Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2013 - 2014môn thi: sinh học - bảng a

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2013 - 2014môn thi: sinh học - bảng a", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2013 - 2014môn thi: sinh học - bảng a
ĐỀ CHÍNH THỨC 
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1,5 điểm)
1. Giả sử một mạch đơn của phân tử ADN có tỷ lệ = 0,5 thì tỷ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu ?
2. Xét phép lai P AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho thế hệ con F1. Biết các cặp gen di truyền độc lập, trội lặn hoàn toàn, các quá trình giảm phân, thụ tinh, sinh trưởng, phát triển bình thường. Không cần lập bảng, hãy tính:
 	a. Tỉ lệ kiểu gen aaBbccDdee ở F1.
 	b. Tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-ee ở F1. 
Câu 2. (2,0 điểm)
1. Thế nào là hiện tượng thoái hoa giống ? Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
2. Lai kinh tế là gì ? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống ? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào là phổ biến ? 
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.
2. Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ? Nêu 1 ví dụ về biến dị tổ hợp.
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ?
2. Một cặp song sinh đều là nam, cặp song sinh là cùng trứng hay khác trứng ? Hãy giải thích. 
Câu 5. (3,5 điểm)
1. Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, một tế bào đang phân bào, người ta quan sát thấy 4 nhiễm sắc thể kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
a. Em hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Giải thích ?
b. Nếu các tế bào của loài ruồi giấm trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số crômatit, số nhiễm sắc thể đơn ở kì giữa, kì sau của quá trình phân bào?
 2. Nêu những điểm khác nhau cơ bản ở kì giữa, kì sau, kì cuối của lần phân bào I và lần phân bào II của giảm phân.
	3. Giả sử có một tế bào có 2 cặp nhiễm sắc thể, ký hiệu AaBb tham gia giảm phân. Hãy viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con sau khi kết thúc lần phân bào I, lần phân bào II. 
	Biết rằng không có đột biến xảy ra, giảm phân bình thường.
Câu 6. (3,0 điểm)
Ở 1 loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 38, trong quá trình phát sinh giao tử đực, chỉ xét 10 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào, các tinh nguyên bào này đều phát triển thành các tinh bào bậc 1. Các tinh bào bậc 1 giảm phân bình thường, môi trường cung cấp 48640 nhiễm sắc thể đơn (ở trạng thái chưa nhân đôi) để tạo nên tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%, của trứng là 50%.
Tính số đợt nguyên phân liên tiếp của tế bào mầm sinh dục đực, cái và số hợp tử được hình thành. 
	Biết rằng quá trình phát sinh giao tử diễn ra bình thường, các noãn bào và tinh bào bậc 2 phát triển bình thường để tạo trứng và tinh trùng, 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử, các trứng đều có nguồn gốc từ 1 tế bào mầm sinh dục cái.
Câu 7. (3,0 điểm)
Trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có chứa một cặp gen dị hợp Bb, mỗi gen đều dài 5100 A0. Gen b có hiệu số % nuclêôtit loại Ađênin với 1 loại nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 30%, gen B có tổng số liên kết hiđrô là 3600 liên kết.
a. Tính số nuclêôtit từng loại trong mỗi gen.
b. Khi cho cá thể có kiểu gen trên tự thụ phấn thì số nuclêôtit mỗi loại trong từng kiểu tổ hợp gen ở đời con là bao nhiêu ?
Câu 8. (3,0 điểm) 
	Cho 2 phép lai giữa các cá thể dị hợp về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen là A,a và B, b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có đột biến.
- Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và di truyền liên kết.
- Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
a. Viết sơ đồ lai, tỷ lệ phân ly kiểu gen của 2 phép lai nói trên ?
b. Lai phân tích từng cá thể của 2 phép lai nói trên. Viết kết quả tỷ lệ phân ly kiểu gen của từng phép lai.
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:........................................................................ Số báo danh:......................... 
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 
NĂM HỌC 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Sinh học - Bảng A
Câu, Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1 (1,5đ)
Ý1
- Trong mạch đơn còn lại: = =→ = 2
- Trong cả phân tử ADN: = 1
0,25
0,25
Ý2
a. Tỉ lệ kiểu gen aaBbccDdee = ½.2/4.1/2.2/4.1/2 = 1/32
b. Tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-ee = ½.3/4.1/2.3/4.1/2 = 9/128
0,5
0,5
Câu 2. (2,0 điểm)
Ý1
- Hiện tượng thoái hóa giống: là hiện tượng thế hệ kế tiếp có sức sống, sức sinh sản, năng suất phẩm chất, khả năng chống chịugiảm so với bố mẹ.
- Củng cố và duy trì tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
0,5
0,5
Ý2
- Là phép lai cho giao phối giữa các vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa vào sản xuất để thu sản phẩm, không dùng nó làm giống.
- Vì F1 chứa các cặp gen dị hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất, nếu dùng F1 để làm giống thì thế hệ sau tỷ lệ dị hợp giảm dần, nên ưu thế lai cũng giảm, cặp gen đồng hợp tăng dần trong đó có gen đồng hợp lặn gây hại (gây thoái hóa giống).
- Dùng giống cái tốt trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội
0,25
0,5
0,25
Câu 3. (2,0 điểm)
Ý1
NST giới tính
NST thường
-Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
-Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
-Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể.
-Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội
-Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng
-Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
0,25
0,5
0,5
Ý2
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) qua quá trình sinh sản.
- Sinh sản hữu tính
- Ví dụ: Đậu Hà Lan
 P Vàng, trơn x xanh, nhăn 
 F Vàng, trơn : xanh, nhăn : vàng, nhăn : xanh, trơn 
Trong đó: vàng, nhăn : xanh, trơn là BDTH
0,25
0,25
0,25
Câu 4. (2,0 điểm)
Ý1
- Dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền
- Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại dễ gặp nhau ở thể đồng hợp, gây suy thoái nòi giống
0,5
0,5
Ý2
- Có thể cùng trứng hoặc khác trứng.
- Giải thích: 
+ 1 Trứng (X) x 1 tinh trùng (Y) → Hợp tử (XY) → Phôi bào tách nhau → 2 nam.
+ 2 trứng (X) x 2 tinh trùng (Y) → 2 hợp tử (XY)→ 2 nam.
0,5
0,25
0,25
Câu 5. (3,5 điểm)
Ý 1
a. - Kì giữa lần phân bào 2 của giảm phân.
 - Vì nằm trên mặt phẳng xích đạo, số lượng NST kép giảm đi 1/2 .
b.
Các kì nguyên phân
Số tâm động
Số crômatit
Số NST đơn
Kì giữa
8
16
0
Kì sau
16
0
16
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Ý2
Điểm khác nhau cơ bản:
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì giữa
Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
Các cặp NST kép tương đồng PLĐL với nhau về 2 cực tế bào
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
Kì cuối
Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép)
Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (đơn)
0,5
0,25
0,25
Ý3
Sau lần phân bào 1: AABB, aabb 
 Hoặc AAbb, aaBB
Sau lần phân bào 2: AB, ab 
 Hoặc Ab, aB
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6. (3,0 điểm)
Gọi số lần nguyên phân của tế bào mầm đực là x, số tinh nguyên bào tạo ra sau nguyên phân là: 10.2x
- Các tinh bào bậc 1 giảm phân tạo tinh trùng, số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân là:
10.2x . 38 = 48640 → x = 7 (tế bào mầm sinh dục đực nguyên phân 7 lần).
- Số hợp tử tạo thành là: 10.27 . 4. 10% = 512 (hợp tử).
- Tế bào trứng tham gia thụ tinh = 512 : 50% = 1024 (tế bào trứng).
 Gọi số lần nguyên phân của tế bào mầm sinh dục cái là y, ta có: 
2y = 1024 → y = 10 (tế bào mầm sinh dục cái nguyên phân 10 lần).
0,5+0,5
0,5+0,5
0,5+0,5
Câu 7. (3,0 điểm) 
a
N = = 3000 (nu)
Gen b: 
 A=T= 1200; 
 G=X= 300.
Gen B: 
 A=T= 900; 
 G=X= 600.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Cá thể trên tự thụ phấn: Bb x Bb → 1 BB : 2 Bb : 1 bb
Số nuclêôtit mỗi loại của tổ hợp gen BB:
A=T= 900 x 2 = 1800 ; 
G=X= 600 x2 = 1200.
Số nuclêôtit mỗi loại của tổ hợp gen Bb:
A=T= 900 + 1200 = 2100 ; 
G=X= 600 +300 = 900.
Số nuclêôtit mỗi loại của tổ hợp gen bb:
A=T= 1200 x 2 = 2400; 
G=X= 300 x 2 = 600.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8. (3,0 điểm) 
a
Phép lai 1:
- Trường hợp 1: x 
G AB, ab AB, ab
F1 1 : 2 : 1
- Trường hợp 2: x 
G Ab, aB Ab, aB
F1 1 : 2 : 1
- Trường hợp 3: x 
G Ab, aB AB, ab
F1 1 : 1 : 1: 1 
Phép lai 2: AaBb x AaBb
G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F: 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1 aabb
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
TH 1:
P x 
G AB, ab ab
F1 1 : 1
- TH2: x 
G Ab, aB ab
F1 1 : 1
- TH3: AaBb x aabb
G AB, Ab, aB, ab ab
F: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
0,25
0,25
0,5
- - - Hết - - -

Tài liệu đính kèm:

  • docĐe-ĐA Sinh 9 NA 13-14.doc