TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG TỔ: NGỮ VĂN GV: NGUYỄN THỊ PHỤNG KIEÅM TRA NGỮ VAÊN 9 Phần: Văn bản ( Truyện Việt Nam Hiện đại- Học kì II) Thời gian : 15 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề: Câu 1 (3 điểm):Văn bản “ Làng” của Kim Lân sang tác vào năm nào? Nêu ý nghĩa của văn bản? Câu 2( 7 điểm) “ Một trong những đặc sắc nghệ thuật của văn bản “ Làng” của Kim Lân chính là việc xây dựng một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo: Tin làng chợ Dầu mà ôngHai lúc nào cũng tự hào, thương nhớ nay lại theo Tây” . Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai trong tình huống trên? Đáp án: Câu 1( 3 điểm): HS trình bày được những ý sau: Văn bản “ Làng” của Kim Lân sang tác vào năm 1948( 1 điểm) - Nêu ý nghĩa của văn bản: Đoạn trích làng thể hiện tình cảm yêu làng, yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. ( 2 điểm). Câu 2( 7 điểm) HS trình bày được những ý sau: - Lúc mới nghe tin: ông sững sờ “Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân, tưởng không thở được” " cảm giác bị xúc phạm khiến ông chết lặng cả người. ( 1 điểm). - Trên đường về: Cúi gầm mặt mà đi vì xấu hổ (1 điểm). - Về đến nhà: + Nằm vật ra giường. + Tủi thân nhìn lũ con nước mắt ông cứ tràn ra. Căm thù những người làm việt gian + Kiểm điểm lại từng người ở lại làng " Ông rất đau khổ, ám ảnh nặng nề bởi cái tin làng theo Tây. ( 1 điểm). - Ba bốn ngày sau: không dám đi đâu, không dám nói to, nơm nớm lo sợ..." tin dữ ấy đã trở thàng sự sợ hãi thường trực trong ông( 1 điểm). - Đấu tranh nội tâm: Yêu làng - làng theo Tây " lựa chọn dứt khoát : "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ".( 1 điểm). - Lời tâm sự với con: + Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu + Tấm lòng sâu nặng với kháng chiến, với cách mạng, với Cụ Hồ của Ông Hai.=>Ông Hai có một tình cảm bền chặt và sâu sắc với làng. Tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến( 2 điểm). * Đối với câu 2 học sinh chỉ cần phân tích được một số ý cơ bản là được, ghi điểm tối đa với những bài làm có kĩ năng viết đoạn tốt.
Tài liệu đính kèm: