SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TỈNH CÀ MAU CÀ MAU NĂM HỌC 2005-2006 ĐỀ CHÍNH THỨC - Môn thi: SINH HỌC (vòng 1) - Ngày thi: 26 – 11 – 2005 - Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Phân biệt hai đặc điểm của: a) Hai con đường vận chuyển nước trong cây b) Hai con đường thoát hơi nước ở lá Câu 2: (2,5 điểm) Muốn cho cây tái sinh nhanh sau khi chặt, người ta phải: - Chặt giữa thân cây - Chặt gần sát gốc - Chặt gần trên ngọn cây Cách nào mang lại hiệu quả nhất? Vì sao? Câu 3: (4,0 điểm) Khi chiếu sáng ánh sáng có cường độ 100 calo/dm2/giờ. - Lá cây bạch đàn thải ra CO2 với cường độ là 0,12 mg/g chất khô/giờ - Lá cây lúa không hấp thu CO2 cũng không thải CO2 - Lá cây keo hấp thu 0,4 mg CO2/dm2/giờ a) Hãy rút ra kết luận về giá trị cường độ ánh sáng và đặc điểm của các cây trên đối với ánh sáng. b) Trồng các cây trên chổ nào thích hợp để cho năng suất cao. Câu 4: (4,0 điểm) Vì sao nói hệ sinh thái là một hệ hở về năng lượng nhưng kín về vật chất. Vẽ hai sơ đồ chứng minh cho ý kiến trên. Câu 5: (3,5 điểm) Thế nào là động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt. - Các loài sau: rắn, chim sâu, thằn lằn, chuột, sâu ăn lá. Loài nào là động vật biến nhiệt. - Động vật biến nhiệt và đẳng nhiệt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường như thế nào. Câu 6: (2,5 điểm) Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất là tăng lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Người ta cần phải làm gì để thực hiện biện pháp đó. Câu 7: (1,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. A- Pha (giai đoạn) đơn bội của thực vật được gọi là: a) Thực vật thân đơn bội b) Giao tử thể c) Thực vật trung sinh d) Bào tử thể B- Nguyên nhân trước tiên loài cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là: a) Các ion khoáng là độc hại đối với cây b) Thế năng nước của đất là quá thấp c) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp d) Các tinh thể muối hình thành trong khí khổng làm ngừng trao đổi khí --- HẾT ---
Tài liệu đính kèm: