Kinh nghiệm làm bài Tích phân trong đề thi Đại học

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm làm bài Tích phân trong đề thi Đại học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm làm bài Tích phân trong đề thi Đại học
 KINH NGHIỆM LÀM BÀI TÍCH PHÂN ĐỀ THI ĐH
Tích phân là một câu không thể thiếu trong mỗi đề thi Đại học và để lấy trọn vẹn 1 điểm câu Tích phân không phải là quá khó. Theo bảng phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Toán từ năm 2010 – 2013 thì câu Nguyên hàm, Tích phân có mức độ khó trung bình, thậm chí năm 2013 còn là khá dễ. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chủ quan và mất điểm “vô duyên” khi gặp câu này. Sau đây là bài phân tích và tổng hợp để các bạn có thể lấy trọn vẹn 1 điểm phần Tích phân trong kỳ thi đại học.
1. Nắm vững kiến thức cơ bản về tích phân
Câu Tích phân xuất hiện trong các đề thi đại học thường không quá đánh đố học sinh, học sinh chỉ cần học theo kiến thức ở SGK là có thể làm được. Vì vậy, để có thể làm được câu này, các bạn cần nắm vững được 2 kiến thức cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các công thức Tích phân cơ bản trong bảng Nguyên hàm
Thứ hai, các phương pháp tính Tích phân, đặc biệt là 2 phương pháp: đổi biến số (thuận, ngược) và Tích phân từng phần.
PHƯƠNG PHÁP ĐỔI BIẾN SỐ
(Trong bài đổi biến số ta nhớ: đặt t = u(x)., (tức đổi biến x sang biến t).
Phải đổi cận x = a   t = u(a)
x = b   t = u(b)
PHƯƠNG PHÁP TÍCH PHÂN TỪNG PHẦN
Cách đặt: Nhất lốc, nhì đa, tam lượng, tứ mũ (hàm logarit, hàm đa thức, hàm lượng giác, hàm mũ)
2. Một số lỗi cần phải tránh
Sau khi nắm được các kiến thức cơ bản, các bạn cần phải làm đi làm lai thật nhiều bài tập từ dễ đến khó để biết mình còn yếu, hay sai ở những phần nào, bước nào để rút kinh nghiệm. Theo chia sẻ của thầy giáo và nhiều học sinh đang học tập tại Hocmai.vn thì các bạn phải lưu tâm đến 2 vấn đề quan trọng sau:
Vấn đề 1: Sai lầm khi tính Tích phân
- Đổi biến nhưng không đổi cận
- Khi đổi biến không tính vi phân
- Tính Nguyên hàm sai, hiểu sai bản chất công thức
Vấn đề 2: Ứng dụng Tích phân trong hình học
- Tính diện tích hình phẳng:
Cách tính dựa vào hình vẽ đã có (tính trực tiếp phần đồ thị cần tính hoặc cách tính gián tiếp)
Cách tính không dùng hình vẽ (chú ý để dấu trị tuyệt đối bên trong dấu Tích phân và cách xử lý dấu trị tuyệt đối để tính)
Trong một số trường hợp, tính theo biến y sẽ đơn giản hơn tính theo biến x
- Tính thể tích vật thể tròn xoay (chú ý điều kiện áp dụng công thức):
Nhận trục Ox làm trục quay: (chương trình chuẩn)
Nhận trục Oy làm trục quay:  (chương trình nâng cao)
3. Mẹo để học và đi thi tốt Tích phân
Ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản và chú ý đến một số lỗi thường gặp ở trên, Hocmai.vn sẽ gợi ý cho các bạn một vài mẹo học và đi thi từ đó dễ dàng định hướng được cách giải bài cũng như kiểm tra lại đáp số để có thể tối đa hóa điểm ở phần Tích phân.
Về cơ bản, Tích phân vốn có nhiều dạng cũng như nhiều phương pháp giải khác nhau nhưng nhìn chung, để giải mỗi bài toán Tích phân thường phải làm theo các bước trong sơ đồ sau. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn hướng tư duy mỗi khi gặp phải bài toán Tích phân.
Hiện nay một số máy tính có thể tính được Tích phân nên khi làm bài, ta có thể sử dụng máy tính để tính và sau đấy so lại kết quả xem chính xác hay không. Đồng thời, khi đi thi các bạn cũng nên lưu ý trình bày thật cẩn thận. Đừng quá lạm dụng dấu “=” liên tục trên 1 dòng vì chỉ cần một phép toán sai là coi như cả dòng sai, không được điểm nào. Phải “nhặt điểm” từng tí một: ý 1 được, ý 2 được, ý 3 sai thì cũng được điểm 2 ý đầu. Với mỗi kỳ thi đại học 0,25 điểm cũng là rất quan trọng, quyết định khả năng đỗ trượt của mỗi người vì vậy làm được phần nào phải chắc phần đấy.
PHH sưu tầm & giới thiệu (5 – 2014) Nguồn Web Hocmai.vn
(Kinh nghiệm & các lỗi chung khi vào thi môn Toán, mời các bạn xem bài 
“Các lỗi hay gáp khi làm toán” tại trang Bài giảng Violet)

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_lam_bai_tich_phan_de_thi_dai_hoc.doc