MÃ ĐỀ 322 KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN: LÝ - KHỐI: 12 THỜI GIAN: 60p (40câu) 1) Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn có giá trị là A. 5 kJ. B. 10 kJ. C. 5 mJ. D. 10 mJ. 2) Trong mạch dao động LC có dao động điện từ với tần số 1MHz, tại thời điểm t = 0, năng lượng từ trường trong mạch có giá trị cực đại. Thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm ban đầu để năng lượng từ trường bằng một nửa giá trị cực đại của nó là: A. 0,167. B. 0,125 . C. 0,083. D. 0,25. 3) Trong một mạch dao động LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do với tần số góc =104 (rad/s). Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9 (C). Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6 (A) thì điện tích trên tụ điện là A. 6. 10-10 (C) B. 2.10-10 (C) C. 4.10-10 (C) D. 8.10-10 (C) 4) Một máy phát thanh đơn giản KHÔNG có bộ phận nào sau đây? A. Mạch biến điệu. B. Mạch khuếch đại. C. Mạch tách sóng. D. Ăng-ten. 5) Mạch chọn sóng có độ tự cảm L không đổi. Khi dùng tụ điện C1 thì mạch bắt được làn sóng có bước sóng 33m. Khi mạch dùng hai tụ điện C1 và C2 ghép song song thì mạch bắt được sóng có bước sóng 65m. Nếu mạch chỉ dùng C2 thì làn sóng bắt được có bước sóng là: A. 98 m B. 32 m C. 49 m D. 56 m 6) Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox giữa hai vị trí biên B và C. Khi chất điểm chuyển động từ B đến C thì: A. Gia tốc đổi chiều một lần B. Vận tốc tăng dần C. Gia tốc không thay đổi D. Vận tốc không thay đổi 7) Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, cơ năng của con lắc đơn có giá trị A. Động năng của nó ở vị trí biên. B. Thế năng của nó khi qua vị trí cân bằng. C. Thế năng của nó ở vị trí biên. D. Nửa thế năng cộng nửa động năng. 8) Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số f là : A. ZC = 2pfC. B. ZC = . C. ZC = pfC. D. ZC = . 9) Phát biểu nào sau đây về dao động tắt dần là không đúng ? A. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian. B. Cơ năng của vật dao động bị chuyển dần thành nhiệt năng. C. Chu kì dao động không hề thay đổi trong quá trình dao động. D. Lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 10) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha và tốc độ truyền sóng là 1 m/s, tần số 20 Hz và khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp AB = 12cm. Có bao nhiêu điểm dao động biên độ cực đại (gợn sóng) trong khoảng giữa A và B: A. 7 B. 5 C. 8 D. 3 11) Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. 12) Sóng điện từ có khả năng xuyên qua tầng điện li là A. sóng ngắn. B. sóng dài. C. sóng trung. D. sóng cực ngắn. 13) Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Vận tốc cực đại của vật nặng là A. 40cm/s. B. 80cm/s. C. 160cm/s. D. 20cm/s. 14) Xét mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm. Chọn câu sai A. Dòng điện trong mạch trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. B. Dòng điện xoay chiều qua cuộn cảm, nó sẽ nóng lên. C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng lớn, sự cản trở dòng diện của cuộn cảm càng tăng. D. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều 15) Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm trên trục x/Ox có dạng . Gốc thời gian t = 0 đã được chọn lúc chất điểm A. qua vị trí cân bằng theo chiều âm trục tọa độ. B. qua vị trí cân bằng theo chiều dương trục tọa độ. C. ở vị trí biên x = + A. D. ở vị trí biên x = - A. 16) Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là A. 8m/s. B. 4m/s. C. 2m/s. D. 1m/s. 17) Các đại lượng đặc trưng sinh lý của âm là: A. Tần số, độ to và âm sắc B. Độ cao, độ to và âm sắc C. Cương độ âm, âm cơ bản và họa âm D. Mức cường độ âm, độ to và đồ thi dao động âm 18) Một mạch điện gồm R = 100Ω; C = 10-3/(15π) F và L = 0,5/π H mắc nối tiếp. Biểu thức của cường độ tức thời qua mạch i = 2cos100πt (V). Điện áp ở 2 đầu đoạn mạch có biểu thức là: A. u = 200cos(100πt - π/4) (V) B. u = 200cos(100πt + π/4) (V) C. u = 200cos(100πt - π/4) (V) D. u = 200cos(100πt + π/4) (V) 19) Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời qua mạch lần lượt có biểu thức ; . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là A. 210 W. B. 840 W. C. 400 W. D. 420 W. 20) Dây đàn hồi AB dài 2m, B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa. Khi âm thoa dao động với tần số 20 Hz, trên dây có sóng dừng, biết tốc độ truyền sóng bằng 10 m/s. Số nút sóng quan sát được trên dây AB là : A. 8 B. 16 C. 9 D. 12 21) Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa một nút và một bụng sóng liên tiếp bằng : A. Một phần tư bước sóng B. Một nửa bước sóng C. Một bước sóng D. Hai lần bước sóng 22) Trong mạch dao động điện từ tự do LC, so với dòng điện trong mạch thì điện áp giữa hai bản tụ điện luôn A. cùng pha. B. trễ pha hơn một góc /2. C. sớm pha hơn một góc /2. D. sớm pha hơn một góc /4. 23) Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn sóng có cùng tần số 30 Hz và cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Một điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn sóng là 40 cm và 60 cm. Tính từ đường trung trực thì vân đi qua M là A. vân cực tiểu thứ hai. B. vân cực tiểu thứ nhất. C. vân cực đại thứ nhất. D. vân cực đại thứ hai. 24) Một mạch điện xoay chiều có u là điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch và có i là cường độ dòng điện tức thời qua mạch thì A. i và u luôn luôn biến thiên cùng tần số. B. i và u luôn luôn biến thiên ngược pha. C. u luôn luôn biến thiên sớm pha hơn i. D. i và u luôn luôn biến thiên cùng pha. 25) Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào: A. phương truyền sóng và tần số sóng. B. tốc độ truyền sóng và bước sóng. C. phương dao động và phương truyền sóng. D. phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng. 26) Một dòng điện xoay chiều hình sin có giá trị cực đại I0 chạy qua một điện trở thuần R. Công suất toả nhiệt trên điện trở đó là A.. . B.. . C.. 2. D.. . 27) Với mạch dao động điện từ dùng trong thông tin vô tuyến điện, dòng điện trong mạch có: A. Chu kỳ rất lớn. B. Tần số rất lớn. C. Năng lượng rất lớn. D. Cường độ rất lớn. 28) Một mạch điện xoay chiều có cảm kháng là ZL và dung kháng là ZC. Ta tăng chu kì của dòng điện lên 2 lần thì: A. ZL giảm 2 lần và ZC tăng 2 lần. B. ZL tăng 2 lần và ZC giảm 2 lần. C. ZL và ZC cùng tăng 2 lần. D. ZL và ZC không đổi. 29) Điều kiện để giao thoa sóng là hai sóng phải cùng phương A. cùng bước sóng giao nhau. B. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau. D. chuyển động ngược chiều giao nhau. 30) Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 (V), tần số 50 (Hz) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 50 (Ω), cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,4π (H) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại và bằng A. 80 (V) B. 250 (V) C. 150 (V) D. 160 (V) 31) Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là A. Δφ = (2n + 1) (với nZ). B. Δφ = (2n + 1)π (với nZ). C. Δφ = (2n + 1) (với nZ). D. Δφ = 2nπ (với nZ). 32) Phát biểu nào sau đây về sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ truyền được trong chân không. C. Sóng điện từ không mang năng lượng. D. Sóng điện từ có thể giao thoa với nhau. 33) Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà. B. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm. C. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện. D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện. 34) Một vật dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng O giữa hai điểm B và C dài 8 cm. Biết thời gian đi từ B đến C là 1 s. Nếu chọn thời gian t = 0 lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm thì phương trình dao động của vật là: A. x = 8cos(2пt + π2 ) cm B. x = 4cos(пt + π2 ) cm C. x = 8cos(пt – π2 ) cm D. x = 4cos(2пt – π2 ) cm 35) Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp sớm pha p/4 đối với dòng điện của nó thì A. tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng. B. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha p/4 đối với điện áp giữa hai bản tụ. C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch. D. tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở R của đoạn mạch. 36) Một vật khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy p2=10). Năng lượng dao động của vật là : A. 60kJ. B. 6mJ. C. 60J. D. 6J. 37) Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8sin2p mm trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là : A. l = 50 mm. B. l = 1m. C. l = 0,1m. D. l = 50cm. 38) Một sóng cơ có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là A. sóng hạ âm. B. sóng siêu âm. C. sóng âm. D. chưa đủ dữ kiện để kết luận. 39) Chọn câu trả lời sai. Ý nghĩa của hệ số công suất cos là A. hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch càng lớn. B. công suất của các thiết bị điện thường phải 0,85. C. để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất. D. hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch càng lớn. 40) Tại cùng 1 nơi con lắc lò xo có chiều dài l1 thì chu kì 0,75s và con lắc có chiều dài l2 là chu kì 1s. Tại nơi đó con lắc có chiều dài là l1 + l2 thì chu kì là: A. 1,25s. B. 1,75s. C. 1,5s. D. 0,25s. ----- HẾT -----
Tài liệu đính kèm: