Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 năm học 2013-2014 môn: sinh học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 năm học 2013-2014 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 năm học 2013-2014 môn: sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Môn: SINH HỌC - THPT 
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1.0 điểm)
 Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng minh giả thuyết trên?
Câu 2 (1.0 điểm)
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim? 
Câu 3 (1.0 điểm)
 a. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP? 
 b. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? 
Câu 4: ( 1.5 điểm) 
 a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. 
 b. Để tổng hợp một phân tử glucozo, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phần tử CO2 , bao nhiêu phân tử ATP, NADPH? 
 c. Giải thích tại sao khi chất độc ức chế một enzim của chu trình Canvin thì cũng ức chế các phản ứng của pha sáng. 
Câu 5 (1.0 điểm)
 Nêu chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động . 
Câu 6 (1.5 điểm)
 Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
 a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
 b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Câu 7 ( 1.0 điểm)
 a. Giải thích vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
 b. Vì sao lại có thể vừa dùng đường để nuôi cấy vi sinh vật và vừa dùng đường để ngâm các loại quả?
Câu 8 ( 1.0 điểm)
 Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Câu 9 (1.0 điểm). 
 Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
 ............ Hết ........
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 10 THPT
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1.0
* Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực → màng ngoài là màng của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào.
- Có 1 ADN vòng, kép, có riboxom riêng (Riboxom 70S), do đó có thể tự tổng hợp protein riêng → có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn.............................
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng...................................................
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị dưỡng hiếu khí.............................................................................
0.25
0.25
0.25
0.25
2
1.0
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim. ................................................................
0.25
Vì:
- Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..). ............................
- Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất nên enzim mất khả năng xúc tác. ................................................................
0.25
0.5
3
1.0
a
- Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói riêng và của động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn oxi. Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng... các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí kịp đáp ứng ATP mà không cần ô xi. 
0.25
0.25
b
- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh, vì khi tập luyện các tế bào cơ cần nhiều năng lượng, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường. ..................................................................................
- Nếu tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ô xi cho hô hấp ở tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP. Khi đó có sự tích luỹ axit lactic trong tế bào dẫn đến đau mỏi cơ. ..............................
0.25
0.25
4
1.5
a
- Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucô cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. ..................
- Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH. .........................................................
- Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. ..................................................................
0.25
0.25
0.25
b
 Để tổng hợp 1 phân tử gluco, chu trình Canvin cần sử dụng 6 phân tử CO2, 18 phân tử ATP, 12 phân tử NADPH. ......................................................................
0.25
c
Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình canvin thì cũng ức chế các phản ứng của pha sáng. 
- Vì pha sáng cần ADP và NADP+, nhưng những chất này lại không được sinh ra khi chu trình canvin ngừng hoạt động. 
0.5
5
1.0
Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động . 
- Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua, và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit đi qua. ....................................................................................
- Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi chất...........................................................................................................................
- Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC. ......................................................
- Cacbonhidat: Kết hợp với protein làm thành những dấu chuẩn để nhận biết tế bào lạ và tế bào của chính cơ thể mình ..............................................................
0.25
0.25
0.25
0.25
6
1.5
a
- Các vi khuẩn đều có hình cầu: 
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn:
0.25
0.25
b
- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi
0.25
0.25
0.25
0.25
7
1.0
* Khi nuôi cấy không liên tục: vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, hình thành các emzim cảm ứng để phân giải cơ chất. .....................
- Khi nuôi cấy liên tục: do môi trường ổn định, vi khuẩn đã có emzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát....................................................................................
* Dùng để nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dưỡng cho VSV............
- Dùng để ngâm các loại quả với nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở tế bào VSV (diệt VSV để bảo quản nông sản). ..................................................................
0.25
0.25
0.25
0.25
8
1.0
Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
- Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất. Chuỗi hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên kết cộng hóa trị với prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo thành các phân tử glicolipit...................... 
 - Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng có chức năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác. ....................................................................................................... 
 - Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng loài và giữa các loài. .................................................................... 
 - Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh v v... ............................................................................................................
0.25
0.25
0.25
0.25
9
1.0
 Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm sau:
 - Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất, còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể. ..... 
 - Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường................................................................................................................. 
 - Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon (oxi liên kết), còn ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi phân tử ()2).....................................
0.25
0.25
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc