Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt vòng tỉnh năm học 2014- 2015 môn thi: sinh học

pdf 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3631Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt vòng tỉnh năm học 2014- 2015 môn thi: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt vòng tỉnh năm học 2014- 2015 môn thi: sinh học
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH 
NĂM HỌC 2014- 2015 
Ngày thi: 25 tháng 9 năm 2014 
Môn thi: SINH HỌC - Buổi thi thứ hai 
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi gồm có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) 
Câu 1. (1,5 điểm) 
Một bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy cơ thể bị mất rất nhiều nước và muối khoáng, hãy cho 
biết: 
 a. Huyết áp của bệnh nhân này có xu hướng như thế nào? Giải thích. 
 b. Lượng nước tiểu của bệnh nhân nhiều hay ít, vì sao? 
Câu 2. (1,5 điểm) 
Trong vòng tuần hoàn của người, những yếu tố nào đã hỗ trợ để máu chảy về tim? 
Câu 3. (1,0 điểm) 
Động vật nhai lại có nhu cầu cung cấp prôtêin thấp hơn những nhóm động vật ăn thực vật 
khác. Hãy giải thích tại sao? 
Câu 4. (2,0 điểm) 
 a. Tại sao nồng độ prôgestêrôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Sự 
tăng và giảm nồng độ prôgestêrôn có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung? 
 b. Vì sao khi hít phải oxit cacbon (CO) có thể chết nhưng nếu hít phải CO2 thì chỉ có 
phản ứng tăng nhịp tim và nhịp thở? 
Câu 5. (1,5 điểm) 
Trình bày sự tiến hóa thích nghi về cơ quan hô hấp của động vật trên cạn, qua các nhóm 
động vật: giun đất, côn trùng, lưỡng cư, bò sát, thú, chim. 
Câu 6. (1,5 điểm) 
Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa 
trắng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa 
trắng thuần chủng được F1 có 1000 cây, trong đó có 999 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. 
Cho rằng cây hoa trắng ở F1 là do đột biến gây ra. Hãy trình bày các dạng đột biến có thể 
dẫn tới làm xuất hiện cây hoa trắng nói trên. 
Câu 7. (2,0 điểm) 
Cho hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen và đều có kiểu hình hạt tròn, màu trắng giao 
phấn với nhau. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F1, số cây hạt dài, màu tím chiếm 4%. 
Biết mỗi tính trạng do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng trội là 
trội hoàn toàn. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ. (không lập sơ đồ lai). 
Câu 8. (2,0 điểm) 
Trong các công nghệ tế bào được sử dụng trong tạo giống, loại công nghệ nào không tạo 
được giống mới? Giải thích. 
Câu 9. (2,0 điểm) 
Ở một loài thực vật 2n, do đột biến đã tạo cơ thể có kiểu gen Aaaa. 
a) Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành. 
 2 
b) Để gây đột biến dạng nêu trên, cần sử dụng loại hóa chất nào và tác động vào giai 
đoạn nào của chu kì tế bào? 
Câu 10. (2,0 điểm) 
Cho giao phối giữa cây có quả dẹt, hoa đỏ với cây quả dài, hoa vàng đều thuần chủng (P), 
thu được F1 đồng loạt quả dẹt, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, đời F2 phân li kiểu hình gồm: 
56,25% cây quả dẹt, hoa đỏ: 
18,75% cây quả tròn, hoa đỏ: 
18,75% cây quả tròn, hoa vàng: 
6,25% cây quả dài, hoa vàng. 
 Biết tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen điều khiển. 
 a. Cho biết quy luật di truyền chi phối phép lai. 
 b. Xác định kiểu gen của P và F1. 
Câu 11. (1,5 điểm) 
Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm 
sắc thể giới tính X; alen A qui định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định vảy trắng. 
Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy 
đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 3 con vảy đỏ: 1 
con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự 
biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nếu cho F2 giao phối ngẫu 
nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỷ lệ bao nhiêu? 
Câu 12. (1,5 điểm) 
Nêu những khó khăn và cách khắc phục khi chuyển gen của sinh vật nhân thực vào trong 
tế bào vi khuẩn. 
--- HẾT --- 
 3 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH 
NĂM HỌC 2014- 2015 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC BUỔI THI THỨ HAI 
Câu Ý Nội dung Điểm 
1 
1,5đ 
a. 
b. 
 a. Huyết áp giảm vì: Khi mất nhiều nước và muối khoáng do bị tiêu 
chảy, khối lượng máu giảm nên huyết áp giảm. 
 b. Huyết áp giảm kích thích bộ máy cận quản cầu tiết enzim renin. 
Renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin II. Angiotensin II gây 
co động mạch thận giúp giảm tốc độ lọc ở cầu thận -> nước tiểu 
giảm 
 Angiotensin II kích thích vỏ tuyến trên thận tiết Aldosteron. 
Hoocmôn này tác động lên ống lượn xa, tăng cường tái hấp thu Na+ và 
kéo nước vào theo. Kết quả là giảm bài xuất nước tiểu 
0,5 
0,5 
0,5 
2 
1,5đ 
 Những yếu tố đã hỗ trợ để máu về tim là: 
- Do trong tĩnh mạch có hệ thống van chỉ cho máu chảy một chiều từ 
mao mạch trở về tim.. 
- Bao quanh tĩnh mạch có các cơ. Các cơ này co ép vào thành tĩnh mạch 
đẩy máu trong tĩnh mạch di chuyển. Vì nhờ có các van nên việc đẩy 
máu của các cơ sẽ đẩy máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim.. 
- Hoạt động cử động hô hấp của các cơ lồng ngực (cơ hoành, cơ liên 
sườn) tạo ra áp suất âm trong lồng ngực và có cả áp suất âm ở tim. Hai 
áp suất âm này sẽ góp phần hút máu trở về tim. 
0,5 
0,5 
0,5 
3 
1,0đ 
 Động vật nhai lại có nhu cầu cung cấp prôtêin thấp hơn những nhóm 
động vật ăn thực vật khác vì: 
- Động vật nhai lại có tiêu hóa vi sinh vật. Vi sinh vật đã phân giải 
xenlulôzơ trong thức ăn của động vật nhai lại, lấy năng lượng, tăng sinh 
tạo ra lượng sinh khối lớn. Lượng sinh khối này chính là nguồn cung 
cấp prôtêin chủ yếu cho chúng. Vì thế, chúng không cần ăn nhiều các 
thức ăn giàu prôtêin vẫn có đủ prôtêin theo nhu cầu cơ thể.. 
- Động vật nhai lại có cơ chế tái sử dụng urê: Urê trong máu của động 
vật nhai lại ít được thải qua thận mà được biến đổi thành NH3 sau đó 
cung cấp cho vi sinh vật ở dạ cỏ, vừa bổ sung nguồn nitơ cho vi sinh 
vật, cũng chính là bổ sung nitơ cho cơ thể. 
0,5 
0,5 
4 
2,0đ 
a 
b 
a.- Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kì kinh nguyệt sau khi trứng 
rụng tiết ra prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho nồng độ prôgesrêrôn trong máu 
tăng lên. Thể vàng thoái hóa nếu trứng không được thụ tinh làm giảm nồng độ 
prôgesrêrôn trong máu. 
- Nồng độ prôgestêrôn tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp 
tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết ra FSH, LH, nang trứng không 
chín và trứng không rụng; Nồng độ prôgestêrôn giảm gây bong niêm mạc tử 
cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên lại 
tiết ra FSH và LH. 
b. Người ta có thể chết nếu hít phải CO vì CO khi tiếp xúc với hồng cầu sẽ 
chiếm chỗ của O2 trong phân tử hêmôglôbin để tạo thành một hợp chất bền 
chặt, khó phân li, làm hạn chế khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu nên nếu 
hít phải CO sẽ bị chết ngạt vì thiếu O2. .. 
Trong khi đó nếu hít phải CO2, CO2 chỉ gắn vào glôbin trong phân tử 
0,5 
0,5 
0,5 
 4 
hêmôglôbin, không ảnh hưởng tới sự kết hợp của O2 với Hb nên không nguy 
hiểm như hít phải CO. Nồng độ CO2 trong máu cao chỉ làm tăng nhịp tim và 
nhịp thở để thải loại nhanh CO2 ra khỏi cơ thể qua đường hô hấp.. 
0,5 
5 
1,5đ 
 - Giun đất: cơ thể nhỏ, hoạt động ít nên chúng chưa có cơ quan hô hấp, trao 
đổi khí trực tiếp qua da 
- Côn trùng: Kích thước nhỏ, hoạt động nhiều, đã có cơ quan hô hấp là hệ 
thống ống khí dẫn khí đến trao đổi trực tiếp với các tế bào 
- Lưỡng cư: hô hấp bằng phổi và da. Phổi có cấu tạo đơn giản.. 
- Bò sát: Phổi hoàn thiện hơn ở lưỡng cư 
- Thú: Phế nang và mao mạch bao quanh phế nang làm tăng diện tích trao đổi 
khí. Thể tích lồng ngực thay đổi, tuy nhiên vẫn còn một ít không khí cặn khi 
hô hấp.. 
- Chim: Hô hấp kép, có không khí giàu ôxi qua phổi cả khi hít vào và thở ra, 
không có khí cặn trong phổi -> hiệu quả trao đổi khí cao... 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
6 
1,5đ 
 Cây hoa trắng không có gen A, nên nó có thể thuộc một trong ba dạng đột 
biến là mất đoạn NST, lệch bội thể một hoặc đột biến gen. 
- Đột biến mất đoạn NST: Đoạn mất mang gen A. 
 P: AA x aa 
 Cơ thể AA, do đột biến mất đoạn NST nên hình thành giao tử có số 
NST n nhưng không mang gen A. Cơ thể aa giảm phân bình thường tạo giao 
tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến mất đoạn (không mang A) 
tạo ra hợp tử đột biến có kiểu gen a ->hoa trắng. 
- Đột biến lệch bội thể một: Mất NST mang gen A. 
 P: AA x aa 
 Cơ thể AA, do rối loạn giảm phân nên cặp NST mang gen AA không 
phân li tạo nên giao tử (n+1) có gen AA và giao tử (n-1) không có gen A. Cơ 
thể giảm phân bình thường tạo giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử 
đột biến lệch bội (n-1) (không mang gen A) tạo ra hợp tử đột biến lệch bội 
(2n-1) có kiểu gen a ->Hoa trắng. 
- Đột biến gen làm cho A thành a. 
 P: AA x aa 
 Cơ thể AA, do tác nhân đột biến làm cho gen A thành gen a nên cơ thể 
AA tạo ra giao tử A và giao tử đột biến a. Cơ thể aa giảm phân bình thường 
tạo giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến a tạo ra hợp tử đột 
biến có kiểu gen aa -> Hoa trắng. 
0,5 
0,5 
0,5 
7 
2,0đ 
 Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ: 
- P chứa 2 cặp gen dị hợp mang kiểu hình hạt tròn, màu trắng ->các tính trạng 
hạt tròn, màu trắng là trội hoàn toàn so với các tính trạng hạt dài, màu tím. 
 Qui ước: A: hạt tròn; a: hạt dài. 
 B: hạt màu trắng; b: hạt màu tím. 
- F1 có số cây hạt dài, màu tím chiếm tỷ lệ 4%, khác kết quả nếu các gen liên 
kết hoàn toàn và khác 6,25% nếu các gen phân li độc lập ->có ít nhất một 
trong hai cơ thể P có hiện tượng hoán vị gen.. 
- Cây hạt dài, màu tím F1 có kiểu gen 
ab
ab
 chiếm tỷ lệ 4% mà P đều dị hợp 2 
cặp gen nên F1 có thể được tạo thành từ các tổ hợp như sau: 
+ Trường hợp 1: 4%ab//ab = 20%ab x 20%ab 
 Giao tử ab = 20% nhỏ hơn 25% là giao tử hoán vị ->P : Ab//aB (hạt 
tròn, màu trắng) x Ab//aB. (hạt tròn, màu trắng)... 
+ Trường hợp 2: 4%ab//ab = 40%ab x 10%ab 
 Giao tử ab = 40% lớn hơn 25% là giao tử liên kết ->P : AB//ab (hạt 
tròn, màu trắng). 
0,5 
0,5 
 5 
 Giao tử ab = 10% nhỏ hơn 25% là giao tử hoán vị ->P : Ab//aB (hạt 
tròn, màu trắng). 
 Suy ra P: AB//ab (hạt tròn, màu trắng) (tần số HVG=20%) x Ab//aB 
(hạt tròn, màu trắng). (tần số HVG=20%) .  
+ Trường hợp 3: 4%ab//ab = 50%ab x 8%ab 
 Giao tử ab = 50% là giao tử do liên kết gen hoàn toàn tạo ra -> P : 
AB//ab (hạt tròn, màu trắng). 
 Giao tử ab = 8% nhỏ hơn 25% là giao tử hoán vị ->P : Ab//aB (hạt 
tròn, màu trắng). 
 Suy ra P: AB//ab (hạt tròn, màu trắng) x Ab//aB (hạt tròn, màu 
trắng). (tần số HVG=16%) . 
0,5 
0,5 
8 
2,0đ 
 Công nghệ nhân bản vô tính, cấy truyền phôi và nhân giống vô tính là 
những công nghệ không tạo được giống mới. Nguyên nhân là vì sự hình 
thành giống mới gắn liền với sự hình thành kiểu gen mới. 
- Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình nhân lên các cá thể có kiểu 
gen quí hiếm mà không làm thay đổi kiểu gen của cơ thể cho nhân. Vì 
vậy không tạo được giống mới.. 
- Cấy truyền phôi là hiện tượng một phôi được tách ra thành nhiều 
nhóm tế bào, mỗi nhóm tế bào phát triển thành một phôi và cấy phôi 
vào tử cung của con cái để phôi phát triển thành cơ thể . Cấy truyền 
phôi chỉ giúp nhân nhanh giống động vật quý hiếm mà không tạo được 
giống mới... 
- Nhân giống vô tính của thực vật bằng nuôi cấy mô cũng không tạo ra 
giống mới mà nó chỉ tạo ra số lượng lớn cá thể có kiểu gen giống nhau... 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
9 
2,0đ 
a. 
b. 
a) Aaaa: 
* Lệch bội thể 4 nhiễm (2n + 2). . 
Cơ chế: 
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 1 cặp NST nào đó không phân li -> 2 
loại giao tử: giao tử mang 2 NST (n+1) và giao tử khuyết nhiễm (n-1).. 
- Thụ tinh: giao tử (n+1) của cặp NST này kết hợp giao tử (n+1) của cặp NST 
khác.. 
*Tứ bội (4n). 
- Cơ chế: NST nhân đôi, nhưng thoi phân bào không hình thành -> bộ NST 
tăng gấp đôi. 
- Nguyên phân: Hợp tử 2n -> thể 4n 
- Giảm phân: tạo giao tử 2n, giao tử 2n x giao tử 2n -> hợp tử 4n.. 
b) Giai đoạn tác động: 
- Thường xử lí cônsixin vào pha G2 của chu kì tế bào vì sự tổng hợp các vi 
ống để hình thành thoi phân bào xảy ra ở pha G2 (vì NST đã nhân đôi -> xử lí 
cônsixin lúc này sẽ ức chế hình thành thoi phân bào -> tạo thể đa bội với hiệu 
quả cao) 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
10 
2,0đ 
a. 
 a. Quy luật di truyền: 
+ Xét sự di truyền tính trạng hình dạng quả: 
F2 phân li kiểu hình tỉ lệ quả dẹt: quả tròn: quả dài =9 : 6 : 1. Tính trạng hình 
dạng quả được di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của 2 cặp gen không 
alen nhau.. 
Quy ước: A-B-: quả dẹt 
 A-bb; aaB-}quả tròn 
 aabb: quả dài 
F1: AaBb (quả dẹt) x AaBb (quả dẹt) 
F2: 9 A-B-: 9 quả dẹt 
0,25 
 6 
b. 
 3 A-bb; 3 aaB-} 6quả tròn 
 1 aabb: 1 quả dài. 
+ Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hoa: 
F2 phân li hoa đỏ: hoa vàng = 3 :1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân li. 
Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa vàng. 
Qui ước: D: hoa đỏ ; d: hoa vàng 
F1 : Dd (hoa đỏ) x Dd (hoa đỏ) 
F2: 3D- : 3 hoa đỏ 
 1dd : 1 hoa vàng.. 
+ Xét kết hợp sự di truyền cả hai tính trạng: 
F1 là những cá thể dị hợp về hai cặp gen: (AaBb, Dd). 
Nếu cả ba cặp gen phân li độc lập, F2 sẽ phân li kiểu hình tỉ lệ (9 :6 :1)(3 :1) 
=27 :9 :18 : 6 : 3 :1 (mâu thuẫn đề) 
Theo đề, F2 phân li kiểu hình tỉ lệ 9 :3 :3 :1 nên F2 xuất hiện 16 kiểu tổ hợp 
giao tử đực và cái của F1, F1 tạo 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau. 
F1 dị hợp ba cặp gen, khi giảm phân tạo 4 kiểu giao tử tỉ lệ bằng nhau. Điều 
này chứng tỏ gen quy định màu sắc hoa phải liên kết hoàn toàn với một trong 
hai gen quy định hình dạng quả... 
 b. Xác định kiểu gen của P và F1. 
F2 xuất hiện kiểu hình quả dài, hoa vàng mang ba cặp gen đồng hợp lặn 
(aa,bb,dd), suy ra F1 tạo loại giao tử abd hoặc bad, vậy các gen đã liên kết 
theo vị trí đồng. 
Kiểu gen của F1: Aa
BD
bd
 hoặc Bb
AD
ad
Nếu kiểu gen của F1 là Aa
BD
bd
suy ra kiểu gen của P là: 
AA
BD
BD
(quả dẹt, hoa đỏ) x aa
bd
bd
(quả dài, hoa vàng) 
Nếu kiểu gen của F1 là Bb
AD
ad
, suy ra kiểu gen của P là: 
BB
AD
AD
(quả dẹt, hoa đỏ) x bb
ad
ad
(quả dài, hoa vàng) 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
11 
1,5đ 
 Theo đề bài, con cái là XY, con đực là XX. 
P: X
a
Y(cái) x X
A
X
A
 -> F1: 1X
A
Y: 1X
A
X
a
 -> F2: 1X
a
Y: 1X
A
Y: 1X
A
X
a
: 
1X
A
X
A.. 
F2 x F2 -> (3/4 X
A
: 1/4 X
a
) x (1/4X
A
: 1/4 X
a
 : 1/2Y) 
F3 con đực đỏ (X
A
X
-
) = 3/4. 1/4 + 3/4.1/4 + 1/4.1/4 = 43,75%..................... . 
0,5 
0,5 
0,5 
12 
1,5đ 
 + Những khó khăn: 
- Hầu hết gen của sinh vật nhân thực là gen phân mảnh cho nên khi chuyển 
vào tế bào vi khuẩn thì sau khi phiên mã không có giai đoạn biến đổi mARN 
nên các đoạn intron cũng được dịch mã, do đó phân tử prôtêin có cấu trúc 
không giống với phân tử prôtêin mong muốn. 
- Gen của sinh vật nhân thực có vùng prômôtơ (vùng khởi động) khác với 
vùng prômôtơ của gen vi khuẩn nên enzim ARN polimeraza của tế bào vi 
khuẩn thường khó có thể phiên mã được gen chuyển vào nên gen sau khi 
chuyển thường không được phiên mã để sinh tổng hợp prôtêin. 
+ Cách khắc phục: 
- Gen được chuyển vào vi khuẩn không có intron (do các đoạn intron được cắt 
bỏ hoặc do được phiên mã ngược từ mARN trưởng thành) 
- Gen được chuyển vào sẽ có vùng prômôtơ của vi khuẩn để enzim ARN 
pôlimeraza dễ dàng liên kết và khởi động phiên mã... 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
 7 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_HSG_1415BUOI_2.pdf