Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Sinh Học

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1208Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Sinh Học
UBND HUYỆN NGỌC HỒI 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu 1: (3,5 điểm) 
a. Tại sao nhịp tim ở trẻ em lại nhiều hơn người trưởng thành theo chu kỳ ?
b. Một người đàn ông sống được 80 năm. Tính thời gian tâm nhĩ, tâm thất nghỉ ngơi phục hồi trong thời gian trên ? Giả sử nhịp tim trung bình của người đàn ông đó 75 lần/phút, bình quân 365 ngày/năm.
c. Vì sao những người cao huyết áp thường bị suy tim ?
Câu 2: (4,0 điểm) 
a. Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng ? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng ?
b. Có 1 tế bào sinh dục sơ khai của 1 cá thể đực qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản, qua vùng chín và giảm phân tạo ra 32 giao tử đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 120 NST đơn. Xác định bộ NST 2n của loài ?
Câu 3: (4,0 điểm) 
Nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ?
Một loài có bộ NST 2n = 14. Hãy xác định số lượng NST, số Crômatit, số tâm động trong mỗi tế bào tại các thời điểm:
- Kỳ đầu, kỳ sau của nguyên phân.
- Kỳ đầu, kỳ sau của giảm phân I.
Câu 4: (4,5 điểm) 
Ở lúa tính trạng hạt tròn tương phản với hạt dài. Tính trạng chín sớm tương phản với chín muộn. Trong 1 số phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% cây lúa hạt tròn, chín sớm: 25% cây lúa hạt dài, chín sớm.
- Phép lai 2: 75% cây lúa hạt dài, chín muộn: 25% cây lúa hạt dài, chín sớm. 
Cho biết các gen quy định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
Hãy xác định kiểu gen của P và F1.
Câu 5: (4,0 điểm) 
Một gen có tổng số liên kết hiđro là 3900 liên kết, trong đó loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen.
a. Tính số nuclêôtit và chiều dài của gen bằng đơn vị A0 .
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
----------Hết----------
Họ và tên thí sinh: .
Số báo danh: ..
UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 
HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: SINH HỌC 9
Hướng dẫn chấm gồm 02 trang
Câu 1: (3,5 điểm)
a. (1,0 điểm) Do: 
- Tim trẻ em phát triển chưa hoàn thiện. 
- Nhu cầu dinh dưỡng và oxi lớn để kiến tạo cơ thể.
b. (1,5 điểm) 
- Số chu kỳ hoạt động của tim ở người đàn ông đó: 80. 365.24.60.75 = 3153600000.
- Tâm nhĩ dãn với thời gian: 3153600000. 0,7 giây = 2207520000:3600:24:365= 70 năm
- Tâm thất dãn với thời gian: 3153600000. 0,5 giây= 1576800000:3600:24:365= 50 năm
c. (1,0 điểm)
- Bệnh cao huyết áp thường dẫn tới suy tim vì nó làm tăng sức cảm ngoại vi, tim phải tăng cường độ làm việc để đẩy máu đi các cơ quan.
- Làm cho tim phải gắng sức lâu dài dẫn đến phì đại tim suy tim.
Câu 2: (4,0 điểm)
a. (1,0 điểm)
- NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
* Sự khác nhau: (1,0 điểm)
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
- Gồm 2 NST đồng dạng
- Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
b. (2,0 điểm)
- Số TB Sinh tinh: 32 : 4 = 8 
- Số lần phân bào: 2k =8 -> k = 3
- Số NST môi trường cung cấp: 2n(23 – 1) + 2n. 23 = 120.
-> 2n = 8
Câu 3: (4,0 điểm)
* Nêu được 4 ý trong mối quan hệ: (2,0 điểm)
- Nhờ nguyên phân mà các thế hệ TB khác nhau vẫn chứa đựng thông tin di truyền giống nhau đặc trưng cho loài
- Nhờ giảm phân mà tạo nên các giao tử đơn bội để khi thụ tinh lại phục hồi bộ NST 2n cho loài
- Thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong giao tử tạo hợp tử 2n đảm bảo việc truyền đạt thông tin di truyền từ bố mẹ cho con
- Nhờ sự kết hợp 3 quá trình trên mà tạo điều kiện cho các đột biến có thể lan rộng chậm chạp trong loài để có dịp biểu hiện ra kiểu hình.
* Loài sinh vật 2n = 14 phân bào (2,0 điểm)
- Tại thời điểm kỳ đầu của nguyên phân có: 14 NST kép; 28 crômatit; 14 tâm động.
- Tại thời điểm kỳ sau của nguyên phân có: 28 NST đơn; 0 crômatit; 28 tâm động.
- Tại thời điểm kỳ đầu của giảm phân I có: 14 NST kép; 28 crômatit; 14 tâm động.
- Tại thời điểm kỳ sau của giảm phân I có: 7 NST kép; 14 crômatit; 14 tâm động.
Câu 4: (4,5 điểm)
	- Xác định tương quan trội - lặn (1điểm)	
+ Phép lai 1: Xét tỷ lệ dạng hạt ở F1 có 3 hạt tròn: 1 hạt dài chứng tỏ tròn (A) trội so với dài (a) ta có sơ đồ lai phù hợp: P: Aa x Aa (1)
	+ Phép lai 2: Xét tỷ lệ thời gian chín của hạt ở F1 có 3 chín muộn: 1 chín sớm chứng tỏ chín muộn (B) trội so với chín sớm (b) ta có sơ đồ lai phù hợp: P: Bb x Bb (2)
	- Xác định kiểu gen P: (1,5điểm)
	+ Phép lai 1: Tính trạng thời gian chín của hạt ở F1 có 100% chín sớm ta có sơ đồ lai phù hợp: P: bb x bb (3)
	-> Kết hợp (1) với (3) ta có P1: Aabb x Aabb 
	HS viết đúng sơ đồ lai. ( 2.0 điểm)
	+ Phép lai 2: Tính trạng dạng hạt ở F1 có 100% hạt dài ta có sơ đồ lai phù hợp P: aa x aa (4)
	Kết hợp (2) với (4) ta có P2: aaBb x aaBb
	HS viết đúng sơ đồ lai.
Câu 5: (4,0 điểm)
	a. Gọi số nuclêôtit của gen là n	(0,5điểm)
	Theo bài ra ta có: 2A + 3G = 3900	(0,5điểm)
 Vì %A = 20% => %G = 30% 	(0,5điểm)
	2 + 3 = 3900 => n = 3000 nuclêôtit (1.0điểm)
	Chiều dài của gen là = 5100 A0 	(0,5 điểm) 
 	b. Số nuclêôtit mổi loại bằng 
 	A = T = 3000.20% = 600 nuclêôtit 	(0,5điểm)
 	G = X = 3000.30% = 900 nuclêôtit 	(0,5điểm)
-------Hết------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 (xong).doc