kiểm tra môn địa lí 8 A. mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Đảm bảo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và phần kiến thức các em đã học để các em có thể tái hiện qua bài kiểm tra. 2. Thái độ: Các em có thái độ nghiêm túc khi làm bài đồng thời thông qua môn địa lí các em có thái độ yêu mến quê hương, bảo vệ môi trường. 3. Kỹ năng: Giúp các em phát huy các kỹ năng: Phân tích, suy luận, tổng hợp, khái quát vào làm bài kiểm tra. B. SỰ CHUẨN BỊ: -Thày: thiết lập ma trận, đề kiểm tra -Trũ: ễn tập, giấy nhỏp C. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC 1. ễn định tổ chức 2. Phỏt đề 3.Giải đỏp thắc mắc nếu cú I. ma trận VA đề BAI I.1 Ma trận: Chủ đề (nội dung, chương) Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Vị trí địa lí, địa hình và khoán sản Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu á trên bản đồ 5% TSĐ = 0,5 điểm Khí hậu Châu á Khí hậu Châu á phân hóa rất đa dạng 22,5% TSĐ = 2,25 đ Sông ngòi và cảnh quan Châu á Sông ngòi Châu á khá phát triển, phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu á 32,5%TSĐ = 3,25đ Đặc điểm dân cư, xã hội Châu á Dân cư Châu á thuộc nhiều chủng tộc Châu á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo 40% TSĐ = 4 điểm TSĐ: 10 điểm Tổng số câu: 11 I.2 : Đề Bài i. Trắc ngiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng sau đây: Câu 1: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của Châu á A. 8500km B. 8600km C. 8700km D. 8800km Câu 2. Dãy núi ngăn cách giữa Châu Âu và Châu á là dãy núi: A. Cáp ca B. Uran C. Tần Linh D. Hin đu cuc Câu 3. Đới khí hậu cận nhiệt phân làm mấy kiểu khí hậu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4. Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho đúng: A B 1. ở Bắc á a. Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. 2. ở Đông á, Đông Nam á và Nam á b. Sông ngòi kém phát triển, một số sông nhỏ bị chết trong các hoang mạc cát. 3. ở Tây Nam á và Trung á c. Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kỳ cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Câu 5. Dân cư Châu á thuộc chủng tộc nào? A. Ơrô - pê - ô - ít C. Ôxtra-lô-ít B. Môn-gô-lô-ít D. Môn - gô - lô - ít và Oxtra-lô-ít E. Cả 3 chủng tộc Câu 6. Năm 2000, thành phố nào của Châu á có số dân đông nhất? A. Mum - bai B. Thượng Hải C. Xơ -un D. Tôkiô Câu 7. Năm 2002, tỷ lệ gia tăng tự nhiên của Châu á là: A. 1% B. 1,3% C. 1,4% D. 1,5% Câu 8. Đạo phật ở ấn Độ ra đời vào thời gian nào? A. Thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. B. Thể kỷ VI trước Công nguyên C. Đầu Công nguyên D. Thế kỷ VII sau Công nguyên. ii. tự luận (8điểm) Câu 9 (2 điểm): Khí hậu Châu á phân làm nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Nguyên nhân của sự phân hóa đó? Câu 10 (3 điểm): Phân tích những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á? Câu 11. (3 điểm): Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của 4 tôn giáo lớn ở Châu á? II. Gợi ý đáp án và biểu điểm I. Trắc nghiệm (2 điểm: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1 2 3 5 6 7 A B C D B B Câu 4: Nối 1 - a, 2 - c, 3 - b II. Tự luận (8 điểm): Cần nêu các ý sau: Câu 9 (2 điểm) - Sự đa dạng là do lãnh thổ trải dài từ cực Bắc - >Xích đạo - Do lãnh thổ rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa. - Khí hậu còn phân hóa theo độ cao Câu 10: Cần nêu được các ý - Thuận lợi: + Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: nhiều loại có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ... + Các tài nguyên: Đất, nước, khí hậu, nguồn năng lượng... tạo cơ sở để tạo ra các sản phẩm đa dạng - Khô Khan: + Các vùng núi cao hiểm trở, hoang mạc khô cằn... gây trở ngại cho giao lưu, mở rộng diện tích trồng trọt... + Các thiên tai: động đất, núi lửa... gây thiệt hại về người và của. Câu 11: Cần nêu được - ấn Độ giáo ra đời vào thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất TCN - Phật giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên của ấn Độ - ở Tây á ki - tô giáo được hình thành từ đầu công nguyên (tại Pa - le - xtin) - Hồi giáo vào thế kỷ VII sau công nguyên tại A - rập Xê - ut. 4.Củng cố: -Gv nhận xột giờ làm bài của HS 5.HDVN - Chuẩn bị trước bài tiếp theo hụm sau học Kết quả: Lớp 8 ( sĩ số: em) : -Giỏi: ...em = .% -Khỏ:.em = .% -TB:..em = .% -Dưới TB:.em = .