UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bài: Câu 1: (3,0 điểm) Chỉ dùng một hóa chất hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, Ba(OH)2 , HCl, H2SO4, NaCl Câu 2: (3,0 điểm) Các dung dịch sau đây có tồn tại được khi cho chúng tác dụng với nhau không ? Em hãy giải thích và viết phương trình phản ứng nếu có. a. NaOH và HCl b. Na2CO3 và AlCl3 c. CuCl2 và K2SO4 d. NaClO và Na2SO3 Câu 3: (3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn một oxít kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 4,9% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 5,883%. Xác định tên kim loại. Câu 4: (4,0 điểm) Cho V lít khí CO2 ở (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau đó thêm tiếp dung dịch CaCl2 dư vào thấy có 15g kết tủa. Tính V. Câu 5: (3,5 điểm) Để m (g) Fe ngoài không khí sau một thời gian ta thu được hỗn hợp B gồm 4 chất rắn nặng 16g. Cho chất rắn B tác dụng hoàn toàn vào dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 4,48 lít khí NO duy nhất ở (đktc). Tính m. Câu 6: (3,5 điểm) Cho 9,6g hỗn hợp dạng bột gồm Fe và một kim loại M hóa trị II hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl loãng dư ta thu được 4,48 lít khí ở (đktc). Mặt khác 3,895g kim loại M trên khử không hết 8,1g CuO ở nhiệt độ cao. Xác định tên kim loại và tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Cho biết Cu = 64;Ca = 40; Fe = 56; Mg =24; Na = 23; O =16: S =32; H =1;C=12; Cl = 35,5; Ba = 137; K =39; N =14 -----------Hết ----------- Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: .. UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: HÓA HỌC 9 Hướng dẫn chấm gồm 3 trang Câu 1: (3,0 điểm). Cho 5 mẩu thử vào 5 ống nghiệm, cho quỳ tím vào NaOH, Ba(OH)2 -> màu xanh (nhóm A); HCl, H2SO4 -> màu đỏ (nhóm B); NaCl không hiện tượng (1,0đ) Sau đó lấy 1 dung dịch nhóm A vào nhóm B nếu có phản ứng nhưng không thấy hiện tượng kết tủa là NaOH; dung dịch còn lại ở nhóm A là Ba(OH)2 . (1,0đ) NaOH + HCl NaCl + H2O 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O Lấy Ba(OH)2 đổ vào mẫu của nhóm B, nếu thấy kết tủa trắng là H2SO4 còn lại là HCL. (1,0 điểm) Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O Câu 2 (3,0 điểm ) Mỗi ý đúng 0,75 điểm a. Không tồn tại hai chất tác dụng với nhau theo PTPƯ sau: HCl + NaOH NaCl + H2O b. Không tồn tại hai chất tác dụng với nhau theo PTPƯ sau: 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O 6 NaCl + 2Al(OH)3 + 3 CO2 c. Có tồn tại vì hai chất không phản ứng với nhau d. Không tồn tại hai chất tác dụng với nhau theo PTPƯ sau: NaClO + Na2SO3 Na2SO4 + NaCl Câu 3: (3,0 điểm) Gọi tên o xít là AO; a là số mol; A là NTK của A. AO + H2SO4 ASO4 + H2O a a a a mol (0,5 điểm) Khối lượng H2SO4 Phản ứng là 98a(g) => Khối lượng dung dịch H2SO4 là 2000a(g) Khối lượng dung dịch sau phản ứng là : (2016 + A)a g Khối lượng ASO4 là ( A + 96) g (1,5 điểm) ta có = => A = 24 (Mg) ( 1,0 điểm) Câu 4: 4,0 điểm) Phương trình phản ứng: CO2 + NaOH NaHCO3 (1) 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O (2) Dung dịch sau phản ứng cho tiếp dung dịch CaCl2 vào thấy có kết tủa chứng tỏ có muối trung tính NaCO3 + CaCl2 CaCO3 + NaCl (3) nCaCO3= = 0,15 mol nNaOH = 0,4.1 =0,4 mol ( 1,5 điểm) * TH 1: Chỉ tạo muối trung tính - Theo pt (2) từ n NaCO3 => n NaOH tác dụng ở (2) = 0,3 mol > 0,4 mol => thoả mãn yêu cầu bài toán. nCO2 = nNaOH = 0,15 mol=> V = 0,15 x 22,4 = 3,36 lít: (1điểm) * TH 2: Tạo thành cả 2 muối Lúc này thì nCO2 và nNaOH đều hết. Theo bài ra và trường hợp 1 thì nNaOH tác dụng ở (2) phải bằng 0,3mol = nCO2 tác dụng ở (1) = 0,1 mol Tổng số mol CO2 = 0,15 + 0,1 = 0,25 mol ; -> v = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít; (1,5 điểm) Câu 5: (3,5 điểm) 2Fe + O2 2 FeO 3Fe + 2O2 Fe3O4 4Fe + 3O2 2 Fe2O3 Fe +4 HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O FeO +10 HNO3 3 Fe(NO3)3 + NO + 5 H2O 3Fe3O4 + 28 HNO3 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O Fe2O3 + 6HNO3 2 Fe(NO3)3 + H2O (1,75 điểm) Gọi số mol Fe ; FeO ; Fe3O4 ; Fe2O3 lần lượt là x,y,z,t. Ta có: 56x + 72y + 232z +160t =16 7x + 9y + 29z + 20t = 2 (1) Theo số mol nguyên tử Fe là x + y + 3z + 2t = (2) Theo PTPƯ và bài ra ta có: x + 3x + y + z = 0,6 (3) Cộng (1) và (3) ta được 10x + 10y + 30z + 20t = 2,6 x + y + 3z + 2t = 0,26. Thay vào phương trình (2) ta có m = 14,56 g ; (1,75 điểm) Câu 6: (3,5 điểm). Gọi số mol của Fe và M là x, y, NTK của M là A Ta có 56x + My = 9,6: Số mol H2 = 0,2 mol Fe + 2HCl FeCl2 + H2 x x mol M + 2 HCl MCl2 + H2 x x mol x + y = 0,2 ( 0,75 điểm) Từ (1) và (2) = > x = vì 0 0 A< 48 Mặt khác ta có: M + CuO MO + Cu A > 38 => 38< A < 48 . Vậy M là Ca. (1,75 điểm) Tính đúng % (1 điểm) %Fe = 58,33% ; % Ca = 41,67 % Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẩn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: