Kiểm tra kiến thức lớp 9 (Văn bản: “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”)

docx 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 9084Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra kiến thức lớp 9 (Văn bản: “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra kiến thức lớp 9 (Văn bản: “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”)
ĐỀ SỐ 1
	Họ và tên:........................................................
	Lớp:......................
Kiểm tra kiến thức lớp 9( 90’ )
(Văn bản: “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”)
Đề 1
	Phần 1: (4 điểm)
 Viết về hình tượng người lính là một đề tài quen thuộc của nhiều nhà thơ thuộc thế hệ những năm kháng chiến. Mở đầu một bài thơ có khổ thơ:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!..."
Cho biết đoạn thơ được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu đạt của câu thơ đó như thế nào?
Câu thơ thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ “tri kỉ”, hãy giải nghĩa từ? Một bài thơ khác trong chương trình ngữ văn 9 cũng có câu thơ dùng từ này. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Trình bày ý hiểu của con về câu thơ.
	Phần II: (6 điểm)
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần thiết phải dùng từ "Bài thơ" trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao?
Xác định rõ biện pháp tu từ được sử dụng ở câu cuối cùng trong bài.
Cho câu văn: 
“ Hai khổ thơ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước và ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe Trường Sơn.”
	Hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách Tổng- phân- hợp triển khai nội dung trên, có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu bị động ( gạch chân chỉ rõ).
4. 	Kể tên hai tác phẩm đã học khác cùng viết về đề tài người lính. Ghi rõ tên tác giả.
ĐỀ SỐ 2
	Họ và tên:........................................................
	Lớp:...............
Kiểm tra kiến thức lớp 9 (90’)
(Văn bản: “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”)
Đề 2
	Phần 1: (4 điểm)
 Tình đồng đội của những người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp đã được Chính Hữu diễn tả rất chân thực và cảm động:
	"... Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
	 Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi
	 Áo anh rách vai
	 Quần tôi có vài mảnh vá
	 Miệng cười buốt giá 
	 Chân không giày
	 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay..."
1. 	Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ về tình đồng đội của những người lính là " Đồng chí"?
2. 	Nêu cảm nhận của em về câu thơ: " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."
3. 	Câu thơ trên gợi cho em nghĩ tới câu thơ nào đã được học trong sách Ngữ văn 9 cũng thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng. Hãy chép chính xác câu thơ đó( ghi rõ tên tác phẩm, tác giả).
	Phần II: (6 điểm)
 	“ Những chiếc xe từ trong bom rơi”
1. 	Câu thơ trên nằm ở tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. 	Em hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
3. 	Trong đoạn thơ em vừa chép có hình ảnh “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Em hãy chỉ ra một hình ảnh tương tự trong bài thơ “ Đồng chí”, nêu cảm nhận về hình ảnh thơ em vừa chỉ ra.
4. Phân tích đoạn thơ em vừa chép ở câu 2 bằng 1 đoạn văn quy nạp, khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn có dùng khởi ngữ và câu bị động ( gạch chân ghi chú thích).
5.	 Kể tên hai tác phẩm đã học khác cùng viết về đề tài người lính. Ghi rõ tên tác giả.
.................................................HẾT................................................
ĐỀ SỐ 3
Họ và tên:........................................................
Lớp:...............
KIỂM TRA KIẾN THỨC 9 (90’)
(Văn bản: “ Bếp lửa” và “ Ánh trăng”)
Đề 1
Phần 1 (4 điểm):
 Trong bài thơ “Bếp lửa” có câu:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Câu 1: Tác giả bài thơ trên là ai? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu bài thơ?
Câu 2: Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên ? Từ đó em hiểu gì về người bà trong bài thơ?
Câu 3: Trong khổ thơ chứa câu thơ trên, từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần? phân tích hiệu quả nghệ thuật của từ ngữ đó? 
Câu 3: Theo em, vì sao bài thơ viết về tình cảm bà cháu và thể hiện tình cảm kính yêu bà lại có nhan đề là “Bếp lửa” 
Phần II (6 điểm):
 Trong nhiều tác phẩm trăng hiện lên với những nét đẹp, rất riêng. Và cũng có khi:
“vầng trăng thành tri kỉ”
Câu 1: Hãy nêu tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ có chứa câu thơ trên.
Câu 2: Đặt trong ngữ cảnh câu thơ trên, từ “tri kỉ” có ý nghĩa như thế nào? Để rồi sau đó vị trí của vầng trăng bị thay đổi ra sao? Và trong hoàn cảnh như thế nào nhà thơ mới nhận ra sự thay đổi đó? Giải nghĩa từ “thình lình”, “đột ngột”.
Câu 3: Cho câu chủ đề: 
 “Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, lòng người dù thay đổi, trăng vẫn luôn là người bạn tri kỉ, là biểu tượng đẹp về tình nghĩa thủy chung, tròn đầy nguyên vẹn .”
Em hãy triển khai câu chủ đề trên bằng 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng 1 câu hỏi tu từ và 1phép liên kết (gạch chân, chú thích).
Câu 4: Trong từng khổ của bài, tác giả chỉ viết hoa đầu dòng thơ thứ nhất. Tại sao vậy? 
.................................................HẾT..............................................
ĐỀ SỐ 4
Họ và tên:........................................................
Lớp:...............
KIỂM TRA KIẾN THỨC 9 (90’)
(Văn bản: “ Bếp lửa” và “ Ánh trăng”)
Đề 2
Phần 1 (4 điểm):
 Trong bài thơ “Bếp lửa” có câu:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Câu 1: Bài thơ trên ra đời trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhà thơ muốn gửi gắm triết lý nào về cuộc đời? 
Câu 2: Vì sao ở hai câu thơ dưới tác giả không lặp lại từ “bếp lửa” mà lại dùng từ “ngọn lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên? 
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu thơ dưới đây. Theo em, vì sao tác giả có thể viết về cái bếp lửa bình dị, quen thuộc trong mỗi gia đình là:
Ôi, kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
Phần II (6 điểm):
 Trong chương trình ngữ văn 9 có bài thơ với những câu thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
 Có cái gì rưng rưng
 Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Câu 1: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của bài thơ.
Câu 2: Em hiểu từ “mặt” trong câu thơ “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” như thế nào? 
Câu 3: Dựa vào hai khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn TPH khoảng 10-12 câu trong đó có sử dụng câu bị động và thành phần tình thái để thấy được sự xúc động cũng như những suy ngẫm và triết lý của nhà thơ. (Gạch chân chỉ rõ yêu cầu Tiếng Việt).
Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều câu thơ mang ý nghĩa khái quát cao giàu tính triết, em hãy chép chính xác một câu thơ như vậy(ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) và cho biết nội dung ý nghĩa của câu thơ đó.
.................................................HẾT................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi.docx