TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là: Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc lấy vạ vào thân. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Câu 2 (0,5 điểm): Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần: A. Chủ ngữ. C. Trạng ngữ. B. Vị ngữ. D. Phụ ngữ. Câu 3 : Câu thơ sau: "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" . thuộc kiểu Ẩn dụ: A. Ẩn dụ hình thức. C. Ẩn dụ cách thức. B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . D. Ẩn dụ phẩm chất . Câu 4 : Cho câu văn sau: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ : A. Ẩn dụ C. Hoán dụ B. So sánh D. Nhân hoá Câu 5: Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân được miêu tả : A. Dịu dàng và bình lặng B. Rực rỡ và tráng lệ C. Duyên dáng và mềm mại D. Hùng vĩ và lẫm liệt. Câu 6 : Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả: Xác định được đối tượng miêu tả. Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. Chọn ngôi kể phù hợp. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Phần II : Tự luận (7,0 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao em lại cho nhân vật đó là nhân vật trung tâm? Câu 2 (1,0 điểm) : Chỉ ra các hình ảnh và xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước . Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . . .’’ (Vượt thác - Võ Quảng ) Câu 3(5,0 điểm) : Hãy tả lại một cảnh đẹp nơi em ở.
Tài liệu đính kèm: