Kỳ thi học sinh giỏi câp huyện năm học 2009 – 2010 môn Giáo dục công dân lớp 8

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1629Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi câp huyện năm học 2009 – 2010 môn Giáo dục công dân lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi học sinh giỏi câp huyện năm học 2009 – 2010 môn Giáo dục công dân lớp 8
Kỳ thi học sinh giỏi câp huyện 
năm học 2009 – 2010
Môn Giáo dục công dân lớp 8: Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1 ( 2,0 điểm ) Xác định trường hợp nào sau đây trẻ em là công dân Việt Nam ?
1. Trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài sinh ra ở Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam .
3. Trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
4. Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi.
5. Trẻ em là người nước ngoài theo cha mẹ sang sinh sống và làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
6. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi.
Câu 2 ( 4 điểm)
1) Điền vào chỗ trống những ý thích hợp:
a.Hiến pháp là.cơ bản của nhà nước.
b.Hiến pháp có..pháp lí cao nhất
c.Mọi văn bản pháp luật phải...phù hợp với hiến pháp.
2) Từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp?
a) 2 b) 3 c) 4 d) 5
3) Trong các cách hiểu dưới đây, cách hiểu nào đúng?
Pháp luật cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng.
Pháp luật là đường lối, chính sách của Đảng.
Pháp luật thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng.
Pháp luật phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.
Pháp luật có thể thay thế đường lối, chính sách của Đảng.
Câu 3 : (5,0 điểm) 
Phân biệt kỷ luật và pháp luật ? Cho ví dụ minh họa ? 
Câu 4: (3 điểm) Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? Hãy nêu ít nhất 4 việc em có thể làm để góp phần bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
Câu5 ( 4 điểm )
 Quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân là gì? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?
Câu 6: (2,0 điểm) Anh A và chị B cùng là cán bộ trong 1 cơ quan nhà nước. Do vô tình cả hai phát hiện ông C là cấp trên trực tiếp của họ đã có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước. Anh A rất muốn tố cáo sự việc trên nhưng vì phải nuôi gia đình đông con nên đành im lặng. Còn chị B do bất bình nên đã làm đơn tố cáo ông C, chị đã bị ông C cho nghỉ việc.
a.Em hãy nêu nhận xét về hành động của anh A và chị B?
b.Trong trường hợp này chị B phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.
áp án môn GDCD
Câu 1 (2,0 điểm)
Các trường hợp ( 2), (3), (6): trẻ em là công dân Việt Nam 
- Đúng cả 3 trường hợp : 2điểm
- Đúng 2 trường hợp : 1.25 điểm 
- Đúng 1 trường hợp : 0.5 điểm 
Câu 2.(4,0 điểm)
1) Học sinh điền đúng cụm từ chính xác, mỗi ô trống đạt 0,5 điểm.
a.Đạo luật
b.Hiệu lực
c.Xây dựng, ban hành
2) Học sinh chọn phương án đúng C) 4 .Cho 0,5 đ
3) Học sinh chọn đúng cả 3 câu trả lời đúng A, C, D cho 2,0 đ
 Chọn đúng 2 câu trả lời đúng cho 1,25 điểm
	Chọn đúng 1 câu trả lời đúng cho 0,5 đ
Câu 3 : 5,0 điểm
Học sinh lập bảng phân biệt pháp luật và kỷ luật 
Pháp luật
Kỷ luật
Là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế .
Là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người
- Học sinh nêu đủ các khái niệm về pháp luật, kỷ luật cho mỗi khái niệm 2,0 điểm
- Lấy ví dụ đúng về pháp luật cho 1,0 điểm .
- Lấy ví dụ đúng về kỷ luật cho 1,0 điểm
Câu 4: ( 3 điểm)
Nội dung trả lời
Điểm
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng: 
+ Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
+ Khi được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không được tham ô, lãng phí.
- Những việc HS có thể làm để góp phần bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
+ Làm vệ sinh trường lớp, làm đẹp trường lớp
+ Sữa chữa bàn, ghế lớp học
+ Trồng và bảo vệ cây xanh
+ Giữ gìn, bảo vệ các công trình văn hoá ở địa phương
+ Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
1,0đ
1,0đ
1.0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu5 (4 điểm)
Nội dung trả lời
Điểm
a) Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỷ luật, khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
b) Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
c) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo:
- Giống nhau:
+ Khiếu nại và tố cáo đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật.
+ Đều là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của cá nhân
+ Đều là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Khác nhau:
Thứ tự
Khiếu nại
Tố cáo
Đối tượng
- Là các quyết định hành chính, hành vi hành chính
- Là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Cơ sở
- Là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm
- Là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Mục đích
- Là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại
- Là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Người khiếu nại và tố cáo
- Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi). Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện.
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. 
-Là mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng đều có quyền tố cáo trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc làm vi phạm pháp luật của bất cứ người nào, tổ chức, cơ quan nào, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể và của công dân
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,25
0,25
0,25
1,75đ
0,3đ
0,3đ
0,3đ
0,35đ
Câu 6: (3,0 điểm)
- Sự im lặng của anh A thoạt nhìn có vẽ đúng vì nó gắn với trách nhiệm gia đình nhưng xét cho cùng là hành động cá nhân hèn nhát và trái pháp luật. Ngược lại, việc tố cáo của chị B là việc làm đúng pháp luật. (1,0 đ)
- Trong trường hợp này, chị B có thể làm đơn khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân cũng như trừng trị đích đáng mọi hành động vi phạm đến lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân (1,0 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_GDCD_8_2014_2015.doc