Kiểm tra tiếng Việt - Trường THCS Phước Mỹ Trung

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1092Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra tiếng Việt - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra tiếng Việt - Trường THCS Phước Mỹ Trung
TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG
TỔ: NGỮ VĂN
GV RA ĐỀ: NGUYỄN NGỌC DIỄM
Tuần 15, Tiết 74 
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* MA TRẬN ĐỀ 
 TÊN 
 CHỦ ĐỀ 
 CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY 
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
V/ dụng thấp
 V/ d cao
Chủ đề 1:Các phương châm hội thoạ
Nêu khái niệm PCHT
Hiểu, giải nghĩa và xác định đúng 
Các PCHT
Viết đoạn văn trong đó vi phạm PCHT, Chỉ rõ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Số câu 0,5
Số điểm 1
Tỉ lệ 10 %
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ 20 %
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ 20 %
Số câu 2
Số điểm
5, Tỉ lệ
50 %
Chủ đề 2. 
Từ tượng thanh, từ tượng hình
Khái niệm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Số câu 1
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15 %
Số câu 1
Số điểm 1,5 Tỉ lệ 15%
Chủ đề 3. 
Nghĩa của từ
Hiểu và sửa lỗi dùng từ trong câu 
Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ để xác định từ nhiều nghĩa
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ%
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5 %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
Số câu 1
Số điểm1
Tỉ lệ 10%
Chủ đề 4:
Vận dụng kiến thức về từ láy để phân tích ý nghĩa trong văn cảnh cụ thể.
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ%
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm2
Tỉ lệ 20%
Tổng số câu
 1,5
 1,5
 2
 1
6
 Tổng số điểm
 Tỉ lệ %
 2,5
 2,5
 3
 2
10
100%
 25%
 25%
 30%
 20%
* ĐỀ 
Câu 1. Thế nào là phương châm cách thức ? Hãy giải thích các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 3 đ )
 - Nói như đấm vào tai 
 - Nửa úp nửa mở
Câu 2. Giải thích nghĩa của từ nói trong những cách dùng sau: (1 đ)
a. Nghĩ sao nói vậy.
b.Người ta nói ông nhiều lắm.
 Trong các nghĩa của từ nói, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển, nghĩa chuyển theo phương thức nào?
Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho biết công dụng của chúng? ( 1,5 đ).
Câu 4: Xác định lỗi dùng từ trong câu sau và sửa lại cho đúng: (0,5 đ)
 Bức trang treo không phụ họa với bức tường.
Câu 5. Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong hai dòng thơ sau đây trích trong Truyện Kiều 
 của Nguyễn Du: ( 2 đ)
 Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang 
Câu 6. Viết đoạn hội thoại ngắn trong đó có một phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. Hãy chỉ rõ? (2,0 đ)
*Đáp án:
Câu 1:
 Nêu đúng phương châm cách thức (1 đ)
 Giải thích – xác định PCHT (2đ)
 _ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu - phương châm lịch sự.
_ Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý - phương châm cách thức.
Câu 2.
a. Nghĩ sao nói vậy: phát âm thành tiếng, thành lời một nội dung nào đó. ( nghĩa gốc)
b.Người ta nói ông nhiều lắm : chỉ trích, phê bình, chê bai (nghĩa chuyển – phương thức hoán dụ)
Câu 3: ( 1,5 đ)
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Câu 4: Xác định lỗi dùng từ trong câu sau và sửa lại cho đúng: (0,5 đ)
 Bức trang treo không phụ họa với bức tường. 
 Dùng sai từ “ phụ họa” -> sửa “ phù hợp” ( phát hiện lỗi 0, 25 đ, sửa 0,25 đ)
Câu 5: ( 2 đ)
- Phát hiện được các từ láy ( 0,5 đ)	
- Các từ láy trong hai dòng thơ gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. ( 1,5 đ)
Câu 6. Viết đoạn thoại có vi phạm phương châm hội thoại 1,5 đ
 Chỉ rõ PCHT đã bị vi phạm 0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_TV_9_HK_I.doc