di tích cố đô Huế.
Phố cổ Hội An.
Thành nhà Hồ.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Câu 7: Đồng bằng Sông Hồng là sản phẩm bồi tụ của :
Hệ thống sông Hồng và sông Cầu.
Hệ thống sông Hồng và sông Thương.
Hệ thống sông Hồng và sông Lục Nam.
Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Câu 8: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là:
Dãy núi Hoành Sơn.
Sông Bến Hải.
Dãy núi Bạch Mã.
Sông Gianh.
Câu 9: Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất Tây Nguyên :
Lâm Đồng.
Kon Tum.
Đắc Lắc.
Gia Lai.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp Trung Quốc?
Lạng Sơn.
Yên Bái.
Cao Bằng.
Lai Châu.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và Miền núi Bắc Bộ là:
Hạ Long và Thái Nguyên.
Hạ Long và Lạng Sơn.
Thái Nguyên và Việt Trì.
Hạ Long và Điện Biên Phủ.
Câu 12: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội nào sau đây:
Cơ cấu sử dụng đất ở ĐB sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở ĐB sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Cơ cấu các loại đất ở Tây Nguyên và ĐB sông Cửu Long.
Quy mô và cơ cấu sử dụng các loại đất ở Tây Nguyên và ĐB sông Cửu Long.
Câu 14 :Nhận xét nào sau đây không đúng là đặc điểm của quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ thấp.
B. Tỉ lệ dân thành thị tăng qua các năm.
C. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
D. Xuất hiện các siêu đô thị ở ven biển.
Câu 15.Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15, cho biết hai thành phố nào sau đây của nước ta là đô thị loại đặc biệt?
A. Hà Nội, Hải Phòng.	B. Hà Nội, Đà Nẵng.	
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.	D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Câu 16.Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. cây lương thực.	B. cây công nghiệp.	C. cây rau đậu.	D. cây ăn quả.
Câu 17. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 
(Đơn vị: %)
Ngành
2000
2014
Trồng trọt
78,2
73,2
Chăn nuôi
19,3
25,1
Dịch vụ nông nghiệp
2,5
1,7
Tổng
100
100
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nxb Thống kê 2016)
Biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất, để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2000 và 2014? 
A. Biểu đồ đường.	B. Biểu đồ tròn.	C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 18.Dựa vào Atllat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biếttrung tâm công nghiệp Vũng Tàukhông có ngành công nghiệp nào dưới đây?
A. Dệt may.	B. Hóa chất.	C. Nhiệt điện	.	D. Thủy điện.
Câu 19.Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có qui mô lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hải Phòng	B. Hải Dương 	C. Hà Nội	D. Bắc Ninh
Câu 20.Ngành non trẻ, có có tốc độ phát triển nhanh, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất là những đặc điểm phát triển của ngành giao thông vận tải nào dưới đây?
A. đường ống.	B. đường sông.	C. đường biển.	D. đường hàng không.
Câu 21.Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng?
A. Vĩnh Phúc.	B. Bắc Ninh.	C. Bắc Giang	.	D. Hải Dương.
Câu 22.Ý nào sau đây không phải là giải pháp phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
A. Tăng cường cơ sở năng lượng.	
B. Chú trọng bảo vệ môi trường.
C. Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.	
D. Tăng cường phát triển thủy lợi.
Câu 23.Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng nước ta tăng chủ yếu do
A. kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
D. kết quả của quá trình công nghiệp hóa nông thôn.
Câu 24.Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay có sự thay đổi theo hướng
 A. tỉ trọng lao động thành thị tăng, nông thôn giảm. 
 B. tỉ trọng lao động nông thôn tăng, thành thị giảm.
 C. tỉ trọng lao động thành thị giảm , nông thôn tăng. 
 D. tỉ trọng lao động nông thôn và thành thị đều tăng. 
Câu 25.Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số Việt Nam giai đoạn 1960-2007?
 A. Dân số tăng không liên tục. 
 B. Dân số tăng liên tục.
 C. Số dân thành thị luôn thấp hơn số dân nông thôn.
 D. Tỉ lệ dân nông thôn luôn cao hơn tỉ lệ dân thành thị.
Câu 26.Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B .mở rộng diện tích canh tác. 
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
Câu 27. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do sự phân hóa của các điều kiện
A. khí hậu và địa hình.	B. địa hình và đất trồng.
C. nguồn nước và địa hình.	D. khí hậu và nguồn nước.	.
Câu 28.Nhân tố ảnh hưởng căn bản đến sự phân hóa mùa vụ trong nông nghiệp của nước ta là
 A.sự phân hóa của địa hình theo độ cao.	B. sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
C.sự phân hóa mùa của khí hậu.	D. sự phân hóa đất giữa các vùng.
Câu 29.Điều kiện sinh thái quan trọng làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nông sản cận nhiệt đới và ôn đới là
A. đất feralit có diện tích rộng.
B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
C. có nguồn nước tưới dồi dào.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
Câu 30.Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
2000
14 482,7
15 636,5
2005
32 447,1
36 761,1
2010
72 236,7
84 836,6
2012
114 529,2
113 780,4
2014
150 217,1
147 849,1
 Loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ kết hợp.
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ cột chồng.
Câu 31: Cho bảng số liệu: 
	SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
2007
2014
Tổng sản lượng
4197,8
6333,2
 - Khai thác
2123,3
2920,4
 - Nuôi trồng
2074,5
3412,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê,2016)
 Biểu đồ nào thể hiện thích hợp nhất về quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành hoạt động của nước ta năm 2007 và năm 2014?
 A. Biểu đồ cột. 	 B. Biểu đồ đường.	C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền.
Câu 32. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt – Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
Câu 33. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ:
A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 34. Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam – pu – chia.
A. Hải Phòng.        B. Cửa Lò.        C. Đà Nẵng.        D. Nha Trang
Câu 35. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:
A.Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B.Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C.Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết theo thứ tự các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam là 
A. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam 
B. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi 
C. Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh 
D. Quảng Nam Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa
Câu 37.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển Đông? 
A. 26. B. 27. C. 28. D. 29
Câu 38: Căn cứvào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết daỹ núi Hoành Sơn thuôc̣ khu vưc̣ đồi núinào sau đây?
A. Đông Bắc B. Trường Sơn Nam C. Tây Bắc D. Trường Sơn Bắc
Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
Bề mặt đồng bằng có nhiều vùng trũng ngập nước.
Các sông miền Trung ngắn, dốc và rất nghèo phù sa
Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
Câu 40 :Dạng địa hình cacxtơ phân bố chủ yếu ở khu vực nào của vùng núi Trường Sơn Bắc?
Vùng núi Tây Nghệ An.
Vùng núi tây Thừa Thiên – Huế.
Vùng đá vôi Quảng Bình.
Vùng đồi núi thấp Quảng Trị.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_MT50_THGDTX NGHIA TAN.doc