% kiểm tra môn địa lí 9 A. mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Đảm bảo kiến thức đã học giúp các em có thể tái hiện lại qua bài kiểm tra. 2. Thái độ: Có tư tưởng đúng đắn khi làm bài kiểm tra. Đồng thời giúp các em biết yêu quê hương và bảo vệ môi trường thông qua môn địa lý. 3. Kỹ năng: Giúp các em vận dụng các kỹ năng: Phân tích, vẽ biểu đồ, khái quát... vào làm bài kiểm tra. B. SỰ CHUẨN BỊ: -Thày: thiết lập ma trận, đề kiểm tra -Trũ: ễn tập, giấy nhỏp C. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC 1. ễn định tổ chức 2. Phỏt đề 3.Giải đỏp thắc mắc nếu cú I. ma trận VA đề BAI I.1 Ma trận: Chủ đề (nội dung, chương) Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Dân số gia tăng dân số Biết cơ cấu dân số theo tuổi và giới có sự thay đổi 2,5% TSĐ = 0,25 điểm Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổimới thể hiện ở 3 mặt: Cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và thành phần kinh tế Biết vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành 55% TSĐ = 5,5 điểm Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 2,5%TSĐ = 0,25điểm Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản 2,5% TSĐ = 0,25 điểm Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Biết vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm 7,5 % TSĐ = 0,75 điểm Thương mại và du lịch Giải thích được Hà Nội và thành phố HCM là 2 trung tâm thương mại dịch vụ lớn, đa dạng nhất nước 30 % TSĐ = 3 điểm TSĐ: 10 điểm Tổng số câu: 9 I.2 : Đề Bài: i. Trắc ngiệm (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng dưới đây. Câu 1: Tỉ số giới tính ở một địa phương thường chịu ảnh hưởng mạnh của: A. Hiện tượng chuyển cư C. Quan điểm coi trọng con trai B. Sinh đẻ không có kế hoạch D. Cả 3 nguyên nhân trên Câu 2: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là: A. Chuyển dịch cơ cấu C. Hội nhập kinh tế thế giới B. Vốn đầu tư nước ngoài D. Cả 3 đều đúng Câu 3: Nước ta vốn là nước nông nghiệp, nền kinh tế bắt đầu chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường từ năm: A. 1991 B. 1993 C. 1995 D. 1997 Cầu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng cây trồng nước ta thường không được ổn định: A. Giống cây trồng C. Thời tiết, khí hậu B. Độ phì của đất trồng D. Cả 3 nguyên nhân trên Câu 5: Kiên Giang là một trong các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là do: A. Nằm gần các ngư trường giàu có nhất C. Khí hậu thuận lợi để khai thác quanh năm B. Có nhiều tầu đánh cá nhất D. Tất cả các lí do trên Câu 6: Sắt, đồng, chì, kẽm là khoáng sản thuộc: A. Vật liệu xây dựng C. Kim loại B. Phi kim loại D. Nguyên liệu Câu 7: Hãy ghép một ý ở cột ngành công nghiệp tương ứng với nguồn tài nguyên Ngành công nghiệp trọng điểm Nguồn tài nguyên tự nhiên A. Công nghiệp năng lượng 1. Sắt, đồng, chì, kẽm, Crôm B. Công nghiệp luyện kim 2. Than, dầu lửa, khí đốt, apatit, photphorit C. Công nghiệp hóa chất 3. Than, dầu, khí, thủy năng sông suối D. Công nghiệp vật liệu xây dựng 4. Đất sét, đá vôi E. Công nghiệp chế biến 5. Sinh vật biển, rừng, sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp ii. tự luận (8 điểm) Câu 8 (3 điểm): Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? Câu 9 (5 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Năm Khu vực 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp - Xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991 - 2002 b) Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. II. Gợi ý đáp án và biểu điểm I. Trắc nghiệm (2 điểm: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1 2 3 4 5 6 A A A C C C Câu 7: Ghép A - 3, B - 1, C - 2, D - 4, E - 5 II. Tự luận: (8 điểm) Câu 8 (3 điểm): HS cần nêu được các ý sau: - Có vị trí đặc biệt thuận lợi - Đây là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước - Hai thành phố đông dân nhất với nhiều tài nguyên du lịch Câu 9: (5 điểm): - HS vẽ biểu đồ đẹp và chính xác được 2 điểm - Nhận xét: + Cơ cấu GDP của nước ta từ năm 1991 - > 2002 có sự thay đổi + Nông lâm ngư nghiệp giảm + Công nghiệp - xây dựng tăng - Sự thay đổi trong cơ cấu GDP của nước ta phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hợp lý phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Công nghiệp xây dựng tăng nhanh và nhiều nhất phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và vốn đầu tư của nước ngoài tăng cũng như nhiều vùng công nghiệp trọng điểm đã được hình thành. 4.Củng cố: -Gv nhận xột giờ làm bài của HS 5.HDVN - Chuẩn bị trước bài tiếp theo hụm sau học Kết quả: Khối 9( sĩ số: em) : -Giỏi: ...em = .% -Khỏ:.em = .% -TB:..em = .% -Dưới TB:.em = .%
Tài liệu đính kèm: