Kỳ thi chọn học sinh giỏi trường lớp 9 năm học 2015-2016 môn: sinh học 9

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1152Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi trường lớp 9 năm học 2015-2016 môn: sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi trường lớp 9 năm học 2015-2016 môn: sinh học 9
PHÒNGGD&ĐTTHANH OAI KỲ THI CHỌN HSG TRƯỜNG LỚP 9
	 NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: Sinh học	9
	 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề
TRƯỜNGTHCS DÂN HÒA
Đề chính thức
.
Câu 1: (4 điểm)
Cho giao phấn giữa hai cây Ngô thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết hạt như sau: 81 cây hạt xanh, trơn : 161 cây hạt tím, trơn : 82 cây vàng, trơn : 28 cây xanh, nhăn: 55 cây tím, nhăn : 27 cây vàng, nhăn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
Câu 2: (4 điểm)
a, So sánh nguyên phân và giảm phân? 
b, Phân biệt NST và NST giới tính? Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Câu 3: (2 điểm)
3 tế bào của gà nguyên phân liên tiếp 6 đợt.
a, Xác định số NST môi trường cung cấp cho 3 tế bào nói trên?
b, Tính số trứng tạo thành khi các tế bào con đều giảm phân tạo trứng và số trinh trùng tạo thành khi các tế bào con đều giảm phân tạo tinh trùng?
Câu 4: (3 điểm)
a, So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?
b, Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?
Câu 5: (3 điểm)
1 gen có khối lượng 270.000 dvC, trong đó mạch I của gen có: A1 = 10%, X1 = 30%
, mạch II của gen có A2 = 30%
a, Xác định số Nuclêôtit của mỗi mạch và của cả ADN?
b, Gen trên sao mã 5 lần tính số Nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen?
Câu 6: (4 điểm)
a, Nêu sự khác nhau giữa thường biến và đột biến?
b, Tại sao nói đột biến gen thường có hại, ít có lợi, tần số thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên?
 ........HẾT........
UBND HUYỆN THANH OAI	 ĐÁP ÁN KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9
 PHÒNG GD & ĐT	 	 NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: Sinh học 9
	 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu
Nội dung
 Điểm
Bảng 
 1
a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2:
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
 hạt xanh : hạt tím : hạt vàng = (81+28) : (161+55) : (82 + 27) ≈ 1 : 2 : 1
F2 có tỉ lệ của qui luật phân li => Hạt xanh là tính trạng trội không hoàn toàn so với hạt vàng. Qui ước: A: hạt xanh; a: hạt vàng => cả 2 cây F1 đều mang kiểu gen dị hợp: Aa(hạt tím) x Aa(hạt trím)
+ Về tính trạng dạng vỏ hạt:
	Hạt trơn : hạt nhăn = (81+161+82) : (28+55+27) ≈ 3:1
F2 có tỉ lệ của qui luật phân li => hạt trơn là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Qui ước: B: hạt trơn; b: hạt nhăn => cả 2 cây F1 đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb 
b. - Xét tỉ lệ KH của F2:
F2: 81 cây hạt xanh, trơn: 161 cây hạt tím, trơn: 81 cây hạt vàng, trơn: 28 cây hạt xanh, nhăn: 55 cây hạt tím, nhăn: 27 cây hạt vàng, nhăn ≈ 3 cây hạt xanh, trơn: 6 cây hạt tím, trơn: 3 cây hạt vàng, trơn: 1 cây hạt xanh, nhăn: 2 cây hạt tím, nhăn: 1 cây hạt vàng, nhăn
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 hạt xanh : 2 hạt tím : 1 hạt vàng) x (3 hạt trơn : 1 hạt nhăn ) = 3 cây hạt xanh, trơn: 6 cây hạt tím, trơn: 3 cây hạt vàng, trơn: 1 cây hạt xanh, nhăn: 2 cây hạt tím, nhăn: 1 cây hạt vàng, nhăn
=F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
	Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
	+ F1: AaBb (hạt tím, trơn) x AaBb (hạt tím, trơn)
	+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: 
* Khả năng 1: AABB (hạt xanh, trơn x aabb (hạt vàng, nhăn)
* Khả năng 2: AAbb (hạt xanh, nhăn) x aaBB (hạt vàng, trơn)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1: 	P: (AABB (hạt xanh, trơn x aabb (hạt vàng, nhăn)
 	GP: 	AB	 ab
	F1: AaBb -> 100% hạt tím, trơn.
* Sơ đồ lai 2: 	P: AAbb (hạt xanh, nhăn) x aaBB (hạt vàng, trơn) 	
 GP: 	 Ab	 	 aB
	F1: AaBb -> 100% hạt tím, trơn.
F1xF1: (hạt tím, trơn) AaBb	x	AaBb (hạt tím, trơn)
	GF1: 	AB: Ab:aB:ab	 AB: Ab:aB:ab	
F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
* Kết luận:
+ KG: 3AAB- : 6AaB- : 3aaB- : 1AAbb : 2Aabb : 1aabb 
+ KH: 3 cây hạt xanh, trơn: 6 cây hạt tím, trơn: 3 cây hạt vàng, trơn: 1 cây hạt xanh, nhăn: 2 cây hạt tím, nhăn: 1 cây hạt vàng, nhăn
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
 0,25
0,5
0,25
2
a,
-Giống :
+Đều gồm các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
+NST đều trải qua những biến đổi: đóng xoắn, tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
+sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+Đề là cơ chế tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
-Khác:
	Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (trong giai đoạn sinh sản)
- Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi.
- Không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo NST.
- Chỉ có 1 lần NST tập trung ở mặt phăng xích đạo của thoi vô sắc (xếp thành 1 hàng) và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kết quả: cớ sự phân li đồng đều của các NST cho 2 tế bào con nên bộ NST của tế bào con giống hệt bộ NST của tế bào mẹ. 1 tế bào mẹ (2n) à 2 tế bào con (2n)
- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín (trong giai đoạn chín)
- Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi.
- Xảy ra tiếp hợp và có thể dẫn đến trao đổi chéo từng đoạn tương ứng giữa 2 NST đơn khác nguồn trong cặp NST kép đồng dạng
- Có 2 lần các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (lần thứ I xếp 1 hàng, lần thứ II xếp 2 hàng) và phân li về 2 cực của tế bào
- Kết quả: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khi đi về tế bào con nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 NST (có nguồn gốc từ bố hay mẹ) của mỗi cặp đồng dạng. 1 tế bào mẹ (2n) à 4 tế bào con (n) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
b, Phân biệt NST thường và NST giới tính:
NST giới tính
NST thường
- Trong tế bào 2n NST, có 1 đôi NST giới tính
- Thông thường có nhiều đôi NST thường
- Đôi NST giới tính tương đồng ở một giới và không tương đồng ở giới còn lại
- Các đôi NST thường đều xuất hiện thành từng cặp tương đồng
- Ở giới dị giao (XY) 2 NST giới tính khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc di truyền
- Các NST thường trong từng cặp tương đồng đều giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc di truyền.
- NST giới tính chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng thường di truyền liên kết với giới tính
- NST thường không chứa gen qui định giới tính mà chứa các gen qui định tính trạng thường di truyền cho cả cá thể đực và cái như nhau.
* Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái:
Quan niệm này không đúng vì giới tính của con được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử, trong đó mẹ chỉ duy nhất có 1 loại trứng mang X. Vì vậy giới tính của con phụ thuộc vào việc trứng kết hợp với tinh trùng mang X hay mang Y của bố
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
3
a, Số NST môi trường cung cấp cho 3 tế bào là: 
3.(26 – 1).78 = 14742 (NST)
b, Số trứng tạo ra khi các tế bào con giảm phân tạo trứng là:
3.26 = 192(tế bào)
Số tinh trùng tạo ra khi các tế bào con giảm phân tạo tinh trùng là:
3.26.4 = 768 (tế bào)
1
0,5
0,5
4
a,
 * Điểm giống nhau 
- Xảy ra tại các NST ở kỳ trung gian, lúc NST chưa xoắn. 
- Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN và có sự tham gia của một số enzim 
- Đều xảy ra các hiện tượng: ADN tháo xoắn, tách mạch đơn của ADN và các nu của môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn ADN theo NTBS
*Điểm khác nhau. 
Cơ chế tổng hợp ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
- Xẩy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của AND
- Nguyên liệu A, T, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - T , G - X
+ NT giữ lại 1 nửa.
- en zim xúc tác :
ADN - pôlimeraza
- Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ.
- Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau.
- Xẩy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn
- Nguyên liệu A, U, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - U, T - A, G - X
+ NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen.
- en zim xúc tác :
ARN - Pilimeraza
- Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp prôtêin
b, 
- Tính đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin và các bậc cấu trúc của prôtêin ( 4 bậc).
- Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axit amin
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
a, Ta có: Ngen = 270000 : 300 = 900 (Nu) à Nmạch I =Nmạch II = 900:2=450(Nu)
à A1 = 10%.450 = 45 (Nu) = T2, 
 X1= 30%.450 = 135 (Nu) = G2
 A2= 20%.450 = 90 (Nu) = T1
 G1= Nmạch I – A1 – T1 – X1 
 = 450 – 45 – 90 – 135 = 180 (Nu) = X2
à A = T = A1 + A2 = 45 + 90 = 135 (Nu)
 G = X = G1 + G2 = 135 + 180 = 315 (Nu)
B Gen sao mã 5 lần à có 2 trường hợp:
- TH1: mạch I là mạch gốc à số Nu mỗi loại môi trường cung cấp là:
Ucc = 5. A1 = 5.45 = 225 (Nu)
Acc = 5. T1 = 5.90 = 450 (Nu)
Gcc = 5. X1 = 5.135 = 675 (Nu)
Xcc = 5. G1 = 5.180 = 900 (Nu)
- TH2: mạch II là mạch gốc à Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp là:
Ucc = 5. A2 = 5.90 = 450 (Nu)
Acc = 5. T2 = 5.45 = 225 (Nu)
Gcc = 5. X2 = 5.180 = 900 (Nu)
Xcc = 5. G2 = 5.135 = 675 (Nu)
0,5
0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
6
a,- Sự khác nhau giữa thườn biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
- Kn: là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống.
- Nguyên nhân: Do tác động trực tiếp của môi trường ngoài.
- Đặc điểm: xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.
- Ý nghĩa: + Có ý nghĩa thích nghi cá thể trong điều kiện môi trường bất lợi.
+ Không di truyền lên không phải là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
- Kn: là những biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (AND) và cấp độ tế bào (NST)
- Nguyên nhân: + Do môi trường ngoài: các yếu tố lý, hóa học (nhiệt độ, tia phóng xạ, hóa chất)
+ Do môi trường trong: rối loạn các quá trình trao đổi chất, sinh lí, sinh hóa của tế bào
- Đặc điểm: xuất hiện đột ngột, ngẫu nhiên, riêng lẻ và không định hướng.
- Ý nghĩa: + Phần lớn có hại cho sinh vật, số ít có lợi hoặc trung tính.
+ Di truyền được lên là nguyên liệu của trọn giống và tiến hóa
b,
* Đột biến gen thường có hại, ít có lợi, tần số thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của CLTN
Vì chúng vá vỡ sự hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợ protein.
Đa số đột biến gen tạo ra các gen lăn, gen lặn đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh gen trội tương ứng ở thể dị hợp. Do đó không biểu hiện thành KH, trải qua nhiều thế hệ giao phối tạo lên thể đồng hợp và được biểu hiện thành kiểu hình. Một đột biến nằm trong tổ hợp gen này là có hại nhưng tồn tại trong tổ hợp gen khác lại trở nên có lợi. 
Nhờ quá trình giao phối đột biến phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp, có thể nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của CLTN còn BDTH là nguồn nguyên liệu thứ cấp. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các gen đột biến đã phát sinh từ lâu nhưng tiềm ẩn trong trạng thái dị hợp. 
0,5
0,5
0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
Xác nhận của tổ KHTN	Người thực hiện
 Nguyễn Mã Lực
	Nguyễn Văn Bình
Xác nhận của Ban giám hiệu
Nguyễn Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_sinh_9_nam_2015_DH.doc