TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG HỌ VÀ TÊN :.......................................... LỚP : ĐỀ 2: KỲ THI HỌC KỲII -NĂM HỌC MÔN THI :VẬT LÝ- KHỐI 6 THỜI GIAN :45 PHÚT Chữ ký GT1: Chữ ký GT2: ĐIỂM LỜI PHÊ CHỮ KÝ GKHẢO Trắc nghiệm Tự luận Tổng 1. 2. A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (25 phút)- (6 điểm) I. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: ( 2 đ ) Câu 1: Mỗi đòn bẩy đều có ------------------ là O. Điểm tác dụng của ----------------- là 01. Điểm tác dụng của lực F2 là 02. Câu 2: Các chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt -------------------- . Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt ----------------- Câu 3: Để đo -------------------- người ta dùng nhiệt kế. Các nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của -------------------- Câu 4: Sự đông đặc là sự chuyển từ thể ------------------- sang thể ------------------ . I. Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào ô trống bên dưới: (4 đ) Câu 5: Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc là: A. Đòn bẩy. C. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định. D. Mặt phẳng nghiêng. Câu 6: Để kéo thùng bêtông lên cao đổ trần nhà người ta dùng: A.Mặt phẳng nghiêng . C. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định. D. Đòn bẩy. Câu 7: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì: A. Khối lượng của vật giảm đi. C. Thể tích của vật giảm đi B. Trọng lượng của vật giảm đi . D. Trọng lượng của vật tăng lên Câu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 9: Quả khí cầu bay lên được là do A. Không chịu lực hút của Trái Đất. B. Khối lượng giảm khi không khí nóng lên. C. Không khí được đốt nóng dẫn tới thể tích tăng, trọng lượng riêng giảm. D. Cả A, B, C. Câu 10 : Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên. B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra. C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng. Câu 11: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra. C. Vì để lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Câu 12: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ B. Hơ nóng nút. D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 13: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây? A. 100oC. C. 37o C. B. 42o C. D. 20o C Câu 14: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của bàn là ( bàn ủi ) ? A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế B. Nhiệt kế thuỷ ngân. D. Nhiệt kế kim loại. Câu 15: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là: A. 750 C. C. 900C. B. 800 C. D. 1000 C. Câu 16: Trong thời gian vật đang đông đặc, nhiệt độ của vật sẽ: A. Luôn tăng C. Không thay đổi B. Luôn giảm. D. Lúc đầu giảm, sau đó không đổi. Câu 17:Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng: A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc C.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc D.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc Câu 18:Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng? A.Nóng chảy và bay hơi C.Bay hơi và đông đặc B.Nóng chảy và đông đặc D.Bay hơi và ngưng tụ Câu 19: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước. C. Đốt ngọn nến B. Đúc chuông đồng. D. Đốt ngọn đèn dầu. Câu 20: Nhận định nào sao đây là sai? A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau. B. Một chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ ấy. C. Cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai. Câu 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án KỲ THI HỌC KỲII -NĂM HỌC MÔN THI :VẬT LÝ- KHỐI 6 THỜI GIAN :45 PHÚT B. TỰ LUẬN (20 phút) (4đ ) ĐỀ 2 Câu 21: Trên đỉnh cột cờ người ta gắn ròng rọc cố định. Vì sao người ta không gắn ròng rọc động? ( 1 đ ) Câu 22: Vì sao khi đun nước, người ta không đỗ nước thật đầy ấm? ( 1 đ ) Câu 23:Trong thực tế ta thấy chỉ có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân. Vì sao không thấy nhiệt kế nước? ( 1 đ ) Câu 24:Vì sao khi đỗ nước vào khay đề làm đá, ta không nên đỗ tràn qua các vách ngăn của khay ? ( 1 đ )
Tài liệu đính kèm: