Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013-2014 đề thi môn thi: lịch sử

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1371Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013-2014 đề thi môn thi: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013-2014 đề thi môn thi: lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT chuyên 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,5 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), em hãy phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng này?
Câu 2 (1,5 điểm)
	Nêu những điểm khác nhau về giai cấp lãnh đạo, con đường và phương pháp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ so với Trung Quốc trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 3 (3,0 điểm)
 Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nước Mỹ và nước Đức đã giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng như thế nào?
Câu 4 (1,5 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII.
Câu 5 (2,5 điểm)
Tại sao trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của xu hướng bạo động và cải cách?
---------------------Hết--------------------
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên
(Đáp án- Thang điểm có 04 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), em hãy phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng này?
1,5
- Quần chúng nhân dân gồm: nông dân,công nhân,thợ thủ công, dân nghèo thành thị Quần chúng nhân dân là lực lượng chính trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, họ chịu sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, họ là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng đi lên từng bước đạt tới đỉnh cao.
0,25
- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã vũ trang chiếm pháo đài Ba-xti, mở đầu cho cuộc cách mạng tư sản Pháp. Đại tư sản nắm chính quyền thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, công bố hiến pháp 1791 thiết lập nền quân chủ lập hiến
0,25
- Khi nước Pháp lâm nguy do sự tấn công của thù trong giặc ngoài, đại tư sản lừng chừng. Ngày 10/8/1792, quần chúng nhân dân nổi dậy bắt giam Vua và Hoàng hậu phản bội, lật đổ chế độ quân chủ lập hiến và thành lập nền cộng hoà đầu tiên do tư sản công thương nắm chính quyền 
0,25
- Ngày 31/5 và 2/6/1793, cách mạng Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt, quần chúng nhân dân đã khởi nghĩa đưa phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đưa cuộc cách tư sản Pháp phát triển đến đỉnh cao.
0,25
- Ngày 27/7/1794 khi thù trong giặc ngoài đã được giải quyết nội bộ phái Gia-cô-banh mâu thuẫn, quần chúng nhân dân dần dần mất lòng tin và không còn ủng hộ chính quyền Gia-cô-banh nữacách mạng tư sản Pháp kết thúc cùng với sự sụp đổ của phái Gia- cô - banh.
0,25
- Như vậy, quần chúng nhân dân là động lực thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên.
0,25
2
Nêu những điểm khác nhau về giai cấp lãnh đạo, con đường và phương pháp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ so với Trung Quốc trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
1,5
- Về giai cấp lãnh đạo: Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là giai cấp tư sản, với đại diện là Đảng Quốc Đại trong khi đó lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc là giai cấp vô sản với đại diện là Đảng Cộng sản Trung Quốc. 
0,5
- Về con đường đấu tranh: Nhân dân Ấn Độ sử dụng con đường đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác trong khi đó nhân dân Trung Quốc sử dụng bạo lực cách mạng. 
0,5
- Về phương pháp đấu tranh: Nhân dân Ấn Độ sử dụng phương pháp đấu tranh chính trị hòa bình trong khi đó nhân dân Trung Quốc sử dụng đấu tranh vũ trang.
0,5
3
Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nước Mỹ và nước Đức đã giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng như thế nào?
3.0
1. Nguyên nhân khủng hoảng: Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, không đều, thiếu kế hoạch của các nước tư bản chủ nghĩa. Đời sống của người lao động các nước tư bản không được cải thiện tương ứng với sự phát triển mâu thuẫn giữa cung và cầu ...
0.5
2. Hậu quả:
- Kinh tế: Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, sản xuất đình đốn
0.25
- Chính trị xã hội: Số người thất nghiệp tăng nhanh ở các nước Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, các phong trào đấu tranh diễn ra khắp các nước tư bản
0.25
- Khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Các nước tư bản tìm cách thích nghi mới
0.25
3. Việc giải quyết khủng hoảng của các nước:
- Nước Đức: Giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước thiết lập chủ nghĩa phát xít
0.25
+ Chính trị: Giai cấp tư sản thiết lập nền chuyên chính độc tài khủng bố công khaiđặt cộng sản ngoài vòng pháp luật..hủy bỏ hiến pháp Vai-ma, tự xưng làm Quốc trưởng
0.25
+ Đẩy mạnh các hoạt động vũ trang, thiết lập trục phát xít.. đòi chia lại thế giới
0.25
- Kinh tế: Chính quyền phát xít tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnhlập tổng hội đồng kinh tế, tập trung cho công nghiệp quốc phòng..
0.25
- Nước Mỹ: thực hiện chính sách mới của Ru-dơ-ven: đó là hệ thống các chính sách của nhà nước về các mặt kinh tế chính trị, xã hội
0.25
+ Tăng cường sự can thiệp của nhà nước, thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp
0.25
+ Nước Mỹ đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹgóp phần để Mỹ tiếp tục duy trì chế độ đại nghị tư sản.
0.25
4
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII?
1,5
- Kẻ thù
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX đã phải chống lại một kẻ thù mạnh là thực dân Pháp, hơn ta một phương thức sản xuất
+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII cũng phải chống lại những kẻ thù mạnh như quân Tống, Mông- Nguyên song cùng trình độ phát triển
0,5
- Tiềm lực đất nước
+ Trước nguy cơ bị xâm lược, Triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được các chính sách phù hợp để củng cố sức nước, sức dân, cố kết nhân tâmhệ quả là đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp 
+ Trước nguy cơ bị xâm lược, các vua nhà Lý, nhà Trần đã có các chính sách để đoàn kết nhân dân, đoàn kết nội bộ triều đình
0,5
- Đường lối kháng chiến
+ Khi Pháp xâm lược triều Nguyễn đã không đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, ngày càng xa rời đường lối đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc
+ Trước các thế lực ngoại xâm triều Lý, triều Trần đã chủ động đề ra đường lối kháng chiến, phát huy truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc
0,5
5
Tại sao trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của xu hướng bạo động và cải cách?
2.0
- Khái quát phong trào yêu bước và cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX: Phong trào Cần Vương (1885-1896) thất bạitác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914)tư tưởng tư sản được du nhập vào nước ta tạo nên bước phát triển của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX với đặc điểm nổi bật là có sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách.
0,25
- Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc và dân chủ: Phan Bội Châu là người đại diện xu hướng bạo động cho rằng Độc lập là cái cần có trước, trong khi đó Phan Chu Trinh lại cho rằng dân chủ là cái cần có trước; các ông mới chỉ nhìn thấy một trong những mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam (mâu thuẫn dân tộc hoặc dân chủ)
0,5
- Do có sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu tiếp thu tư tưởng tư sản không sâu sắc bằng Phan Châu trinh nên vẫn tiếp tục con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mặc dù đã mang nhiều nét mới, chủ trương tổ chức lực lượng ở trong nước, tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản, tổ chức bạo động vũ trang để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc; trong khi đó Phan Chu Trinh chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền, vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chế độ cai trị ở thuộc địa, coi đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
0,5
- Do có sự khác nhau về truyền thống gia đình, quê hương của người đại diện và đề xướng hai xu hướng: Nghệ An, Quê hương của Phan Bội Châu có truyền thống đấu tranh vũ trang từ lâu. Quảng Nam với cửa biền Hội An, thành phố Đà Nẵng quê hương Phan Châu Trinh có truyền thống giao lưu buôn bán.
0,25
- Do mức độ tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đến người đại diện và đề xướng hai xu hướng có sự khác nhau: Nghệ An, Quê hương của Phan Bội Châu không phải là trung tâm khai thác thuộc địa của Pháp. Quảng Nam với cửa biền Hội An, thành phố Đà Nẵng quê hương Phan Châu Trinh là một trong những trung tâm khai thác thuộc địa của Pháp
0,25
- Tuy có sự khác nhau nhưng giữa hai xu hướng này không có sự đối lập
0,25
---------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DOI_TUYEN.doc