Kiểm tra học thời gian: 45 phút trường THCS - THPT Bác Ái môn : Vật lý, lớp 11 năm học 2014 – 2015

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học thời gian: 45 phút trường THCS - THPT Bác Ái môn : Vật lý, lớp 11 năm học 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học thời gian: 45 phút trường THCS - THPT Bác Ái môn : Vật lý, lớp 11 năm học 2014 – 2015
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TPHCM KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG THCS-THPT BÁC ÁI Mơn : VẬT LÝ, lớp 11
 Năm học 2014 – 2015 Thời gian: 45 phút
I – LÝ THUYẾT: (5 điểm)
Câu 1( 2,5 điểm) 
Hãy trình bày và viết biểu thức định luật Coulomb.
Áp dụng: Trong khơng khí, cho hai điện tích q1 = - 2 q2 = 8. 10-8C , được đặt cách nhau 3cm. Giữa chúng, tồn tại lực hút hay lực đẩy và cĩ độ lớn là bao nhiêu? 
Câu 2: (2,5 điểm) 
Trình bày cấu tạo nguyên tử.
Câu 3: (1 điểm) 
Khái niệm tia lửa điện và hồ quang điện.
II – BÀI TẬP: (5 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Người ta đặt một hiệu điện thế U = 220V vào 2 cực của bình điện phân để điện phân Niken phủ lên một tấm kim loại và thời gian điện phân là 16 phút 5 giây. Biết Rđp = 44 Ω. Cho ANi = 58 , nNi = 2.
Tính khối lượng Ni bám lên bề mặt của tấm kim loại.
Biết tổng diện tích cần phủ của tấm kim loại là 60cm2. Hãy tính bề dày của lớp Niken phủ lên tấm kim loại. Biết dNi = 8900kg/m3.
Bài 2: (3,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 4 pin giống nhau, mắc nối tiếp, mỗi pin cĩ eo = 4V và ro= 0,5Ω.
Đèn Đ (18V- 54W), R1 = 18Ω, Rx là một biến trở. 
Tính Eb và Rb.
Khi Rx = 3,5Ω. Tính số chỉ của Ampe kế và nhận xét độ sáng của đèn.
Để Pngồi = 10,8W thì Rx bằng bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ.
Câu 1: Hãy trình bày và viết biểu thức định luật Coulomb.
Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.	(0.1 đd)
F = k 	(0.5 d)
Áp dụng: Trong khơng khí, cho hai điện tích q1 = - 2 q2 = 8. 10-8C , được đặt cách nhau 3cm. Giữa chúng, tồn tại lực hút hay lực đẩy và cĩ độ lớn là bao nhiêu? 
Hai điện tích trái dấu è chúng hút nhau.	(0.5 đ)
F = 0.032 N	(0.5 đ)
Câu 2: 
- Cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. 
- Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương. 
- Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. 
- Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.
- Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
Câu 3: 
	Tia lữa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do.
	Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Hồ quang điện có thể kèn theo toả nhiện và toả sáng rất mạnh.
Câu 4:
Khối lượng Ni bám lên tấm kim loại.
Áp dụng định luật Faraday	0.25đ
m=1F*An*I*t	0.25đ
 =196500*582*5*965=1.45(g) 	 	0.5đ
Bề dày của lớp phủ.
Ta cĩ d= m/V
V =m/d = 1,63. 10-7 (m3)	0.25đ
h = 2,72. 10-5 (m)	 	0.25đ
Câu 5:
Ta cĩ Eb = 4. eo = 16V 	0.25đ
Rb = 4*ro= 2 (Ω)	0.25đ
Ta cĩ Rd=Udm2Pdm=6(Ω)	
Mạch gồm Rx nt (R1//Đèn)	
RN = 8(Ω)	0.5đ
Áp dụng định luật Ohm	 
I=EbRtd+Rb=1.6(A)	0.5đ
Vậy ampe kế chỉ 1.6A.	0.25đ
Ta cĩ U1đ=U1=Uđ = I.R1đ = 7.2V	0.25đ
Khi đĩ Uđ < Uđm	0.25 đ
Đèn sáng yếu 	0.25đ
PN=I2.RN= 10,8W	
ξb2Rx+6.5Rx+4.5=10.8	(0. 25 d)
Rx= 15Ω và Rx=-4.3(Ω)	(0.5 d)
Rx= 15(Ω)	(0. 25 d)

Tài liệu đính kèm:

  • docxV£ᄎᆲT LĂン L£ᄏ›p 11.docx