Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 phổ thông năm 2015 môn thi: Sinh học (chuyên) dành cho học sinh thi vào trường thpt chuyên Hạ Long

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 phổ thông năm 2015 môn thi: Sinh học (chuyên) dành cho học sinh thi vào trường thpt chuyên Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 phổ thông năm 2015 môn thi: Sinh học (chuyên) dành cho học sinh thi vào trường thpt chuyên Hạ Long
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 PHỔ THÔNG NĂM 2015
Môn thi: Sinh học (chuyên)
Dành cho học sinh thi vào trường THPT chuyên Hạ Long
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi này có 02 trang)
Câu 1. (1,5 điểm)
 1. Em hãy phân biệt quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân theo bảng sau:
Tiêu chuẩn
Nguyên phân
Giảm phân
Gặp ở loại tế bào
Số lần phân bào
Hiện tượng tiếp hợp
Kết quả
 2. Hình bên là ảnh mô tả các tế bào của một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 4 đang phân chia qua các giai đoạn khác nhau. Em hãy cho biết các tế bào 1, 2, 3 đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì? Vì sao?
Tế bào 1
Tế bào 2
Tế bào 3
Câu 2. (3,25 điểm)
1. Gen B có chiều dài 4080A0, trong đó số nucleôtit loại ađênin (A) chiếm 20% tổng số nucleôtit của gen. Gen B đột biến làm xuất hiện alen b có ít hơn gen B là 1 liên kết hiđrô nhưng chiều dài không đổi. Tính số nuclêôtit từng loại của gen B và gen b?
2. a. Phân tích thành phần nuclêôtit của các axit nuclêic được tách chiết từ 3 chủng virút, người ta thu được kết quả sau:
- Chủng A: A = 20%; U = 30%; G = X = 25%
- Chủng B: A = T = 20% ; G = X = 30%
- Chủng C: A = G = 20% ; X = T = 30%
Xác định loại axit nuclêic của 3 chủng virut nói trên? (Giải thích rõ vì sao).
b. Virut HIV kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T gây hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) ở người. Em hãy cho biết:
- Vì sao gọi AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch?
- Các triệu chứng biểu hiện của hội chứng AIDS có phải do virut HIV gây ra hay không? Giải thích.
3. Cho phép lai P: ♂ AaBbDd x ♀ aaBbDd. Biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Em hãy tính:
a. Tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở đời con F1?
b. Tỉ lệ kiểu hình giống mẹ ở đời con F1?
Câu 3. (3,25 điểm)
1. Một người có kiểu hình: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, si đần và không có con. Theo em người này bị mắc loại bệnh gì? Hãy nêu cơ chế hình thành bộ nhiễm sắc thể của người đó.
Từ đó em hãy đưa ra lời khuyên hợp lí để giảm tỉ lệ trẻ em sinh ra mắc loại bệnh này trong cộng đồng?
2. Ở người “bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định. Bệnh này thường thấy ở con của những người bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ”. (SGK sinh học 9)
Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một người con bị câm điếc bẩm sinh. Họ mong muốn sinh người con thứ hai bình thường. 
a. Theo em, liệu họ có thể sinh ra người con thứ hai bình thường hay không? Vì sao?
b. Làm thế nào để hạn chế các bệnh, tật di truyền ở người?
3. Hiện nay, tình trạng “đuối nước” ở học sinh là một vấn đề được ngành giáo dục và toàn xã hội rất quan tâm, đặc biệt đang trong mùa hè. Nếu em là tình nguyện viên, em hãy hướng dẫn các bạn cách sơ cứu khi gặp một nạn nhân bị ngạt do “đuối nước”?
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Khi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài sinh vật A, B, C trong một khu rừng có diện tích rất lớn, người ta có bảng số liệu sau:
Loài
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
A
20
42
55
80
B
10
28
30
50
C
15
35
45
75
Em hãy cho biết tại nơi có nhiệt độ dao động từ 26oC à 32oC và độ ẩm dao động từ 60% à 75%, người ta sẽ thấy sự có mặt của những loài nào? Loài nào nhiều nhất? Giải thích. (Biết rằng mức độ tiến hóa giảm dần từ loài A à loài B à loài C).
2. “Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hoại thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu”. “Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để góp phần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho thế hệ mai sau”. (SGK Sinh học 9)
Em hãy cho biết những hậu quả xấu của việc phá hoại thảm thực vật, từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.
	............................ Hết ...........................
Họ và tên thí sinh: ............................................................... Số báo danh: .........................
Chữ kí của giám thị 1............................Chữ kí của giám thị 2 ...........................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc333.doc