Kiểm tra Tiếng Việt môn: Ngữ văn 9 năm học: 2015 - 2016

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1204Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Tiếng Việt môn: Ngữ văn 9 năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Tiếng Việt môn: Ngữ văn 9 năm học: 2015 - 2016
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Trường TH&THCS .... Môn: Ngữ văn 9
Họ và tên:........................................ Năm học: 2015 - 2016 
 Lớp: 9A Thời gian: 45 phút
Điểm
Nhận xét của thầy, cô giáo 
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:(3,0 đ)
Khoanh tròn vào chữ cái ( a, b, c, d) trước câu trả lời đúng nhất	
Câu 1(0,25 đ): “Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” là khái niệm của phương châm hội thoại:
a. phương châm về chất. 	b. phương châm về lượng. 
c. phương châm quan hệ. d. phương châm lịch sự. 
Câu 2(0,25 đ): Thuật ngữ có đặc điểm:
 a. tính hình tượng cao. b. tính chính xác cao.
 c. tính biểu cảm cao d. mang tính tương đối .
Câu 3(0,25 đ): Trong các nghĩa sau của từ “cháy”, nghĩa được dùng như một thuật ngữ là:
 a. bén, bốc lửa thành ngọn. b. bị hủy hoại trở nên sạm đen do thời tiết.
 c. phản ứng tỏa nhiệt và có ánh sáng. 	 d. bị tiêu hủy bằng nhiệt. 
Câu 4(0,25 đ): Từ “ngọn” được dùng với nghĩa gốc trong câu thơ:
a. Lá bàng đang đỏ ngọn cây.(Tố Hữu) 
b. Giờ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàu.(Bằng Việt)
c. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.(Bằng Việt)
 d. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy.(Chính Hữu)
Câu 5(0,25 đ): Trong các từ sau, từ Hán Việt là từ
 a. hàng mẫu. b. mẫu tử. c. người mẫu. d. kiểu mẫu. 
Câu 6(0,25 đ): Trong câu thơ sau, tác giả Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ :
 “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật ) 
 a. Ẩn dụ. b. Nhân hóa. 	 c. Hoán dụ. d. Nói quá. 
Câu 7(0,25 đ):“Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là
 a. không thích đánh trống bằng dùi.	 b. làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó.
 c. phải bỏ dùi trước khi đánh trống	 d. đề xướng công việc rồi bỏ không làm.
Câu 8(0,25 đ): Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần căn cứ vào
đặc điểm của tình huống giao tiếp. b. đối tượng giao tiếp.
lí do giao tiếp. d. đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Câu 9(0,25 đ): Trong các câu sau, câu sai về cách dùng từ là:
a. Khủng long là loại động vật bị tuyệt tự.
b. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
c. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
d. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 10(0,25 đ): Trong các trường hợp sau, từ “hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ là:
 a. Ông ấy nuôi cá bằng thức ăn hỗn hợp.
 b. Nước tự nhiên ở ao hồ, sông biển là một hỗn hợp.
 c. Đó là một chương trình hỗn hợp gồm nhiều tiết mục hát, múa.
 d. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã sử dụng một đội quân hỗn hợp.
Câu 11(0,25 đ): Thành ngữ “Dây cà ra dây muống” vi phạm phương châm hội thoại :
 a. Phương châm về chất. b. Phương châm quan hệ. 
 c. Phương châm cách thức. 	 d. Phương châm lịch sự. 
Câu 12(0,25 đ): 
“Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được”. 
 (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Từ ngữ xưng hô của Dế Mèn chứng tỏ thái độ:
 a. thân mật.	b. kính trọng.	c. nhún nhường.	d. trịch thượng.
B. TỰ LUẬN: (7,0 đ)
Câu 1:(1,0đ): Cho hai câu sau:
 - “ Đề huề lưng túi gió trăng,
 Sau chân theo một vài thằng con con”.
 (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”).
 - Bạn Nam lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
Hãy xác định: 
 a. Từ “chân” được dùng với nghĩa gốc ?
 b. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa ? 
Câu 2:(2,0đ): a. So sánh cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? 
 b. Cho lời dẫn trực tiếp sau: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Tagocó nói: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội". 
Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3:(4,0đ) 
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_tieng_viet_9.doc