Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn thi: sinh học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1292Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn thi: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn thi: sinh học
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
Đề gồm 01 trang
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
[
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3 điểm).
a) Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế chủ yếu nào tạo nên biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản nào?
b) Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Câu 2 (3 điểm).
a) So sánh cấu trúc và chức năng giữa nhiễm sắc thể (NST) thường và NST giới tính.
b) Ở lúa nước 2n = 24, có một tế bào đang trải qua các kì của quá trình giảm phân. Hãy xác định số NST và số crômatít ở kì sau 1, kì đầu 2, kì sau 2 ?
Câu 3 (3,5 điểm).
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ. 
b) Số liên kết hiđrô và hóa trị của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
- Mất 1 cặp nuclêôtít.
- Thay 1 cặp nuclêôtít này bằng 1 cặp nuclêôtít khác.
Câu 4 (2,5 điểm). 
Ở ruồi giấm, cặp NST số 1 chứa hai cặp gen dị hợp Aa và Bb, cặp NST số 2 và 3 lần lượt chứa cặp gen Dd và CC, cặp NST số 4 là cặp NST giới tính.
a) Viết kí hiệu bộ NST của ruồi giấm đực. 
b) Một tinh bào bậc 1 của ruồi giấm đực trên giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn thì có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? Viết kí hiệu các giao tử đó.
Câu 5 (4 điểm).
Ở gà 2n = 78. Có một tế bào mầm cái và một tế bào mầm đực nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra tổng số 96 tế bào con. Các tế bào con này đều phát triển và giảm phân bình thường tạo ra các giao tử. Trong đó NST trong các tinh trùng nhiều hơn trong các trứng là 2496. Các giao tử tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh, với hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Hãy xác định:
a) Số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm? 
b) Hiệu suất thụ tinh của trứng?
c) Số NST môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm đực và mầm cái tạo giao tử?
d) Số thoi phân bào hình thành trong quá trình của mỗi tế bào mầm đực và cái tạo giao tử?
Câu 6 (4 điểm).
Một gen có 3120 liên kết hiđrô và 20% ađênin. Một phân tử mARN được tổng hợp từ gen và có 2 ribôxôm đều trượt qua một lần để tổng hợp các prôtêin. Hãy tính:
a) Chiều dài của gen và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. 
b) Số liên kết hóa trị của gen.
c) Số axit amin môi trường nội bào cần cung cấp.
d) Số phân tử nước được giải phóng.
..............Hết..............
 Họ và tên thí sinh.......................................................Số báo danh.........................
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a) - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố và mẹ, hình thành các kiểu hình mới khác với bố, mẹ.
- Cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là: sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh dẫn đến sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền đã có ở bố và mẹ => Làm xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ.
- Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính.
0,5
0,75
0,5
b) - Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng nhiễm sắc thể (NST) rất nhiều nên mỗi NST phải mang nhiều gen.
- Các gen phân bố trên NST theo hàng dọc tại những vị trí xác định.
- Quy luật phân li độc lập chỉ đúng khi các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên những cặp NST khác nhau.
- Các gen trên một NST không phân li độc lập mà có hiện tượng liên kết gen trong phân bào làm thành nhóm gen liên kết.
- Sự di truyền liên kết thường phổ biến hơn sự di truyền phân li độc lập.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(3 điểm)
a) - Giống nhau: 
+ Đều là cấu trúc mang gen.
+ Đều tồn tại thành từng cặp trong tế bào sinh dưỡng. Trong giao tử chỉ có 1 NST trong mỗi cặp
+ Đều có khả năng nhân đôi, phân li trong quá trình phân bào.
- Khác nhau:
NST thường
NST giới tính
- Thường tồn tại nhiều cặp NST trong tế bào sinh dưỡng.
- Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng. Giống nhau giữa giới đực và cái.
- Mang gen qui định tính trạng thường.
- Tồn tại 1 cặp duy nhât trong tế bào sinh dưỡng.
- Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) tùy theo giới tính. 
- Mang gen qui định giới tính và tính trạng liên quan đến giới tính.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b) - Kì sau 1: Số NST là 24 , số crômatít 48
 - Kì đầu 2: Số NST là 12 , số crômatít 24
 - Kì sau 2: Số NST là 24 , số crômatít 0
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(3,5điểm)
a) Do quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
0,5
0,5
b) * Mất cặp nu: 
- Liên kết hiđrô: + Nếu mất cặp A-T sẽ giảm 2 liên kết hiđrô. 
 + Nếu mất cặp G- X sẽ giảm 3 liên kết hiđrô.
- Liên kết hóa trị giảm 4 liên kết
* Thay cặp nuclêôtít này bằng cặp nuclêôtít khác: 
- Liên kết hiđrô: 
+ Thay cặp A - T bằng cặp T - A hoặc cặp G - X bằng cặp X - G sẽ không thay đổi liên kết hiđrô. 
+ Thay cặp G - X bằng cặp T - A giảm 1 liên kết hiđrô.
+ Thay cặp A - T bằng cặp G - X tăng 1 liên kết hiđrô.
- Liên kết hóa trị không thay đổi. 
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 4
(2,5điểm)
a) Kí hiệu bộ NST của ruồi giấm đực là: DdCCXY hoặc DdCCXY
1,0
b) - Giảm phân bình thường cho 2n = 23 = 8 loại giao tử
- Kí hiệu giao tử:
+ Kiểu gen DdCCXY cho 8 loại giao tử: ABDCX, ABDCY, ABdCX, ABdCY, abDCX, abDCY, abdCX, abdCY
+ Kiểu gen DdCCXY cho 8 loại giao tử: AbDCX, AbDCY, AbdCX, AbdCY, aBDCX, aBDCY, aBdCX, aBdCY, 
0,5
0,5
0,5
Câu 5
(4 điểm)
a) - Gọi x, y lần lượt là số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm đực và cái. (x, y nguyên dương)
- Theo bài ra ta có: 2x + 2y = 96 (1)
 4.39.2x – 39.2y = 2496 => 2y = 4.2x - 64 (2)
 Thay (2) vào (1) ta có: x = 5 lần; y = 6 lần
- Vậy, tế bào mầm đực nguyên phân 5 lần, tế bào mầm cái nguyên phân 6 lần. 
1,0
b) - Số hợp tử được tạo ra là: 4. 25.12,5% = 16 (hợp tử)
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là: 
0,5
0,5
c) - Số NST môi trường cung cấp cho tế bào mầm đực tạo giao tử là: 
 78.( 25-1) + 78. 25 = 4914 NST
- Số NST môi trường cung cấp cho tế bào mầm cái tạo giao tử là: 
 78.( 26-1) + 78. 26 = 9906 NST
0,5
0,5
d) - Số thoi phân bào hình thành trong cả quá trình tế bào mầm đực tạo giao tử là: (25-1) + 25.3 = 127
 - Số thoi phân bào hình thành trong cả quá trình tế bào mầm cái tạo giao tử là: (26-1) + 26.3 = 255
0,5
0,5
Câu 6
(4 điểm)
- Gọi N là số nuclêôtit của gen (N nguyên dương chẵn) 
Theo bài ra ta có: A = T = 20%N => G = X = 30%N (1)
 2A + 3G = 3120 (2) 
Thay (1) vào (2) ta có: => N = 2400
- Chiều dài của gen là: 
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A = T = 
 G = X = 
0,5
0,5
0,5
b) Số liên kết hóa trị của gen là: 2.2400 – 2 = 4798
0,5
c) Số axit amin môi trường nội bào cần cung cấp là: 
1,0
d) Số phân tử nước được giải phóng là: 
1,0
..............Hết..............

Tài liệu đính kèm:

  • docĐÊ-ĐA Thi HSG thi xa 15-16.doc