Kiểm tra học kì I – Đề 3 môn: Vật lý 7 thời gian: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – Đề 3 môn: Vật lý 7 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – Đề 3 môn: Vật lý 7 thời gian: 45 phút
PHÒNG GD&ĐT TP. BẢO LỘC
Trường: . Lớp: 
Họ tên: 
KIỂM TRA HỌC KÌ 1(TL)– ĐỀ 3
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút 
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng
Câu 1. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào ?
A.Theo đường thẳng. 
B. Theo nhiều đường khác nhau.
C.Theo đường gấp khúc. 
D.Theo đường cong.
Câu 2. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào?
A. Góc phản xạ bằng với góc tới. 
B.Góc tới gấp đôi góc phản xạ.
C. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. 
D.Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
A.Lớn hơn vật 
B. Gấp đôi vật. 
C. Nhỏ hơn vật. 
D. Bằng vật.
Câu 4. Âm không thể truyền được trong môi trường nào ?
A. Không khí
B. Tường bê tông. 
C. Chân không. 
D. Nước biển.
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng Nhật thực?
	A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng
	B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất
	C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng từ Mặt Trời không đến được mặt đất.
D. Người quan sát ở nửa sau của Trái Đất không quan sát được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 6. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây?
A. i’ = 900
B. i’ = 450
C. i’ = 1800
D. i’ = 00
Câu 7. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ:
A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kì
D. Không truyền theo đường thẳng
Câu 8. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào sau đây?
A. Lớn bằng vật
B. Lớn hơn vật
C. Nhỏ hơn vật
D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 9 (1,0 điểm)
Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ? 
Câu 10 (2,5 điểm)
Vật thứ nhất, trong 10 giây dao động được 700 lần. Vật thứ hai, trong 6 giây dao động được 300 lần. Tìm tần số dao động của hai vật. Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Câu 11 ( 1,0 điểm) GƯƠNG CẦU
	Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi nhỏ ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm thế có lợi gì?
S
I
Câu 12 (3,5 điểm)
a) Vẽ tia phản xạ IR khi cho tia tới SI đi vào 1 gương phẳng như hình vẽ.
b) Biết góc tới i = 500. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR
 Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Vật lí 7
Năm học 2015-2016
A. Hướng dẫn chấm.
- Điểm toàn bài là thang điểm 10.
	- Phần tự luận học sinh làm bài theo cách khác cho kết quả đúng vẫn tính điểm tối đa.
B. Đáp án-Thang điểm.
I .TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 2 Điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
D
C
C
D
C
B
II. TỰ LUẬN ( 8 Điểm)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
5
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của vật càng lớn.
Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của vật càng nhỏ.
0,5đ
0,5đ
6
- Tần số dao động của vật thứ nhất : 
700 : 10 = 70 (Hz)
- Tần số dao động của vật thứ hai : 
300 : 6 = 50 (Hz)
- Vật thứ nhất phát ra âm cao hơn.
 Vì tần số dao động lớn hơn
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
7
Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng nên người lái xe dễ quan sát được người và phương tiện giao thông ở phía sau
1đ
8
a)R
S
I
N
i
i’
b) Theo đinh luật phản xạ ánh sáng i = i’ = 500
Ta có: 
2 đ
0,5đ
1,0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDeDA_KT_HK1_ly_7.doc