Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1690Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: địa lí thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4 điểm)
1) Phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng Bắc Trung Bộ?
2) Trình bày những khó khăn do các thành phần trên gây ra cho Bắc Trung Bộ?
Câu 2: (2 điểm ) Dựa vào bảng số liệu số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta thời kỳ 1985 - 2003: 
 Năm
 Tiêu chí
1985
1990
1995
2000
2003
Số dân thành thị (nghìn người)
Tỷ lệ dân thành thị (%)
11360,0
18,97
12880,3
19,51
14938,1
20,75
18771,9
24,18
20869,5
25,80
 a) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm như thế nào?
Câu 3: (5 điểm)
Dựa và bảng số liệu: 
Sản lượng công nghiệp năng lượng nước ta
Năm
Sản phẩm
1975
1980
1986
1990
1995
2000
2002
2004
Than(triệu tấn)
5,2
5,2
6,4
4,6
8,4
11,6
15,9
27,3
Dầu thô(nghìn tấn)
-
-
40
2700
7620
16291
16600
20051
Điện(triệu Kwh)
2428
3680
5683
5790
14665
26682
35562
46202
Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta?
Câu 4: (5 điểm)
Hãy đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 5: (4 điểm)
Cho bảng số liệu:
GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1990
16252
9513
16190
1996
75514
80876
115646
2000
108356
162220
171070
2002
123383
206197
206182
1) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu trên?
2) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta?
Thí sinh được tham khảo Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo Dục)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
4điểm
1) Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi Bắc Trung Bộ.
- Dãy Trường Sơn Bắc chạy liên tục dọc phía Tây vùng Bắc Trung Bộ từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Nó tác động mạnh đến các yếu tố tự nhiên của vùng.
0,5
a, Địa hình
- Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng: đồng bằng, ven biển.
0,25
- Quy định hướng địa hình: Tây Bắc- Đông Nam.
0,25
- Chạy sát biển kết hợp các dãy núi đâm ngang: Đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt manh mún.
0,25
b, Khí hậu
- Kết hợp với hoàn lưu khí quyển, bức xạ Mặt Trời tạo nên sự khác biệt trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
0,25
-Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng.
0,25
-Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc, hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông.
0,25
- Phân hóa khí hậu theo đai cao.
0,25
c, Sông ngòi
Dãy Trường Sơn Bắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm sông ngòi của vùng, đặc biệt là chiều dài, diện tích lưu vực, hướng chảy và tốc độ dòng chảy.
0,25
- Núi chạy sát biển: sông ngắn, dốc, chuyển tiếp nhanh từ miền núi – đồng bằng – ra biển, hàm lượng phù sa ít.
0,25
- Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam làm cho hướng sông hầu hết là hướng Tây – Đông.
0,25
- Kết hợp với khí hậu, nhịp điệu mùa của sông trùng với mùa khí hậu, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa.
0,25
2) Những khó khăn
- Vùng núi nhiều tiềm năng nhưng khó khai thác.
0,25
- Bắc Trung Bộ gánh chịu hầu hết các loại thiên tai của nước ta:
0,25
Hạn hán vào mùa khô: thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt
Lượng mưa lớn nhưng tập trung vào mưa: lũ lụt.
Thiên tai khác: lở đất, cháy rừng, động đất,
- Đồng bằng nhỏ hẹp, kém màu mỡ.
0,25
Câu 2
2điểm
a. Sự thay đổi đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm: 
- Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp ( 25,8% năm 2003) điều đó chứng tỏ hoạt động nông nghiệp ở nước ta vẫn ở vị trí khá cao.
- Quá trình đô thị hoá có sự di dân từ nông thôn ra thành thị. 
- Đồng thời với quá trình công nghiệp hoá và sự hình thành các thành phố công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm đổi mới. 
-Những vần đề bức xúc tạo nên những sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị; và các vấn đề xã hội khác.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
a) Nhận xét chung
5điểm
Trong 30 năm, công nghiệp năng lượng phát triển nhanh, do:
- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao, công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước để phục vụ nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế.
1
- Thế mạnh tài nguyên đã được đẩy mạnh khai thác: thủy điện, than, dầu khí.
0,5
b) Nhận xét cụ thể và giải thích
- Than:
1975-1990: Ổn định,1990: Giảm so với 1986 do thị trường cũ thu hẹp, chưa thích ứng với thị trường mới.
1
1995-2004:Tăng nhanh do nhu cầu cho các nhà máy nhiệt điện tăng và thị trường xuất khẩu mở rộng.
0,5
- Dầu thô:
1986: khai thác tấn dầu đầu tiên. Sản lượng tăng nhanh chóng do đẩy mạnh khai thác dầu trên thềm lục địa phía Nam, số mỏ đưa vào khái thác ngày càng nhiều.
1
- Điện:
Sản lượng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây do việc đưa vào hoạt động của các tổ máy thủy điện Hòa Bình và xây dựng hàng loạt nhà máy điện trên cả nước.
1
Câu 4
5điểm
Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát triển tông hợp kinh tế biển: Vị trí địa lí, tài nguyên biển, kinh tế xã hội.
0,25
a) Vị trí-lãnh thổ
-Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia
0,5
-Vùng biển Nam Trung Bộ bao gồm thềm lục địa rộng lớn và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vừa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng vừa có giá trị kinh tế.
0,5
-Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ấm quanh năm.
0,25
-Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng, nuôi trồng thủy hải sản.
0,5
b) Tài nguyên biển
-Trữ lượng thủy hải sản phong phú dồi dào với hai ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều loại có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn. 
0,5
-Nhiều loài đặc sản: yến, tôm hùm,rong biển,
0,25
-Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp nỗi tiếng, các đảo ven bờ có thể khai thác phát triển du lịch.
0,5
-Cung cấp lượng muối dồi dào(Sa Huỳnh, Cà Ná).
0,25
-Ven biển có một số khoáng sản có thể khai thác ở quy mô công nghiệp như Titan, cát thủy tinh,
0,5
c) Tiềm năng kinh tế - xã hội
-Người dân có truyền thống nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
0,25
-Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật được cải thiện.
0,25
-Cơ sở chế biến thủy sản đa dạng: truyền thống, hiện đại
0,25
-Tóm lại, vùng có thế mạnh vượt trội về phát triển kinh tế biển bao gồm cả nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, công nghiệp chế biến thủy sản, khai khoáng,
0,25
Câu 5
4điểm
1) Vẽ biểu đồ
+Kết quả xử lí số liệu(%)
Năm
Tổng cộng
Chia ra
Nông,lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1990
100
38,7
22,7
38,6
1996
100
27,8
29,7
42,5
2000
100
24,5
36,7
38,8
2002
100
23,0
38,5
38,5
1
+ Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:
- Vẽ đẹp khoảng cách hợp lý chia chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trung tung, năm ở trục hoành.
- Có tên biểu đồ, chú giải
1
2) Nhận xét
-Có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng Công nghiệp hóa.
0,5
- Nhóm nông,lâm nghiệp và thủy sản giảm tỉ trọng.
0,5
- Nhóm công nghiệp và xây dựng tăng liên tục
0,5
- Nhóm dịch vụ có sự biến động.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_Mon_Dia_9.doc