Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Địa lí

docx 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Địa lí
PHÒNG GD & ĐT VŨNG LIÊM	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
	 	MÔN THI: ĐỊA LÍ
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	THỜI GIAN: 150 PHÚT( Không kể thời gian phát đề )
Câu 1: ( 3 điểm): 
 Trình bày sự chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất và nêu khái quát các hệ quả các hệ quả của chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Câu 2: (3 điểm): 
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng khí hậu nước ta rất đa dạng và thất thường.
Câu 3: (3 điểm)
a. Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích về hoạt động của bão ở nước ta?
b. Nêu các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?
Câu 4: (3 điểm): 
 	Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, dân cư- xã hội của Đồng bằng sông Hồng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội.
 Câu 5: (4 điểm) 
Dân số đông và tăng nhanh đã tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường như thế nào? Nêu các giải pháp? 
Câu 6: (4 điểm)
Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta. 
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
Diện tích (nghìn ha)
6403
6560
6760
7360
7666
Sản lượng ( nghìn tấn)
19225
22800
24960
29150
32530
 a. Tính năng suất lúa từng năm (tạ/ha)
 b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa.
 c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó. 
----------- Hết ----------
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam ( NXB Giáo dục ) 
PHÒNG GD & ĐT VŨNG LIÊM	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
	 	MÔN THI: ĐỊA LÍ
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	THỜI GIAN: 150 PHÚT( Không kể thời gian phát đề )
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 đ)
* Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
- Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông, trên một quỹ đạo hình elip gần tròn.
- Thời gian chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, trục luôn nghiêng một góc 66o33’ và hướng nghiêng không đổi. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến.
* Hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
- Sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.
- Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. 
0,5đ 0,5đ 0,5đ
0,5đ 0,5đ 0,5đ
Câu 2(3đ)
* Khí hậu nước ta rất đa dạng.
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng không thuần nhất trên cả nước mà phân hóa theo không gian, thời gian và theo mùa:
- Phân hóa theo không gian.
+ Miền khí hậu phía Bắc. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có mùa đông lạnh, khô hanh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
+ Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm phần Tây Nguyên và Nam Bộ. Có 2 mùa mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Miền khí hậu biển Đông: Bao gồm biển Đông Việt Nam có khí hậu nhiệt đới hải dương.
Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo mùa và theo độ cao.
* Khí hậu nước ta còn mang tính thất thường:
 Thể hiện có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nhiều bão, có năm ít bão, có năm mưa lớn, có năm khô hạn.
 Ngoài ra hiện tượng nhiễu loạn thời tiết như En Nino và La Nina cũng làm tăng tính thất thường của khí hậu nước ta.
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
Câu 3
(3 điểm)
Hoạt động của bão:
* Khái quát:
- Bão được phát sinh từ khu vực Biển Đông và vùng biển Thái Bình Dương di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và Tây Bắc vào Việt Nam 
- Thời gian hoạt động: Chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 11. Nhưng có những bất ổn định cao có năm bão đến sớm từ tháng 5 và kết thúc muộn hơn vào tháng 12.
- Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
* Diễn biến hoạt động của bão:
- Khu vực Bắc Bộ: Thời gian bão hoạt động nhiều vào tháng 6, tháng 7. Tần suất thấp từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Thời gian hoạt động nhiều lùi dần vào tháng 8 và tháng 9. Nơi chịu ảnh hưởng nhiều bão nhất, tần suất lớn nhất từ 1,3 đến 1,7 con bão/tháng.
- Khu vực Trung Trung Bộ: Thời gian hoạt động nhiều lùi chậm tới tháng 10. Tần suất khá nhiều từ 1 đến 1,3 cơn bão/ tháng.
- Khu vực bờ biển cực Nam Trung Bộ: Thời gian hoạt động nhiều lùi chậm tới tháng 11, tháng 12. Tần suất nhỏ từ 0,3 đến 1 cơn bão/ tháng.
- Khu vực Nam Bộ hầu như ít chịu ảnh hưởng của bão.
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4 (3 điểm)
 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 
- Đồng bằng sông Hồng với diện tích 14806km2 (khoảng 4,4%)và 17,5 triệu người (khoảng 22%)(2002).
 - Nhờ có thủ đô Hà Nội nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế , khoa học kĩ thuật và văn hoá của cả nước 
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
-Tài nguyên đất: Diện tích đất phù sa lớn thích hợp việc thâm canh lúa nước, trồng hoa màu cũng như trồng các cây công nghiệp ngắn ngày. 
+Khó khăn : Mùa cạn nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền , ảnh hưởng đến nước sông và các hoạt động của vùng ven biển .
- Tài nguyên nước dồi dào với mạng lưới sông ngòi dày đặc phục vụ cho sản xuất và đời sống .
* Khó khăn: lũ lụt về mùa mưa , thiếu nước về mùa khô do thuỷ chế sông thất thường .
- Kh hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có một mùa đông lạnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất vụ đông 
* Khó khăn: Rét đậm, rét hại, sương muối, lũ lụt hạn hán, bão .
- Khoáng sản: Không nhiều về chủng loại, trữ lượng vừa và nhỏ. Quan trọng nhất là than nâu (đứng đầu cả nước), ngoài ra còn có tiềm năng về khí đốt (Tiền Hải – Thái Bình ) 
- Tài nguyên biển: Đang được khai thác nhờ việc phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản và phát triển du lịch. 
- Tài nguyên du lịch: Có các vườn quốc gia, hang động bãi tắm và du lịch sử. 
* Đặc điểm dân cư xã hội 
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư đông đúc nhất cả nước và cũng là vùng có mật độ dân số rất cao trung bình 1179km2 (2002)
* Thuận lợi : 
 - Thành phần dân tôc chủ yếu là người Kinh với truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước cao và rất giỏi nghề thủ công mỹ nghệ các dân tôc ít người ở vùng này có tỉ lệ thấp nhất cả nước (khoảng 3,8% so với cả nước)
 - Thị trường tiêu thụ lớn , nguồn lao động dồi dào. 
 - Trình độ dân trí cao hơn so với các vùng khác , phần lớn tỉ lệ lao động đã qua đào tạo , đội ngũ tri thức kĩ thuật và công nhân lành nghề đông.
- Có một số đô thị hình thành từ lâu đời, chứng tỏ công nghiệp phát triển hơn so với các vùng khác. Kết cấu hạ tầng nông thôn cao nhất cả nước (có hơn 3000km đê).
* Khó khăn : 
- Bình quân đất nông nghiệp rất thấp.
- Mật độ dân số cao nhất cả nước, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình của cả nước.
- Nhu cầu việc làm, y tế giáo dục ngày càng tăng đòi hỏi đầu tư lớn. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5 (4 điểm)
Dân số đông và tăng nhanh đã tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường:
- Về kinh tế:
+ Gây sức ép về giải quyết việc là
+ Tốc độ phát triển kinh tế chậm.
+ Tiêu dùng và tích lũy thấp
- Về xã hội:
+ Gây sức ép về giáo dục,y tế và chăm sóc sức khỏe.
+ Thu nhập, mức sống thấp.
- Về tài nguyên, môi trường:
+ Cạn kiệt tài nguyên
+ Ô nhiểm môi trường.
+ Phát triển kinh tế kém bền vững.
*Giải pháp.
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
 + Đẩy mạnh KHHGĐ và đa dạng hoá các hoạt động KT ở nông thôn. 
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng liên doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động cũng là những hướng tạo khả năng giải quyết việc làm.
 + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm. 
0,75đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5
0,5đ
Câu 6 (4 điểm)
a
Tính được năng suất lúa.
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
Diện tích (nghìn ha)
6403
6560
6760
7360
7666
Sản lượng (nghìn tấn)
19225
22800
24960
29150
32530
Năng suất lúa (tạ/ha)
30,0
34,75
36,9
39,6
42,4
1đ
b
Sử lí số liệu: Tính tỉ lệ %
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
Diện tích 
100%
102,45%
105,57%
114,95%
119,7%
Sản lượng
100%
118,6%
129,8%
151,6%
169,2%
Năng suất lúa 
100%
115,8%
123%
123%
141%
1đ
 Vẽ : Đẹp, chính xác biểu đồ đường biểu diễn
 - Có chú giải
1,5đ
0,5đ
c
Nhận xét:
- Diện tích, sản lượng và năng suất lúa đều tăng.
 + Tốc độ tăng trưởng có khác nhau: Tăng nhanh nhất là sản lượng (69,2%), sau đó đến năng suất lúa (41%) cuối cùng là diện tích(19,7%).
* Giải thích 
+ Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, trình độ thâm canh của nông dân phát triển.
+ Sản lượng tăng là do mở rộng diện tích và tăng năng suất.
+ Diện tích tăng chậm vì chủ yếu đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, quỹ diện tích nông nghiệp ít.
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐIA 9.docx