Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2008 - 2009 môn thi : sinh học

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1196Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2008 - 2009 môn thi : sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2008 - 2009 môn thi : sinh học
sở giáo dục và đào tạo
hà nam
kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT
Năm học 2008 - 2009
đáp án Đề chính thức
Môn thi : Sinh học
Câu/ ý
Nội dung
Điểm
Câu1 (3,0 điểm)
1
Enzym dãn xoắn (mở xoắn): làm phân tử ADN sợi kép giãn xoắn, cắt đứt các liên kết hidrro tạo chạc sao chép, sẵn sàng cho quá trình tái bản ADN 
0,25
Enzym ARN polymeraza (primaza): tổng hợp đoạn mồi cần cho sự khởi đầu quá trình tái bản ADN (bản chất đoạn mồi là ARN).
0,25
Enzym ADN polymeraza: đây là enzym chính thực hiện quá trình tái bản ADN
0,25
Enzym ADN ligaza (ligaza): nối các đoạn Okazaki trên mạch ADN được tổng hợp gián đoạn để hình thành nên mạch ADN mới hoàn chỉnh.
0,25
2
- 2 mạch đơn của ADN có chiều liên kết trái ngược nhau
0,25
- Enzim tháo xoắn và enzim ADN polymeraza xúc tác diễn ra theo 1 chiều nhất định
0,25
3
Vẽ hình minh hoạ và chú thích tên các phần chính của một phân tử mARN
Vẽ hình và chú thích:
Đuôi Poly (A)
Vùng không mã hóa đầu 3’
Vùng mã hóa của gen
Mũ đầu 5’
AUG
m7-G
Trình tự kết thúc phiên mã
Bộ ba kết thúc
Bộ ba mở đầu
0,50
- Chức năng cơ bản của mỗi vùng:
a)Mũ đầu 5’ (m7G): bảo vệ phân tử mARN khi vận chuyển từ nhân đến tế bào chất; giúp nhận biết chiều dịch mã.
b)Bộ ba mã mở đầu: sự dịch mã gen bắt đầu từ đây.
c)Bộ ba mã kết thúc: sự dịch mã gen kết thúc ở đây.
0,50
d)Trình tự kết thúc phiên mã: sự phiên mã (tổng hợp mARN) kết thúc ở đây.
e)Đuôi poly(A): bảo vệ phân tử mARN khi vận chuyển từ nhân đến tế bào chất; có liên quan đến thời gian tồn tại của phân tử mARN trong tế bào chất; giúp nhận biết chiều dịch mã.
Chú ý thí sinh có thể vẽ và chú thích gồm 3 vùng : Khởi động, mã hoá, kết thúc cũng cho điểm tối đa.
0,50
Câu 2 (2,0 đỉêm)
1
a. P ; b. E- P ; c. E- P ; d. E-P; e. P 
Ghi chú: Đúng mỗi ý cho 0,2 điểm
1,0
2
A. Kích thước (chiều rộng) của ADN B. Sợi cơ bản
C. Sợi nhiễm sắc D. Vùng xếp cuộn
E. Cromatit F. Nhiễm sắc thể ở kỳ giữa
Ghi chú: Sai 1 ý trừ 0,2 điểm
1.0
Câu 3 (2,0 điểm)
1
- Phép lai thế hệ xuất phát khác nhau 1 cặp tính trạng đối lập nhưng ở F2 có 16 tổ hợp giao tử => mỗi bên bố mẹ giảm phân cho ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. Vậy ở F1dị hợp tử 2 cặp gen => tính trạng màu sắc hoa được qui định bởi 2 gen di truyền tương tác với nhau cho tỷ lệ đặc trưng 9:7 (tương tác bổ trợ giữa 2 alen trội khác lô cut).
0,50
- Cơ sở hoá sinh:
+ Sắc tố được tạo ra nhờ 2 yếu tố: tiền chất do gen A tạo ra và enzim do gen B tạo ra xúc tác phản ứng biến sản phẩm của gen A thành sắc tố có màu đỏ
0,50
+ Các kiểu gen A-bb và aaB- đều thiếu 1 yếu tố và aabb thiếu cả 2 yếu tố nên hoa có màu trắng.
0,50
+ Các kiểu gen A-B- có đủ 2 yếu tố nên sắc tố màu đỏ được tổng hợp.
Chú ý : nếu thí sinh trình bày được theo cách khác nếu logic, hợp lý thì cũng cho điểm tối đa (2 gen, 2enzim xúc tác chuyển hoá 2 phản ứng ...)
0,50
Câu 4 (3,5 điểm)
1
Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen xảy ra ở 1 vài cặp nucleotit tại 1 vị trí nào đó nên được gọi là đột biến điểm
0,50
2
Cơ chế xuất hiện và hậu quả các loại đột biến gen
Mỗi cơ chế và hậu quả cho 0,5 điểm, nếu nêu được cơ chế cho 0,25 điểm hậu quả cho 0,25điểm
1,50
3
* Có ở :
- Cơ thể bình thường có cặp NST giới tính XX và XO.
0,25
- Thể một nhiễm với cặp NST giới tính XO.
0,25
* Cơ chế hình thành
- Cơ thể bình thường: XX và XO. viết sơ đồ.......
0,50
- Đột biến ở cặp NST giới tính. Viết sơ đồ........
0,50
Câu 5 (2,0 điểm)
1
So sánh quá trình sao mã
a. Giống nhau
0,50
- ADN dạng xoắn cục bộ và một gen thì chỉ có một mạch làm khuôn mẫu.
- Nguyên liệu là các nuclêôtit (A,U,G,X)
- Đều có sự xúc tác của enzim ARN-pôlymeraza
- ARN được tổng hợp theo chiều 5'-3'. 
- Theo nguyên tắc bổ sung.
Chú ý: đúng 2/5 ý cho 0,25 điểm, đúng từ 4 ý trở lên cho 0,5 điểm
b. Khác nhau
Nhân sơ
Nhân chuẩn
- Mỗi loài có một enzim ARN pôlymeraza đặc thù.
- Có nhiều enzim ARN pôlymeraza được sử dụng.
0,25
- mARN không chứa các intron nên được sử dụng ngay để tổng hợp protêin
- mARN được tổng hợp xong chỉ là bản sao sơ cấp phải qua khâu chế biến mới trở thành ARN thành thục.
0,25
ở phần khác nhau nếu ý nào chỉ viết được 1 vế thì không cho điểm
2
Nêu 3 sự kiện, hiện tượng ....
Ba hiện tượng đó là: 
a. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các nhiễm sắc tử (crômatit) ở kỳ đầu giảm phân I dẫn đến sự hình thành các nhiễm sắc thể có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen 
0,50
b. ở kỳ sau giảm phân I, sự phân ly độc lập của các nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ và bố trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng một cách ngẫu nhiên về hai nhân con, dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của các nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố và mẹ (số loại tổ hợp có thể có là 2n, nếu n = số cặp NST có trong tế bào). 
0,25
c. ở kỳ sau giảm phân II, phân ly các nhiễm sắc tử chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng một cách ngẫu nhiên về các tế bào con. 
Ghi chú: Nếu thí sinh chỉ nêu sự kiện, mà không giải thích tại sao sự kiện đó có thể tạo ra các giao tử khác nhau, thì trừ 1/2 số điểm. Đối với ý 1, nếu thí sinh nêu do tiếp hợp (không nêu trao đổi chéo), thì không cho điểm.
0,25
Câu 6 (2,0 điểm)
1
Cấu trúc quần thể có tỷ lệ AA xấp xỉ bằng aa và quần thể 100% ở dạng thuần chủng => đây là quần thể của loài cây tự thụ phấn 
0,50
Quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỷ lệ cá thể đồng hợp tử tăng, tỷ lệ dị hợp tử giảm theo công thức : ; 
0,50
2
Gọi p và q là tần số tương ứng của 2 alen A và a (p + q = 1).
