Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn thi: Ngữ văn

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn thi: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn thi: Ngữ văn
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1. (1,5 điểm)
	Cho đoạn thơ sau:
 “Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”.
a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Gợi tả cảnh gì? 
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ.
Câu 2. (1,5 điểm)
	a)
Kim vàng ai nỡ uốn câu
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
	Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Thế nào là khởi ngữ? Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu không có khởi ngữ: 
	“Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được”.
Câu 3. (3,0 điểm)
Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu những suy nghĩ, cảm nhận của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người. 
Câu 4. (4,0 điểm)
	Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: 
 	“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 	 Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 	 Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 	 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
 	(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - thuộc Truyện Kiều - Nguyễn Du
Ngữ Văn 9, tập một, trang 94, NXB Giáo dục - 2005)
	 	 --------- Hết ---------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
	B. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (1,5 điểm) 
Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm được ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Trình bày ngắn gọn, không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, khuyến khích những học sinh có những kiến giải sâu sắc, hợp lí. 
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
a
- Đoạn thơ được trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).	
- Nội dung đoạn thơ gợi tả cảnh thiên nhiên ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
0,25 đ
0,25 đ
b
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối
- Sấm: tượng trưng cho những tác động, vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
- Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người đã từng trải.
- Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
0,25 đ
0,25 đ
 0,5 đ
Câu 2. (1,5 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về các phương châm hội thoại, nhất là phương châm lịch sự. 
- Nắm được khái niệm, biết cách nhận diện và chuyển đổi câu có thành phần khởi ngữ sang câu không có thành phần khởi ngữ.II - Yêu cầu về kiến thức 
Nội dung
Điểm
a
 Kim vàng ai nỡ uốn câu
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
- Câu ca dao trên khuyên chúng ta cần phải có thái độ lịch sự, tế nhị khi nói năng trong giao tiếp.
- Điều này liên quan đến phương châm lịch sự vì nội dung câu ca dao phù hợp với yêu cầu của phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
0,25 đ
0,5 đ
b
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Thành phần khởi ngữ là từ “hiểu” và “giải” đứng đầu mỗi vế câu: “Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được”.
- Viết lại câu không có khởi ngữ: Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3. (3,0 điểm)	
Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. 
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
0,5 đ
- Giải thích khái niệm quê hương: nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu
0,5 đ
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống tâm hồn của mỗi con người:
+ Mỗi con người luôn gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý (tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương ).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ động viên, là đích hướng về của con người.
 1,0 đ
- Bàn bạc mở rộng: 
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
0,5 đ
- Bài học nhận thức và hành động: thấy được vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người; cần ra sức học tập để góp phần xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
0,5 đ
@ Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Câu 4. (4,0 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận 
0,5 đ
- Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều 
+ Cánh buồm “thấp thoáng” “xa xa” thể hiện nỗi buồn cô đơn, lẻ loi làm gợi nhớ quê hương, người thân.
+ Ngọn nước triều “mới sa”, cánh “hoa trôi man mác” không biết về đâu, khiến Kiều nghĩ về thân phận mình mỏng manh, vô định mặc cho dòng đời xô đẩy.
+ “Nội cỏ rầu rầu” tàn lụi, héo úa; “chân mây mặt đất” đều “một màu xanh xanh” đang bị nhòe đi, pha lẫn vào nhau và có phần đơn điệu diễn tả tâm trạng buồn rầu của Kiều.
 + Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là cảnh tượng hãi hùng, như dự báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, vùi dập cuộc đời Kiều.
 + Nghệ thuật:
Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều: từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, từ nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.
Điệp từ, kết hợp với các từ láy, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng có sức gợi cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5 đ
@ Lưu ý: Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tuyen_vao_lop_10_mon_Van.doc