Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức thấp Vận dụng ở mức cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương 1: Khái quát cơ thể người Cấu tạo cơ thể người, cấu tạo tế bào Chức năng của nơron Số câu 2 1 3 Số điểm 1đ 0,5đ 1,5đ Chương 2: Vận động Tính chất của xương Số câu 2 2 Số điểm 1,0đ 1,0đ Chương 3: Tuần hoàn Chức năng của máu Chức năng của bạch cầu Số câu 1 1 2 Số điểm 0,5đ 2,5đ 3,0đ Chương 4: Hô hấp Cấu tạo và chức năng của hô hấp. Kết hợp giúp dục BVMT Số câu 1 1 Số điểm 2đ 2đ Chương 5: Tiêu hóa Chức năng của ống tiêu hóa Biến đổi thức ăn trong khoang miệng Số câu 2 1 3 Số điểm 1đ 1,5đ 2,5đ Tổng cộng 7 1 1 2 11 3,5đ 35% 0,5đ 5% 2,5đ 25% 3,5đ 35% 10đ 100% PHÒNG GD & ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2014-2015 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Sinh học - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút PHÒNG GD & ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2014-2015 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Sinh học - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút I/ Phần trắc nghiện: (4,0điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái A,B,C hay D cho câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc là vì: A. Xương có cấu trúc hình ống. B. Trong xương có tủy xương. C. Xương có chất hữu cơ và muối khoáng. D. Xương có mô xương cứng, mô xương xốp. Câu 2: Xương dài ra là nhờ sự phân chia tế bào ở: A. Thân xương. B. Màng xương. C. Mô xương xốp. D. Sụn tăng trưởng. Câu 3: Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là: A. Phổi. B. Cơ hoành C. Các cơ liên xường. D. Gan. Câu 4: Cấu tạo tế bào gồm: A. Màng sinh chất, Ribôxôm, ti thể. B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. C. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi. D. Màng sinh chất, ti thể, nhân. Câu 5: Thành phần nào của máu làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng? A. Hồng cầu . B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương. Câu 6: Nơron thần kinh có chức năng nào sau đây: A. Bảo vệ, hấp thụ các chất. B. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. C. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. D. Co dãn, tạo nên sự vận động cơ thể. Câu 7: Sản phẩm tiêu hóa cuối cùng của lipit là: A. Axit amin. B. Muối khoáng. C. Peptit. D. Axit béo và glyxerin. Câu 8: Dịch ruột được tiết ra khi: A.Thức ăn chạm lên niêm mạc ruột. B.Thức ăn chạm vào lưỡi. C.Thức ăn xuống tá tràng. D.Thức ăn chạm vào niêm mạc dạ dày. II/ Phần tự luận: (6,0điểm) Câu 9: Trình bày sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng? Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt? (1,5 điểm) Câu 10: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể? (2,5 điểm) Câu 11: Nêu các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng? Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại. (2,0 điểm) ĐÁP ÁN I/ Phần trắc nghiệm: (4,0điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B B D B D A II/ Phần tự luận: (6,0điểm) Câu 9: - Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng: + Biến đổi lí học: gồm các họat động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn có tác dụng làm ướt, mềm, nhuyễn thức ăn và tạo viên thức ăn để dễ nuốt. (0,5đ) + Biến đổi hóa học: trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ. (0,5đ) - Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt vì: Tinh bột trong cơm chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ và tác động lên gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giac ngọt. (0,5đ) Câu 10: Đợt Nguyên nhân Loại bạch cầu bảo vệ Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu 1 (0,75đ) Các vi sinh vật xâm nhập cơ thể. Bạch cầu trung tính (tiểu thực bào) và bạch cầu mô nô (đại thực bào) Thực bào: Hình thành chân giả để bắt, nuốt vi khuẩn vào trong tế bào, rồi tiêu hoá chúng. 2 (0,75đ) Các vi sinh vật thoát được sự thực bào. Bạch cầu lim phô B. (Tế bào B) Vô hiệu hoá kháng nguyên: Tiết kháng thể, gây kết dính các kháng nguyên của vi khuẩn, virus,... để vô hiệu hoá chúng. 3 (1,0đ) Các vi khuẩn, virus thoát được tế bào B. Bạch cầu lim phô T (Tế bào T) Phá huỷ tế bào nhiễm: Nhận diện, tiếp xúc với các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, virus, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm. Câu 11: - Hệ hô hấp gồm 2 phần: + Đường dẫn khí gồm các cơ quan: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. Có chức năng: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi. (0,5đ) + Hai lá phổi: Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. (0,5đ) - Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại: + Xây dựng môi trường trong sạch, không khạc nhổ bừa bãi, không xả rác... (0,25đ) + Không hút thuốc lá. (0,25đ) + Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi. (0,25đ) + Trồng nhiều cây xanh. (0,25đ)
Tài liệu đính kèm: