Ma trận đề kiểm tra học hki năm học : 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 9

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1346Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra học hki năm học : 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra học hki năm học : 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 9
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC HKI 
NĂM HỌC : 2015 – 2016
MƠN : NGỮ VĂN 9
Giới hạn chương trình: từ tuần 1 đến tuần 15
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại kiến thức chương trình thơ HKI .
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
3. Thái độ: - Nghiêm túc khi làm bài.
4. Năng lực cần đạt : tư duy độc lập ,sáng tạo khi làm bài .
II. Hình thức kiểm tra:
Tự luận
III. Ma trận
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
TL
TL
Tiếng Việt 
HS xác định được các phương châm hội thoại 
HS nêu được tác dụng của việc đảm bảo phương châm lịch sự khi giao tiếp
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu :C1
Số điểm:1 ,0
Tỉ lệ :10%
Số câu :C1
Số điểm:1 ,0
Tỉ lệ :10%
Số câu : 1
Số điểm :2.0
Tỉ lệ : 20%
Tập làm văn 
HS viết được một bài văn nghị luận ngắn khơng quá 300 từ nĩi về đức hi sinh 
HS viết một bài văn nghị luận văn học hồn chỉnh về tác phẩm truyện 
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:C2
Số điểm:3.0
Tỉ lệ : 30%
Số câu:C3
Số điểm:5.0
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 2
Số điểm:8.0
Tỉ lệ : 80 %
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:1.0
Tỉ lệ :10 %
Số câu :1
Số điểm:1.0
Tỉ lệ :10 %
Số câu :1
Số điểm : 3.0
Tỉ lệ : 30 %
Số câu :1
Số điểm : 5.0
Tỉ lệ : 50 %
Số câu :3
Số điểm: 10
=100 %
KIỂM TRA HỌC HKI – Năm học : 2015 - 2016
 Mơn : Ngữ văn 9 
 (Thời gian : 90 phút – khơng kể thời gian phát đề )
Câu 1: (2điểm)
a) Xác định phương châm hội thoại của các câu thành ngữ , tục ngữ sau :
1. Nói ngọt lọt đến xương. 
2. Người khôn nói ít làm nhiều / Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
3. Nói như tép nhảy. 
4. Vàng thì thử lửa thử than / Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
b) Nêu tác dụng của việc đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp.
Câu 2 (3 điểm):
 Viết một văn bản nghị luận (khơng quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh.
Câu 3 (5 điểm): 
 Phân tích về tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng .
BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015-2016
MƠN: NGỮ VĂN 9
CÂU
Yêu cầu cần đạt
ĐIỂM
Câu 1
(2.0)
a) 
 1. Phương châm cách thức . 
 2.Phương châm về lượng .
 3. Phương châm cách thức .
 4. Phương châm lịch sự.
b) Việc đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp là :
- Cần tôn trọng người đối thoại và tế nhị trong giao tiếp.
- Không nên động chạm tới những điều kiêng kỵ, xúc phạm đến thể diện người nghe.
- Mở đầu bằng lời xin lỗi khi ngắt lời người khác hoặc chen ngang vào cuộc thoại của những người khác.
1,0đ
0,25đ
 0,25đ
0.5đ
Câu 2 (3.0)
A. Yêu cầu về kĩ năng : 
 Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (khơng quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
* Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: khơng quá một trang giấy thi.
B. Yêu cầu về kiến thức : 
* Cĩ thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người cĩ đức hy sinh khơng chỉ cĩ tấm lịng nhân ái mà cịn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình 
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người cĩ đức hy sinh luơn được moi người yêu mến, trân trọng.  
- Liên hệ thực tế để thấy: 
+ Cĩ nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc. 
+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng cịn một số người cĩ lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình 
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm cĩ tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam Mỗi người cần ý thức được điều này để gĩp phần làm cho cuộc sống cĩ ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
0.5đ
0.5đ
0.75đ
0.5đ
0.75đ
* Lưu ý : Trân trọng mọi cách trình bày của HS .
3 
Câu 3
 (5.0)
A. Yêu cầu về kĩ năng :
 Vận dụng được phương pháp làm bài phân tích tác phẩm văn học ( thể loại truyện ) ; bố cục mạch lạc, chặt chẽ; lời văn trong sáng, cĩ cảm xúc 
B. Yêu cầu về kiến thức :
 1. Mở bài : 
- Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm .
- Tình cha con thắm thiết ,sâu nặng của cha con anh Sáu và bé Thu trong hồn cảnh éo le của chiến tranh .
 2. Thân bài :Phân tích tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện:
 a) Tình cha con của anh Sáu và bé Thu trong truyện được thể hiện thật éo le và cảm động qua hai tình huống khá bất ngờ nhưng thật hợp lý:
-Một là, cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì anh Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản, làm bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha.
-Hai là, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chưa gửi đến tay con thì ông đã hy sinh. Tình huống này làm bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con.
b)Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà:
 -Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha:
 Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác. Anh Sáu càng muốn gần con, thì bé Thu lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. 
-Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha:
+Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút anh Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn : nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nư một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả cái thẹo dài bên má của ba nó nữa”, 
c)Diễn biến tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu đối với bé Thu:
- Nỗi khát khao của người cha mong được gặp lại con:
 + Hai cha con xa nhau đã tám năm, anh Sáu chỉ biết mặt con qua tấm ảnh. Khi gặp lại đứa bé độ tám tuổi đang chơi dưới bóng cây xoài trước nhà, linh tính đoán biết đó là con gái của mình, không chờ xuồng cập bến, anh đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”, “bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Thu! Con”. Anh “vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con Anh không ghìm nổi xúc động”.
 - Người cha với nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà:
 + Trong ba ngày về phép thăm nhà, “suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. 
 +Anh yêu thương chăm sóc con từng li từng tí. 
+ Hôm chia tay.
- Niềm yêu quý và thương nhớ con:
 + Sau khi chia tay với gia đình trở lại căn cứ, anh Sáu nhớ con không nguôi. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh anh suốt nhiều ngày là việc mình đã lỡ tay đánh con. Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giá làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với con ca xách. 
3. Kết bài :
- “Chiếc lược ngà” là một truyện ngắn tạo ấn tượng sâu sắc và xúc động trong lòng người đọc.
- Bằng việc sáng tạo tình huống thật bất ngờ mà hợp lý, ngòi bút miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật rất thành công, nhà văn đã diễn tả thật xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh; qua đó, khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn.
0.75đ
0.5đ
1.5đ
1.5đ
0.75đ
Lưu ý: + Điểm 4,0 hoặc 5,0 khi học sinh thực hiện khá tốt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức .
 + Đối với những bài dưới 4,0 điểm chỉ trừ điểm diễn đạt khi học sinh mắc nhiều lỗi trong cách dùng từ,đặt câu, chính tả,
* Trân trọng mọi cách trình bày của học sinh .

Tài liệu đính kèm:

  • docKTHK_I_Van_9.doc