SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ THI DỰ BỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2015-2016 Môn: VẬT LÍ – Bảng A Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 13/11/2015 (Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu) A B α0 O Câu 1 (4,0 điểm): 1. Một vật nhỏ trượt với vận tốc đầu v0 = 1 (m/s) không ma sát từ đỉnh A một vòm cầu tâm O bán kính R =5 (m) tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2) (hình 1a). Khi vật trượt tới vị trí B có OB hợp với phương thẳng đứng một góc α0 thì vật rời khỏi mặt cầu và chuyển động như vật ném xiên. G O R a. Tính góc α0. b. Tính thời gian vật trượt trên mặt cầu từ A đến B. 2. Một tấm kim loại mỏng khối lượng m hình chữ nhật được uốn thành một nửa hình trụ tâm O bán kính R như hình 1b. Trọng tâm của hình trụ là G. a. Tính đoạn d = OG theo R (A) (B) I(VB,PA) PA P O V VB VA b. Tính momen quán tình của vật đối với trục quay đi qua G song song với trục của hình trụ theo m và R. c. Hình trụ dao động nhỏ (lăn không trượt) trên sàn ngang. Tính chu kì dao động nhỏ của hình trụ. Câu 2 (3,5 điểm): Một mol khí lý tưởng trong xilanh kín, được biến đổi trạng thái từ (A) đến (B) theo đồ thị (hình 2) là một phần tư đường tròn tâm I (VB, PA), bán kính R. Biết VA, PA, R=VA – VB. Tính công của khí trong quá trình biến đổi trạng thái từ (A) đến (B). Câu 3 (3,5 điểm): Trên hình 3a là đường đặc trưng vôn-ampe đã lí tưởng hóa của điốt trong mạch hình 3b, tụ điện có điện dung C=100(µF)và đã được tích điện đến hiệu điện thế U=5 (V), điện trở R=100 (Ω). Hỏi sau khi đóng khóa K, có bao nhiêu nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở? Câu 4 (3,0 điểm): Các electron được tăng tốc từ trạng thái nghỉ trong một điện trường có hiệu điện thế U = 103 (V) và thoát ra từ điểm A theo đường Ax. Tại điểm M cách A một đoạn d = 5 (cm), người ta đặt một tấm bia để hứng chùm tia electron, mà đường thẳng AM hợp với đường Ax một góc a = 60o. a. Hỏi nếu ngay sau khi thoát ra từ điểm A, các electron chuyển động trong một từ trường không đổi vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Xác định độ lớn và chiều của véc tơ cảm ứng từ để các electron bắn trúng vào bia tại điểm M? b. Nếu véc tơ cảm ứng từ hướng dọc theo đường thẳng AM, thì cảm ứng từ B phải bằng bao nhiêu để các electron cũng bắn trúng vào bia tại điểm M? Biết rằng B ≤ 0,03 (T). Cho điện tích và khối lượng của electron là: e=1,6.10-19 (C), m=9,1.10-31 (kg). Bỏ qua tác dụng của trọng lực.Câu 5 (3,5 điểm): o H L MM G A B Một bể nhỏ hình hộp chữ nhật trong có chứa nước. Thành bể phía trước là một tấm thủy tinh có bề dày không đáng kể, thành bể phía sau là một gương phẳng, khoảng cách giữa hai thành bể này là GH = a = 32 (cm). Chính giữa bể có một vật phẳng nhỏ AB thẳng đứng. Đặt một thấu kính hội tụ L trước bể và một màn M để thu ảnh của vật thì thấy có hai vị trí của màn cách nhau một khoảng d = 2 (cm) đều thu được ảnh rõ nét trên màn. Độ lớn của hai ảnh này lần lượt là 6 (cm) và 4,5(cm). Chiết suất của nước là n=4/3. Tính tiêu cự của thấu kính và độ cao của vật. Câu 6 (2,5 điểm): Đo điện trở thuần và độ tự cảm của cuộn dây. Các dụng cụ được sử dụng: 01 điện trở RX chưa biết giá trị; 01 điện trở R0 đã biết giá trị (ghi trên điện trở); 01 chiết áp; 01 cuộn dây chưa biết độ tự cảm LX; 01 cuộn dây đã biết độ tự cảm L0 (ghi trên dụng cụ); 01 máy phát điện áp xoay chiều hình sin; 01 thước kẻ dài 50 cm, hai đầu có bố trí hai chốt điện; 01 sợi dây đàn ghita; 01 đồng hồ đo điện đa năng (chỉ được dùng làm Ampe kế); Các dây nối. Yêu cầu: a. Nêu cơ sở lí thuyết. b. Đo điện trở của RX, lập bảng biểu cần thiết. c. Tính độ tự cảm LX, lập bảng biểu cần thiết. Các chú ý: Do điện trở dây đàn là nhỏ nên điện áp nguồn sử dụng không được quá 6 (V), nếu không có thể làm nóng dây dẫn đến chảy thiết bị. Nhất thiết ban đầu phải đặt Ampe kế ở thang đo lớn nhất, rồi mới dịch dần về thang đo nhỏ hơn. --------------------------HẾT-------------------------- Họ và tên thí sinh: ...............................................; Số báo danh: ......................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: