Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt vòng tỉnh năm học 2014- 2015

pdf 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7525Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt vòng tỉnh năm học 2014- 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt vòng tỉnh năm học 2014- 2015
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH 
NĂM HỌC 2014- 2015 
Ngày thi: 24 tháng 9 năm 2014 
Môn: SINH HỌC - Buổi thi thứ nhất 
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi gồm có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) 
Câu 1. (1,5 điểm) 
Nêu cấu trúc của mạng lưới nội chất. Giải thích tại sao ở người, các tế bào gan có mạng 
lưới nội chất phát triển? 
Câu 2. (2,0 điểm) 
Cấu trúc của vi khuẩn phù hợp với hoạt động sống của vi khuẩn như thế nào? 
Câu 3. (2,5 điểm) 
 a. Ở tế bào động vật có một bào quan phổ biến được ví như một nhà máy xử lý và tái 
chế các vật liệu phế thải. 
 - Bào quan đó có tên gọi là gì? Trình bày cấu trúc và chức năng của nó. 
 - Trong các loại tế bào của cơ thể người, loại tế bào nào có bào quan này nhiều nhất? 
 b. Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó. 
Câu 4. (1,5 điểm) 
Côlestêrôn có vai trò gì trong cấu trúc của màng sinh chất? Vì sao ngày nay người ta 
khuyến cáo nên ăn dầu mỡ không có côlestêrôn? 
Câu 5. (1,5 điểm) 
Giải thích vì sao sự phân bào của vi khuẩn không cần hình thành thoi tơ vô sắc còn sự 
phân bào của tế bào nhân thực cần có thoi tơ vô sắc? 
Câu 6. (1,0 điểm) 
Hiện tượng gì xảy ra khi ngâm tế bào biểu bì vảy hành và tế bào hồng cầu vào trong mỗi 
loại dung dịch sau: dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương. Giải thích. 
Câu 7. (2,0 điểm) 
 a. So sánh sự khác nhau của quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic. 
 b. Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? Quá trình đó 
diễn ra như thế nào? 
Câu 8. (1,5 điểm) 
Xét 5 tế bào sinh dục sơ khai tại vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp số đợt bằng 
nhau, môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 1200 nhiễm sắc thể đơn. 25% số tế 
bào con sinh ra tham gia giảm phân đòi hỏi môi trường cung cấp 320 nhiễm sắc thể đơn. 
Quá trình thụ tinh của số giao tử này có hiệu suất 12,5% đã hình thành 10 hợp tử. Xác 
định: 
 a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. 
 b. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai. 
 c. Giới tính cá thể đang xét là đực hay cái. 
Câu 9. (2,0 điểm) 
 a. Tại sao khi bóc vỏ quanh thân cây thì sau một thời gian cây sẽ bị chết? 
 2 
 b. Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa tất yếu? 
Câu 10. (1,5 điểm) 
 a. Trong quá trình quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không 
có ánh sáng thì pha tối không diễn ra? 
 b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì khác với các nhóm thực vật 
khác? Giải thích tại sao đặc điểm đó là cần thiết với thực vật CAM. 
Câu 11. (1,5 điểm) 
Tại sao nồng độ CO2 thấp vẫn không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật C4, nhưng lại 
gây hô hấp sáng ở thực vật C3? 
Câu 12. (1,5 điểm) 
Ở thực vật, hoocmôn nào thường được tạo ra khi cây gặp điều kiện bất lợi? Sự có mặt của 
hoocmôn này có tác dụng gì? Cho ví dụ cụ thể. Hoocmôn này được sinh ra ở đâu trong 
cây? 
--- HẾT --- 
 3 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH 
NĂM HỌC 2014- 2015 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC BUỔI THI THỨ NHẤT 
Câu Ý Nội dung Điểm 
1 
1,5đ 
 + Cấu trúc của mạng lưới nội chất 
- Là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống 
các xoang dẹt và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế 
bào chất. Gồm có hai dạng là lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. . 
 . Lưới nội chất hạt: Kích thước các xoang dẹp lớn hơn. Mặt ngoài có 
đính các ribôxôm.. 
 . Lưới nội chất trơn: Kích thước các xoang dẹp bé hơn. Mặt ngoài 
không đính các ribôxôm nên bề mặt trơn nhẵn 
+ Giải thích 
- Gan là nơi tổng hợp hầu hết các loại prôtêin của máu nên có mạng 
lưới nội chất hạt phát triển 
- Gan còn là nơi khử các độc tố được tạo ra từ trao đổi chất hoặc từ bên 
ngoài xâm nhập vào cơ thể nên có mạng lưới nội chất trơn phát triển. 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
2 
2,0đ 
 Cấu trúc của vi khuẩn phù hợp với hoạt động sống của vi khuẩn ở chỗ: 
- Vi khuẩn có hoạt động sống mạnh mẽ, tốc độ trao đổi chất cao, thích 
nghi cao độ với sự biến đổi của môi trường. Đặc điểm này có được là 
do vi khuẩn có cấu trúc đơn giản và có kích thước nhỏ... 
- Kích thước càng nhỏ thì tỷ lệ S/V càng lớn dẫn tới tốc độ trao đổi 
chất nhanh. Mặt khác kích thước nhỏ thì khoảng cách giữa các bộ phận 
trong tế bào gần nhau nên tốc độ vận chuyển nội bào nhanh. Điều này 
làm tăng tốc độ chuyển hóa các chất trong tế bào.... 
- Cấu trúc càng đơn giản thì lượng vật chất càng ít, do đó sự tổng hợp 
các chất càng nhanh và tốc độ sinh sản càng nhanh. Điều này giúp vi 
khuẩn thích ứng nhanh với những biến đổi của môi trường. 
- Bộ máy di truyền của vi khuẩn có cấu trúc đơn giản và tốc độ tổng 
hợp các chất nhanh nên tốc độ sinh sản của vi khuẩn rất nhanh.. 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
3 
2,5đ 
a 
b 
 a. Đó là lizôxôm. 
 + Cấu trúc: 
 - Được bao bọc bởi 1 lớp màng. 
 - Bên trong chứa nhiều enzim thủy phân... 
 + Chức năng: 
 - Phân hủy các tế bào, bào quan già, các tế bào bị tổn thương 
không có khả năng phục hồi, tiêu hóa nội bào. 
 Ở người, đó là tế bào bạch cầu 
 b. Cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng: 
 - Hình dạng: bầu dục, hình dạng của diệp lục có thể thay đổi khi 
tiếp xúc với hướng sáng khi cường độ ánh sáng thay đổi 
 - Chứa các hạt grana, bao gồm nhiều túi tilacôit xếp chồng lên 
nhau, các grana nối với nhau bằng các dây nối có tác dụng truyền năng 
lượng giữa các grana. 
 - Trên màng tilacôit có chứa hệ sắc tố và enzim sắp xếp theo trật tự 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 4 
nhất định để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng.. 
 - Xoang tilacôit chứa dịch với nồng độ H+ cao, khi bơm ra ngoài 
(qua phức hệ ATP – aza) sẽ tổng hợp ATP.. 
 - Chất nền chứa enzim có vai trò tổng hợp các chất hữu cơ. 
0,25 
0,25 
0,25 
4 
1,5đ 
 - Màng sinh chất của tế bào nhân thực chứa một lượng đáng kể 
côlestêrôn chen vào giữa 2 phân tử phôtpholipit và làm tăng tính cứng 
của màng... 
- Côlestêrôn còn làm giảm tính thấm của các phân tử tan trong nước, 
tăng tính mềm dẻo và ổn định cơ học. Nó là một stêrôit, còn giữ vai trò 
như chất “đệm” của tính lỏng: ở nhiệt độ cao hạn chế sự vận động quá 
mức của các mạch axít béo, khi nhiệt độ thấp tránh sự gắn kết thành 
tinh thể.. 
- Ở người ăn dầu mỡ giàu côlestêrôn lâu ngày, thì nó sẽ tích lũy nhiều 
làm xơ cứng mạch máu gây chứng tăng huyết áp 
0,5 
0,5 
0,5 
5 
1,5đ 
 + Tế bào vi khuẩn không cần có sự hình thành thoi tơ vô sắc là vì: 
 - Tế bào vi khuẩn có mezoxom (là cấu trúc được hình thành do màng 
sinh chất gấp khúc tạo nên). Phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn 
bám lên mezoxom và khi tế bào phân chia thì mezoxom này giản ra và 
kéo 2 ADN về 2 cực của tế bào 
 - Tế bào vi khuẩn có bộ NST là một phân tử ADN dạng vòng, trần. 
Chính vì vậy, khi phân bào thì phân tử ADN này nhân đôi và tách nhau 
ra và hướng về 2 cực của tế bào để hình thành 2 tế bào con. Giả sử vi 
khuẩn có nhiều phân tử ADN thì với cách phân bào nhờ mezoxom sẽ 
không thể phân chia đồng đều vật chất di truyền cho tế bào con. 
+ Tế bào nhân thực cần có sự hình thành thoi tơ vô sắc là vì: 
 - Tế bào nhân thực có bộ NST gồm nhiều NST và cấu trúc phức tạp. 
Chính vì vậy cần phải có thoi tơ vô sắc để kéo NST tiến về hai cực tế 
bào. Giúp cho quá trình phân chia NST cho tế bào con một cách đồng 
đều. 
0,5 
0,5 
0,5 
6 
1,0đ 
 - Hiện tượng và giải thích với tế bào biểu bì vảy hành: 
+ Trong môi trường nhược trương: tế bào vảy hành trương nước, màng 
sinh chất áp sát thành tế bào............. 
+ Trong môi trường ưu trương: tế bào mất nước dẫn đến màng sinh 
chất tách dần khỏi thành tế bào nên xảy ra hiện tượng co nguyên sinh... 
- Hiện tượng và giải thích với tế bào hồng cầu: 
+ Trong môi trường nhược trương: thế nước môi trường lớn hơn thế 
nước trong tế bào dẫn tới tế bào hút nước do không có thành tế bào nên 
tế bào vỡ tung (tiêu huyết)............ 
+ Trong môi trường ưu trương: hồng cầu nhăn nheo do thế nước môi 
trường nhỏ hơn thế nước trong tế bào dẫn tới tế bào mất nước... 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
7 
2,0đ 
a 
a. So sánh khác nhau quá trình lên men rượu từ đường và lên men 
lactic. 
* Khác nhau: 
Lên men rượu từ đường Lên men lactic 
- Tác nhân: Nấm men 
- Sản phẩm: Rượu etylic 
- Thời gian: Lâu 
- Phản ứng: 
- Vi khuẩn lactic 
- Axit lactic 
- Nhanh 
0,25 
0,25 
0,25 
 5 
b 
C6H12O6 ->2C2H5OH + 2CO2 + Q 
- Mùi: Có mùi rượu 
C6H12O6 ->2CH3CHOHCOOH +Q 
Có mùi chua 
b. Muối dưa, muối cà là hình thức lên men lactic 
Các loại rau củ trước khi muối thường được phơi chỗ râm cho mất bớt 
nước sau đó mới đem muối. Để tạo điều kiện kị khí, người ta thường 
nén dưa bằng một cái vỉ tre và một hòn đá. Áp suất thẩm thấu cao do 
nước muối tạo ra sẽ hút chất dịch trong tế bào dưa ra. Vi khuẩn lactic 
và vi khuẩn gây thối lúc đầu có thể cùng phát triển, sau một thời gian 
axit lactic được tích lũy sẽ làm ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn 
gây thối. Dưa chua dần lên, đến một độ chua nhất định sẽ làm ức chế 
ngay cả hoạt động của nhóm vi khuẩn lactic 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
8 
1,5đ 
a 
b 
c 
 a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. 
 - Gọi 2n: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. 
 - Gọi k: Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai (n, k: 
nguyên dương). 
 - Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân: 5.2k ->số tế bào thực 
hiện giảm phân là: 
1
4
.5.2
k
. 
 Ta có: 
1
4
.5.2
k
.2n = 320 nên 5.2
k
.2n = 1280 (1) 
 5.(2
k
 – 1).2n = 1200 (2)... 
 Từ (1), (2) ta suy ra 2n = 16. 
 b. Số đợt nguyên phân 
 Từ (1): 2k = 1280/5.16 = 16 nên k = 4. 
 Mỗi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 4 đợt 
 c. Giới tính cá thể đang xét: 
 - Số tế bào tham gia giảm phân: 
1
4
.5.2
4
 = 20. 
 - Số giao tử sinh ra từ 20 tế bào: 10.100/12,5 = 80 giao tử.. 
 - Số giao tử sinh ra từ 1 tế bào: 80: 20 = 4. 
 - Một tế bào, qua giảm phân tạo 4 giao tử, suy ra đây phải là cá thể 
thuộc giới đực... 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
9 
2,0đ 
a 
b 
a. Nguyên nhân là vì: 
- Nhu mô vỏ là mạch rây của thân cây. Mạch rây làm nhiệm vụ vận 
chuyển chất hữu cơ từ lá xuống rễ để cung cấp cho rễ. 
- Khi bóc vỏ quanh thân cây thì đường dẫn mạch rây bị chặn lại làm 
cho chất hữu cơ được tụ lại phía trên khu vực bóc vỏ mà không đưa 
xuống rễ. Rễ không được cung cấp chất hữu cơ dẫn tới các tế bào rễ bị 
chết. Khi các tế bào rễ bị chết thì rễ không hút được nước và ion 
khoáng để cung cấp cho lá nên lá sẽ không quang hợp được dẫn tới cây 
bị chết vì thiếu nước và thiếu chất dinh dưỡng 
 b. Thoát hơi nước là tai họa tất yếu. 
 - Thoát hơi nước là tai họa. Vì việc thoát hơi nước làm cho cây mất 
đi 99% lượng nước. Nếu không được hút bổ sung từ đất thì việc mất đi 
99% lượng nước sẽ dẫn tới gây héo cho cây 
 - Thoát hơi nước là tất yếu vì việc thoát hơi nước đem lại 3 vai trò 
quan trọng mà không có 3 vai trò này thì cây sẽ chết.. 
 + Thoát hơi nước tạo ra động lực phía trên kéo dòng nước và ion 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
 6 
khoáng từ đất lên lá... 
 + Thoát hơi nước làm khí khổng mở tạo điều kiện cho CO2 khuếch 
tán vào lá để cung cấp cho quang hợp.. 
 + Thoát hơi nước làm giải phóng nhiệt để chống nóng cho cây... 
0,25 
0,25 
0,25 
10 
1,5đ 
a 
b 
 a. Trong quá trình quang hợp, pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng 
nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra vì: 
 - Quang hợp diễn ra theo 2 pha là pha sáng và pha tối, trong đó sản 
phẩm của pha sáng cung cấp nguyên liệu cho pha tối và sản phẩm của 
pha tối cung cấp nguyên liệu cho pha sáng. Do vậy nếu một pha nào đó 
bị ngưng trệ thì pha còn lại sẽ không diễn ra được... 
 - Khi không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra cho nên pha 
sáng không hình thành được NADPH và ATP. Khi không có NADPH 
và ATP thì không có nguyên liệu cho pha tối. Ở pha tối, NADPH và 
ATP được sử dụng để khử APG thành AlPG và ATP được sử dụng để 
tái tạo chất nhận Ri-1,5diP... 
 b. Thực vật CAM thích nghi với đời sống ở vùng sa mạc, nơi thường 
xuyên thiếu nước. 
- Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác 
dụng tiết kiệm nước, ban đêm khí khổng mở để lấy CO2 và có thể lấy 
thêm nước qua khí khổng. 
- Thực vật CAM là cơ thể mọng nước nên nó luôn tích nước dự trữ 
trong thân cây. Hiện tượng tích nước này có tác dụng chống nóng cho 
cây. 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
11 
1,5đ 
 Nồng độ CO2 thấp vẫn không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật 
C4, nhưng lại gây hô hấp sáng ở thực vật C3 là vì: 
 - Thực vật C4 có chu trình dự trữ CO2 ở lục lạp của tế bào mô dậu tạo 
nên một kho dự trữ CO2 đó chính là axit malic. Nhờ có kho dự trữ CO2 
nên khi nồng độ CO2 thấp vẫn không gây cạn kiệt CO2, vẫn có đủ CO2 
để cung cấp cho pha tối của quang hợp 
 - Hai pha của quang hợp ở thực vật C4 khác nhau về mặt không gian 
nên không gây hô hấp sáng. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở lục 
lạp của tế bào mô dậu nên O2 được giải phóng từ tế bào mô dậu và 
khuếch tán ra môi trường. Chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp của tế bào 
bao bó mạch, nơi có nguồn dự trữ CO2 dồi dào và có nồng độ O2 thấp... 
 - Ở thực vật C3 không có kho dự trữ CO2, enzim Rubisco vừa có hoạt 
tính khử, vừa có hoạt tính ôxy hóa, nên khi thiếu CO2 nó xảy ra hô hấp 
sáng... 
0,5 
0,5 
0,5 
12 
1,5đ 
 - Hoocmôn này là axit abxixic (AAB).. 
- Tác dụng: Khi gặp các điều kiện bất lợi như khô hạn, ngập úng, lạnh, 
sâu bệnh,thì hàm lượng AAB tăng lên giúp cây có những biến đổi để 
thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường 
- Ví dụ: Giữa trời nắng to hàm lượng AAB tăng nhanh trong lá làm khí 
khổng nhanh chóng đóng lại ->giảm sự thoát hơi nước -> tránh sự mất 
nước quá nhanh. 
- AAB được sinh ra ở hầu hết các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa, 
củ, quả và tích lũy nhiều ở các cơ quan già, cơ quan đang ngủ nghỉ, 
cơ quan sắp rụng. . 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_HSG_1415.pdf