Theo định luật Hácđi-Vanbéc, khi quần thể ở trạng thái cân bằng ta có: 
p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Theo bất đẳng thức toán học, ta có p2 + q2 ³ 2pq, vì vậy tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất khi 2pq = p2 + q2. 
Giải hệ phương trình: 	p2 + q2 = 2pq
	p + q 	= 1
ta có p = q = 0,5. Vậy, khi tần số hai alen là 0,5 thì tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất 
0,50
0,50
Câu 7 (2,0 đỉêm)
1
1- C ; 2 - B ; 3 - D; 4 - E; 5 - F; 6 - K; 7 - A.
1,5
2
- Sử dụng cùng 1 loại loại enzim cắt giới hạn để cắt ADN của tế bào cho và ADN plasmit (thể truỳên).
0,25
- Giải thích: Cùng 1 loại enzim cắt sẽ tạo ra các đầu đính có trình tự giống nhau. Khi trộn đoạn ADN của tế bào cho và ADN plasmit đã cắt hở, các đầu đính bắt cặp bổ sung với nhau.
0,25
Câu 8 (2,5 điểm)
1
- P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng đối lập, F1 100% xám dài => xám dài là trội hoàn toàn so với đen, ngắn
0,50
- Gọi alen A qui định tính trạng thân xám, alen a qui định tính trạng thân đen
Alen B qui định tính trạng cánh dài, alen b qui định tính trạng cánh ngắn thì ruồi mình xám cánh ngắn có kiểu gen Ab//Ab, ruồi mình đen cánh dài có kiểu gen aa//BB. Suy ra kiểu gen của ruồi F1 là : Ab//aB
0,50
- ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái, ruồi thân đen cánh ngắn có kiểu gen ab//ab chiếm tỷ lệ 4% tỷ lệ do hoán vị gen tạo ra 
=> 2 gen qui định 2 tính trạng nằm trên 1 cặp NST và hoán vị ở con cái với tần số f = 16%
0,50
2
 Xét vị trí tương đối của 3 gen d - pr - c ta có 
khoảng cách giữa d với pr = 23,5 cM
khoảng cách giữa d với c = 44,5 cM
khoảng cách giữa c với pr = 21 cM 
=> trật tự 3 gen là : d - pr - c (1)
0,25
Xét vị trí tương đối của 3 gen pr - c - b ta có 
khoảng cách giữa pr với c = 21 cM
khoảng cách giữa pr với b = 6 cM
khoảng cách giữa c với b = 27cM 
=> trật tự 3 gen là : c - pr - b (2) 
0,25
Từ (1) và (2) suy ra trật tự 4 gen trên là : 
 17,5 6 21
d b pr c
0,50
Câu 9 (1,0 điểm)
1. Xét quần thể 1 : cây hoa màu đỏ có kiểu gen sau đây AA hoặc Aa
Trường hợp 1: Nếu tất cả cây hoa đỏ có kiểu gen AA thì tần số tương đối alen A : pA = 1, tần số tương đối của alen a : qa = 0 => quần thể thoả mãn công thức của trạng thái cân bằng p2q2 = (2pq/2)2 => quần thể đạt trạng thái cân bằng 
0,25
Trường hợp 2. Cây hoa màu đỏ tất cả có kiểu gen Aa thì pA = 0,5, tần số qa = 0,5 => p2q2 = 0; (2pq/2)2 = 0,25 => p2q2 < (2pq/2)2 = 0,25 quần thể không đạt trạng thái cân bằng 
0,25
Trường hợp 3 . Cây hoa màu đỏ gồm các kiểu gen AA và Aa ..... không cân bằng
0,25
2. Xét quần thể 2 : Tất cả các cây đều có hoa màu trắng và có kiểu gen aa thì : pA = 0, tần số tương đối của alen a : qa = 1 => quần thể thoả mãn công thức của trạng thái cân bằng p2q2 = (2pq/2)2 = 0 => quần thể đạt trạng thái cân bằng 
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docda_HSG_Ha_NAM_0809.doc