Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT năm học 2013 - 2014 - Ngữ văn 12

pdf 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 9259Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT năm học 2013 - 2014 - Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT năm học 2013 - 2014 - Ngữ văn 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VĨNH PHÚC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Môn: NGỮ VĂN THPT CHUYÊN 
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề 
Ngày thi: 25/10/2013 
Câu 1 (3,0 điểm) 
Niềm tự hào của số 0 
Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ. Thành khổng lồ, những số 0 vinh dự 
và tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể, vỗ ngực rằng: Ta là khổng lồ. 
( Theo Ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên, 2003) 
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện trên. 
Câu 2 (7,0 điểm) 
Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: 
Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt 
ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy tới mức tột cùng. Đó là những điều kiện 
tất yếu để tạo ra những nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn toàn riêng biệt, những tình huống có 
chiều sâu triết học và tâm lí, những tư tưởng nhọn sắc. 
(Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, 1985) 
 Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt (Kim 
Lân), hãy làm sáng tỏ quan niệm trên. 
..Hết 
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: .................................... 
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VĨNH PHÚC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN - THPT CHUYÊN 
(gồm 04 trang) 
A. YÊU CẦU CHUNG 
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho 
điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích 
những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. 
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, 
diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. 
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ 
Câu 1 (3,0 điểm) 
 a. Về kĩ năng: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bố cục rõ 
ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. 
 - Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 b.Về kiến thức: 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
Ý Nội dung Điểm 
1. Dẫn dắt và nêu vấn đề (0,25 điểm) 
2. Phân tích truyện và rút ra ý nghĩa (1,0 điểm) 
 - Số 0 nếu đứng riêng một mình thì chẳng có ý nghĩa gì, cũng có thể nói là vô nghĩa. 
Nghĩa bóng chỉ con người và sự vật không có giá trị. 
- Số 0 chỉ có ý nghĩa khi đứng sau số 1, như những cá nhân đứng trong một tập thể 
có người đứng đầu tài năng. 
- Con số 0 trong câu chuyện không hiểu điều này nên lại tự coi mình là con số 
khổng lồ, và đi đâu cũng vinh dự, tự hào, vỗ ngực khoe mình là khổng lồ. 
- Câu chuyện là một thông điệp: Trong cuộc sống, mỗi người cần nhận thức đúng về 
giá trị của bản thân trong mối quan hệ với những người xung quanh. Nếu không nhận 
thức đúng giá trị của mình và của những người khác, con người rất dễ trở nên ảo tưởng, 
2 
huênh hoang, tự đắc và kiêu ngạo một cách lố bịch. 
3. Bình luận về ý nghĩa câu chuyện (1,0 điểm) 
 Câu chuyện gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ về lẽ sống và cách ứng xử ở đời: 
- Trong thực tế, nếu con số 0 đứng một mình sẽ trở thành vô nghĩa. Số 0 chỉ trở nên 
có giá trị khi nó đứng sau các số khác. Trong câu chuyện này, số 0 đã phạm sai lầm vì 
nó không tự nhận thức được giá trị của bản thân và cũng không thấy được giá trị của 
những con số đứng trước nó (dù nhỏ bé như con số 1). Cũng như vậy, trong cuộc 
sống, nhiều người không tự nhận thức được giá trị của bản thân và những giá trị của 
người khác. Họ quá đề cao mình và xem thường mọi người. Đó là một sai lầm và càng 
sai lầm hơn khi huênh hoang, kiêu ngạo, tự hào về những gì mình không có (dẫn 
chứng minh họa). 
- Ngược lại, nếu ý thức đúng về mình thì ngay cả số 0 cũng trở nên rất có ý nghĩa. 
Nó góp phần tạo nên sự vĩ đại. Con người cũng vậy, khi đứng trong một tập thể, dù 
bình thường, nhưng nếu ý thức được về bản thân và có người định hướng, dẫn dắt sẽ 
có cách sống, cách ứng xử giản dị, khiêm nhường, đúng mực góp phần tạo nên sức 
mạnh, giá trị lớn lao (dẫn chứng minh họa). 
4. Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm) 
 - Trong cuộc sống, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi 
cá nhân dù bình thường nhất cũng góp phần xây dựng nên sức mạnh tập thể và sức 
mạnh của tập thể được tạo nên từ mỗi cá nhân. 
- Thực tế, có những con người nhận thức đúng giá trị bản thân và biết trân trọng 
người khác, có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh. Nhưng cũng có nhiều người quá 
đề cao bản thân, tự cho mình là nhất, không biết quý trọng giá trị của những người 
xung quanh. Những con người như thế sẽ không được mọi người yêu quý và tự đánh 
mất giá trị của chính mình. 
5. Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm) 
Câu 2 (7,0 điểm) 
 a. Về kĩ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận. 
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 b. Về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
3 
Ý Nội dung Điểm 
1. Dẫn dắt và nêu vấn đề (0,5 điểm) 
2. Giải thích (1,5 điểm) 
 - Một tác phẩm hay trước hết lõi phải dày, vỏ phải mỏng: Lõi có thể hiểu là nội 
dung tư tưởng, là chiều sâu bên trong; còn vỏ là hình thức bề ngoài, là dung lượng câu 
chữ của tác phẩm. Một tác phẩm văn học hay phải mang tính hàm súc cao, có sức 
chứa lớn, ẩn giấu những tầng ngầm văn bản, những lớp nghĩa phong phú như một 
tảng băng trôi (Earnest Hemingway). Đó là cái tinh anh của nhà văn và tinh chất của 
tác phẩm. 
- Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy tới 
mức tột cùng: Tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật, là kết tinh cái tâm, cái tài 
của nghệ sĩ mà trước hết là của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, những tình cảm phải 
được đẩy đến mức tột cùng, phản ánh được những vấn đề thẳng căng quan trọng, cấp 
thiết của đời sống. Đó cũng là những điều kiện tất yếu để người nghệ sĩ có thể tạo 
ra được những nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn toàn riêng biệt, mang tính độc 
đáo; những tình huống có chiều sâu triết học và tâm lí, góp phần thể hiện nhận thức 
và cách lí giải mang tính phát hiện mới mẻ, nhọn sắc của nhà văn về con người và 
đời sống. 
- Đây là một quan niệm đúng đắn, sâu sắc với tác phẩm văn học nói chung và càng 
xác đáng hơn với thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, 
thường hướng tới một vài mảnh nhỏ của đời sống, ghi lại những khoảnh khắc trong 
cuộc đời con người nhưng vẫn có khả năng khái quát những vấn đề lớn lao, thể hiện 
những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Quan niệm trên của Nguyễn Khải đã đặt ra yêu 
cầu, bài học cho người sáng tác cũng như người tiếp nhận. 
3. Chứng minh qua tác phẩm Vợ nhặt (4,5 điểm) 
 a. Vợ nhặt là tác phẩm hay, có lõi dày, vỏ mỏng, giản dị, ngắn gọn, cách kể chuyện tự 
nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhưng đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng nhất về hiện 
thực lịch sử và đời sống của người nông dân những năm trước Cách mạng tháng Tám 
với một tình cảm chân thành, sâu sắc, mãnh liệt. 
b. Trong tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân đã tạo ra những nhân vật có bộ mặt tinh thần 
hoàn toàn riêng biệt, những tình huống có chiều sâu triết học và tâm lí, những tư 
tưởng nhọn sắc: 
- Về tình huống truyện: Vợ nhặt xây dựng được tình huống độc đáo, kì lạ, éo le vừa 
4 
bi thảm vừa thấm đẫm tình người. 
 + Chỉ ra và lí giải sự độc đáo, éo le của tình huống truyện. 
 + Phân tích ý nghĩa, giá trị của tình huống 
- Về nhân vật: Kim Lân đã xây dựng được những nhân vật có bộ mặt tinh thần 
riêng biệt; trong đó, mỗi nhân vật là một cá tính sinh động, mang một vẻ đẹp riêng: 
 + Vẻ đẹp của nhân vật Tràng. 
 + Vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt. 
 + Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ. 
- Về tư tưởng: Thông qua hệ thống nhân vật, tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, 
tư tưởng nhọn sắc của Kim Lân được thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo 
sâu sắc: 
+ Chọn bối cảnh của truyện là khung cảnh xóm ngụ cư trong nạn đói khủng 
khiếp năm 1945, không cần đến những lời kết tội to tát, Kim Lân tố cáo tội ác dã man 
của bọn thực dân, phát xít và tay sai đã đẩy con người vào vòng đói khổ, biến con 
người thành bèo bọt, rơm rác. 
+ Song, người lao động dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù cận kề bên cái 
chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin ở sự sống, vẫn hi vọng 
ở tương lai. Kim Lân đã thể hiện niềm tin vào phẩm giá con người, vào sức sống tiềm 
tàng của những người khốn khổ. 
+ Qua tác phẩm, Kim Lân còn nêu lên một quan niệm có ý nghĩa nhân sinh và 
triết học sâu sắc: sự sống chẳng bao giờ chán nản, sự sống mạnh hơn cái chết. Vì thế, 
có thể coi Vợ nhặt là bài ca sự sống. 
3. Đánh giá nâng cao vấn đề (0,5 điểm) 
 - Để tạo nên một tác phẩm văn học hay, nhà văn phải gắn bó với đời sống, đồng 
cảm sâu sắc với số phận, cuộc đời con người, trân trọng ước mơ, khát vọng của họ; 
đồng thời phải có tài năng, tâm huyết mới có thể tạo ra được những nhân vật có bộ 
mặt tinh thần hoàn toàn riêng biệt, những tình huống độc đáo và tư tưởng sâu sắc. 
- Vợ nhặt là một tác phẩm xuất sắc, kết tinh tài năng và tâm huyết của nhà văn một 
lòng đi về với đất với người, với thuần hậu nguyên thủy (Nguyên Hồng); đáp ứng đầy 
đủ yêu cầu của một tác phẩm hay theo quan niệm của Nguyễn Khải. 
..................Hết................ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCHO_DOI_TUYEN_HSG.pdf