1/2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ------------------------------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2011 ---------------------------------------------------------------- ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ Ngày thi: 13/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 02 trang) Câu 1: (3 điểm) Lúc 7 giờ hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau, vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h, của xe đi từ B là 28 km/h. a) Tìm khoảng cách giữa hai xe lúc 8 giờ. b) Xác định thời điểm lúc hai xe gặp nhau và vị trí gặp nhau cách A bao nhiêu km? Câu 2: (2 điểm) Khi thả một hòn đá rơi từ trên cao xuống cát ta thấy cát bị lún và hòn đá nằm yên trong cát. Cho biết thế năng và động năng của nó có sự chuyển hóa như thế nào? Khi hòn đá nằm yên trong cát cơ năng của nó có biến mất không? Vì sao? Bỏ qua sức cản của không khí. Câu 3: (3 điểm) Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 1,5 lít nước ở 200C. a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước nói trên. Biết rằng nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là: c1 = 880J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K. b) Tính lượng củi khô cần để đun sôi khối lượng nước bằng 3 5 lượng nước trên bằng ấm nhôm đó. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107J/kg và hiệu suất sử dụng của bếp đun là 30%. Câu 4: (4 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1. Biết R1 = 90W , R2 = 120W , dây biến trở làm bằng Nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6W .m, tiết diện 0,5mm2, dài 45m. Ampe kế A1 chỉ 2,5A. (Hình 1) a) Hãy cho biết R1, R2 và Rb được mắc như thế nào? b) Tính điện trở của dây làm biến trở. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB. c) Điều chỉnh con chạy C sao cho ampe kế A chỉ 4A. Số chỉ của ampe kế A1 có thay đổi không? Tại sao? d) Cùng điều kiện như câu c, tính trị số của phần biến trở tham gia vào mạch điện. R2 Rb B A R1 C A A1 ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2/2 Câu 5: (2,5 điểm) Người ta muốn tải một công suất điện 45000W từ nhà máy thủy điện đến một khu dân cư cách nhà máy 100km. Biết 1 km dây dẫn có điện trở 0,8W . a) Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 25000V. Tính công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây. b) Để công suất hao phí giảm còn 200W thì hiệu điện thế ở hai đầu dây tải tăng lên bao nhiêu? Câu 6: (3,5 điểm) Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ (điểm A nằm trên trục chính), có tiêu cự f = 20cm và cách thấu kính một khoảng d = 30cm. a) Vẽ ảnh A/B/ của AB qua thấu kính hội tụ và nhận xét về đặc điểm của ảnh? b) Tính độ cao của ảnh, biết độ cao của vật là 1,5cm. c) Muốn độ cao của ảnh thật bằng 5 lần độ cao của vật thì phải di chuyển vật theo chiều nào? Và di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? Câu 7: (2 điểm) Cho một ống nghiệm, một bình hình trụ chia độ, một bình nước và một bình dầu nhờn. Mô tả cách xác định khối lượng riêng của dầu nhờn? ------HẾT------ Họ và tên thí sinh: ________________________ Số báo danh: ___________________________ Chữ ký GT1:_____________________________ Chữ ký GT2:____________________________ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP --------------------------------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2011 ---------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÍ Ngày thi: 13/3/2011 (Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang) Câu 1: ( 3 điểm ) NỘI DUNG ĐIỂM a) Thời gian chuyển động của hai xe là: t = 8 – 7= 1 (h) 0,25 Quãng đường hai đi được trong 1 h : Xe I: s1 = v1.t = 36.1 = 36 (km) Xe II: s2 = v2.t = 28.1 = 28 (km) 0,5 Vì khoảng cách ban đầu giữa hai xe là s = 96 (km) Nên khoảng cách giữa hai xe sau 1 h là D s = 96 – (s1 + s2 ) = 96 – (36 + 28) = 32 (km) 0,75 b) Phương trình chuyển động của hai xe đến khi gặp nhau: + Xe I: s1 = v1 .t + Xe II: s2 = v2 .t Khi hai xe gặp nhau ta có: s1 + s2 = 96 Þ v1 .t + v2 .t = 96 Þ ( 36 + 28 ) t = 96 Þ t = 1,5 (h) Vậy hai xe gặp nhau lúc 8h30’ 0,75 Vị trí gặp nhau cách A là: s1 = v1.t = 36.1,5 = 54 (km) 0,75 Câu 2: ( 2 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM - Khi hòn đá ở vị trí trên cao, thế năng của nó lớn nhất. 0,5 - Khi đang rơi ( bỏ qua sức cản của không khí) thế năng của nó giảm dần, phần thế năng giảm dần đó đã chuyển hóa thành động năng. 0,5 - Khi bắt đầu chạm cát thì toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng, nên lúc đó động năng lớn nhất. 0,5 - Khi bị lún và đứng yên trong cát thì cơ năng không phải bị biến mất mà đã thực hiện công làm cho cát bị lún. 0,5 2 Câu 3: ( 3 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a) Nhiệt lượng thu vào của ấm là: Q1 = m1.c1.(t2 – t1) = 0,5. 880.80 = 35200 (J) 0,5 Nhiệt lượng thu vào của nước là: Q2 = m2.c2.(t2 – t1) =1,5. 4200.80 = 504000 (J) 0,5 Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là: Qthu = Q1 + Q2 = 35200 + 504000 = 539200 (J) 0,5 b) Ta có : )(5,25,1. 3 5 . 3 5 23 kgmm === 0,25 Nhiệt lượng thu vào của nước khi đó là: Q3 = m3.c1.(t2 – t1) = 2,5.4200.80 = 840000 (J) 0,25 Nhiệt lượng có ích cần để đun ấm nước : Qci = Q1 + Q3 = 35200 + 840000 = 875200 (J) 0,25 Nhiệt lượng toàn phần bếp củi cung cấp cho ấm nước là: H = ci tp Q Q . 100% Þ Qtp = ci A H .100% 0,25 875200 .100% 30%tp QÞ = = 2917333,33 (J) 0,25 Vậy lượng củi khô cần để đun là: m = q Qtp = 710 33,2917333 = 0,29 (kg) 0,25 Câu 4: ( 4 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a) R2 mắc nối tiếp với Rb, cả hai mắc song song với R1. 0,5 b) Điện trở của dây làm biến trở : )(36 10.5,0 45.10.4,0. 6 6 W=== - - S l Rb r 0,5 Hiệu điện thế giữa hai đầu AB : UAB = U1 = I1.R1 = 2,5.90 = 225 (V) 0,5 c) Điều chỉnh con chạy C dù ở vị trí nào thì số chỉ của ampe kế A1 vẫn không đổi. Vì U1 = UAB và R1 là không đổi. 0,5 d) Trị số của biến trở tham gia vào mạch điện : Ampe kế A chỉ 4A, ampe kế A1 vẫn chỉ 2,5A Þ Ib = 1,5 (A) U2 = I2.R2 = 1,5.120 = 180 (V) 1,0 Ub = UAB – U2 = 225 – 180 = 45 (V) Vậy )(30 5,1 45 W=== b b b I U R 1,0 3 Câu 5: ( 2,5 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a) Điện trở dây dẫn gồm hai dây: R = 2.0,8.100 = 160(W ) 0,5 Công suất hao phí tỏa nhiệt trên đường dây: )(4,518 )25000( 160.)45000(. 2 2 2 2 W U RP Php === 0,5 b) Ta có: 2/ 2 / )( . U RP P hp = 0,5 )(22,40249 200 160.)45000(. 2 / 2 / V P RP U hp ===Þ Vậy để công suất hao phí giảm còn 200W thì hiệu điện thế ở hai đầu dây tải phải tăng 40249,22(V) 1,0 Câu 6: ( 3,5 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a) + Hình vẽ: 0,5 + Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 0,5 b) Xét hai tam giác: OAB đồng dạng OA/B/ //BA AB = /OA OA (1) 0,25 Xét hai tam giác: F/OI đồng dạng F/A/B/ //BA OI = // / AF OF Þ //BA AB = // / OFOA OF - (2) 0,25 I O B/ A/ B A F/ F 4 Từ (1) và (2) ta có: /OA OA = // / OFOA OF - fd f d d - =Þ // 20 2030 // - =Þ dd )(60/ cmd =Þ 0,25 Thế d/ vào (1) ta được: /h h = /d d Þ h/ = / . 60.1,5 30 d h d = = 3 (cm) 0,25 c) Từ (1) ta có: Þ AB AB 5 = /OA OA 1 / 1 5dd =Þ 0,25 Từ (2) ta có: //BA AB = // / OFOA OF - Þ AB AB 5 = 20 20 / 1 -d 20 20 5 1 / 1 - =Þ d Þ d/1 = 120 (cm) 0,5 Þ )(24 5 120 5 / 1 1 cm d d === Vậy vật phải di chuyển lại gần thấu kính. 0,25 Vật di chuyển một đoạn là: L = d – d1 = 30 – 24 = 6 (cm) 0,5 Câu 7: ( 2 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM - Đổ nước vào khoảng nửa ống nghiệm rồi thả vào bình chia độ hình trụ chứa nước. Xác định thể tích nước dâng lên thêm trong bình chia độ. Khối lượng nước bị chiếm chỗ đúng bằng khối lượng của ống nghiệm và nước chứa trong đó: m = V1.D1 (1) Với D1 là khối lượng riêng của nước. 0,75 - Thay nước trong bình chia độ bằng dầu nhờn. Thả ống nghiệm chứa nước ở trên vào dầu. Xác định thể tích V2 của dầu dâng lên và tính khối lượng của thể tích dầu này: m = V2.D2 (2) Với D2 là khối lượng riêng của dầu. 0,75 Từ (1) và (2) ta được V1.D1= V2.D2 Þ D2 = D1 2 1 1 2 1 1 2 1 . . h h D hS hS D V V == 0,5 ----HẾT----
Tài liệu đính kèm: