Ngày soạn: 27/11/2015 Ngày dạy: /12/2015 Tuần: 18. Tiết PPCT: 36 KIỂM TRA : HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC - KHỐI 9 Thời gian làm bài: 45 phút 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: Chủ đề 1: Các thí nghiệm của Menđen (7 tiết). Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể (7 tiết) Chủ đề 3: ADN và Gen (7 tiết) Chủ đề 4: Biến dị (7 tiết) Chủ đề 5: Di truyền học người (3 tiết) b. Về kỹ năng: - Nhận biết, phân biệt và vận dụng kiến thức vào làm bài. c. Vê thái độ: - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề. - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra học kỳ. - Củng cố lòng yêu thích bộ môn. 2. CHUẨN BỊ: a. Chuẩn bị của học sinh: - Học sinh chuẩn bị các nội dung kiến thức đã cho ôn tập. b. Chuẩn bị của giáo viên: * Ma trận đề: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: Các thí nghiệm của Menđen Vận dụng kiến thức DT để viết sơ đồ lai P → F2 Dựa Xác định KG, KH của phép lai phân tích. 30% = 3 điểm Câu 5: ý a Số điểm: 66,7% = 2 điểm Câu 5: ý b Số điểm: 33,3% = 1 điểm Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể Nêu sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính 20% = 2 điểm Câu 1: Số điểm: 100% = 2 điểm Chủ đề 3: AND và Gen Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. - Hiểu được ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào. - Hiểu được bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN. 20% = 2 điểm Câu 2: ý a Số điểm: 50% = 1 điểm Câu 2: ý a Số điểm: 50% = 1 điểm Chủ đề 4: Biến dị Nêu được khái niệm đột biến gen. Giải thích được tại sao đột biến gen thường có hại đối với sinh vật và hiểu được ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. 20% = 2 điểm Câu 3: ý 1 Số điểm: 25% = 0,5 điểm Câu 3: ý 2,3 Số điểm: 75% = 1,5 điểm Chủ đề 5: Di truyền học người Khảng định và giải thích được quan niệm về bệnh máu khó đông. 10% = 1 điểm Câu 4: Số điểm: 100% = 1 điểm Tổng số câu:4 Tổng số điểm:100% = 10 điểm Tổng số ý: 3 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ : 35% Tổng số ý: 3 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ : 35% Tổng số ý: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20% Tổng số ý: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% * Đề kiểm tra: Câu 1: (2 điểm) Trình bày sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính? Câu 2: (2 điểm) a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. b. ARN được tổng hợp dực trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen đến ARN. Câu 3: (2 điểm) Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. Câu 4: (1 điểm) Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn đúng không? Giải thích? Câu 5: (3 điểm) Cho giao phối hai giống chuột lông đen và lông trắng với nhau ta thu được F1 đều chuột lông đen. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau ta thu được F2. a. Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai như thế nào ? * Đáp án và biểu điểm: Câu hỏi Nội dung Điểm 1 Nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể thường 1. Có một cặp trong tế bào lưỡng bội 1. Gồm nhiều cặp trong mỗi cặp lưỡng bội đồng dạng giống nhau cả ở đực và cái. 2. Thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY 2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng 3. Mang gen quy định các tính trạng giới tính và liên quan tới giới tính. 3. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. 1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 2 a. Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN ARN ADN - Có 1 mạch đơn - Có 2 mạch đơn - Có bốn loại đơn phân là: A, U, G, X - Có bốn loại đơn phân là: A, T, G, X b. - ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. - Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định các nuclêôtit trên mạch ARN. 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 3 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. - Chúng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. 0.5 điểm 1 điểm 0.5 điểm 4 - Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có ở cả nam và nữ. - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X qui định, không có gen tương ứng trên NST Y. Vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen XaY(nam); XaXa( nữ). 0.5 điểm 0.5 điểm 5 a. - F1 đều lông đen, chứng tỏ lông đen là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng lặn, P phải thuần chủng, F1 dị hợp 1 cặp gen. 0.5 điểm - Quy ước : A lông đen ; a lông trắng. 0.25 điểm - Kiểu gen của chuột lông đen thuần chủng: AA 0.25 điểm - Kiểu gen của chuột lông trắng: aa Ta có sơ đồ lai như sau : P : AA ( lông đen ) x aa ( lông trắng ) 0.25 điểm Gp : A a F1 : Aa 100% lông đen 0.25 điểm F1 x F1 : Aa x Aa 0.25 điểm GF1 : 1A : 1a 1A : 1a F2 : 1AA : 2Aa : 1aa 0.25 điểm Kết luận: Kiểu gen: 1AA; 2Aa; 1aa 0.25 điểm Kiểu hình: 3 lông đen ; 1 lông trắng. b) Cho F1 lai phân tích, ta có sơ đồ lai như sau : P : Aa x aa 0.25 điểm Gp : 1A : 1a a 0.25 điểm F : 1Aa : 1aa Kết luận: Kiểu gen : 1Aa; 1 aa 0.25 điểm Kiểu hình : 1 lông đen và 1 lông trắng. 3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA: a. Ổn định lớp: b. Tổ chức kiểm tra: - Phát đề. - Thu bài KT c. Dặn dò: d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân (qua góp ý) Duyệt đề của tổ Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Bình Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016 Trường THCS Bình Giang Môn: Sinh học Khối: 9 Lớp 9/ Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: ................................... Điểm Lời nhận xét Đề bài: Câu 1: (2 điểm) Trình bày sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính? Câu 2: (2 điểm) a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. b. ARN được tổng hợp dực trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen đến ARN. Câu 3: (2 điểm) Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. Câu 4: (1 điểm) Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn đúng không? Giải thích? Câu 5: (3 điểm) Cho giao phối hai giống chuột lông đen và lông trắng với nhau ta thu được F1 đều chuột lông đen. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau ta thu được F2. a. Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai như thế nào? Bài làm:
Tài liệu đính kèm: