KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÍ 8 I. Mục đích kiểm tra 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 20 đến tiết 35 theo PPCT. 2. Mục đích - Đối với học sinh: Giúp học sinh tự đánh giá, kiểm tra được năng lực và hiệu quả học tập của bản thân để có kế hoạch học tập tốt hơn. - Đối với giáo viên: Căn cứ vào kết quả của học sinh, giáo viên đánh giá được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của bản thân. Từ đó điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. II. Hình thức kiểm tra Kết hợp giữa TNKQ và TL theo tỉ lệ 30% TNKQ và 70%TL III. Thiết lập ma trận 1.Tính tỉ lệ thực dạy và trọng số của mỗi chủ đề. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) 1. Cơ học 4 3 2,1 1,9 14 12,7 2. Nhiệt học 11 7 4,9 6,1 32,6 40,7 Tổng 15 10 7,0 4,0 46,6 53,4 2. Tính số câu hỏi và điểm số mỗi chủ đề kiểm tra Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL 1. Cơ học 14 1,4 ≈ 1 2/3 (2,0) 2,0 2. Nhiệt học 32,6 3,26 ≈ 3 2 (1,0) 1 (1,0) 2,0 1. Cơ học 12,7 1,27 ≈ 2 1 (0,5) 1/3 (1,0) 1,5 2. Nhiệt học 40,7 4,07 ≈ 5 3 (1,5) 2 (3,0) 4,5 Tổng 100 10 6 (3,0) 4 (7,0) 10,0 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Cơ học Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. Xác định được vật có thế năng, động năng. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. Giải thích được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. Vận dụng được công thức P = . Số câu hỏi 1 C1.7a 1 C3.3 1 C6.7b Số điểm Tỉ lệ % 2đ 20% 0,5đ 5% 1đ 10% 2. Nhiệt học Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. Nêu được các hình thức truyền nhiệt. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong cả chân không. Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. So sánh được tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng. Giải thích được hiện tượng khuếch tán. Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng. Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt. Số câu hỏi 2 C10.5 C11.4 1 C11.8 3 C13.1 C15.2 C14.6 2 C17.9 C19.10a 1 C20.10b Số điểm Tỉ lệ % 1đ 10% 1đ 10% 1,5đ 15% 1đ 10% 1đ 10% TS câu hỏi 11/3 4 7/3 10 TS điểm Tỉ lệ % 4 40% 20% 4,0 40% 10,0 (100%) 4. Nội dung bài kiểm tra A. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. Khi đổ 50 cm3 cát vào 50 cm3 đá, ta được hỗn hợp có thể tích: A. bằng 100cm3 B. nhỏ hơn 100cm3 C. lớn hơn 100cm3 D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn 100cm3 Câu 2. Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C. B. Cục nước đá ở 00C. C. Nước đang sôi (1000C) D. Than chì ở 320C. Câu 3. Chọn mốc thế năng trọng trường tại mặt đất. Trường hợp nào sau đây vật có thế năng trọng trường? A. Xe ô tô đang đỗ bên đường B.Trái bóng đang lăn trên sân. C. Hạt mưa đang rơi xuống. D. Quả bóng đứng yên trên mặt đất. Câu 4. Trong chân không, hình thức truyền nhiệt chủ yếu là gì? A. Đối lưu B. Bức xạ nhiệt C. Dẫn nhiệt D. Cả đối lưu, dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt. Câu 5. Đơn vị của nhiệt lượng là: A. J (Jun) B. m (mét) C. N (Niu tơn) D. W (oát) Câu 6. Hiện tượng đường tan trong nước là: A. dẫn nhiệt. B. bức xạ nhiệt C. đối lưu D. khuếch tán. B. Tự luận (7,0 điểm) Câu 7: (3,0đ) a) Công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức. b) Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi là 80N và đi được 8 km trong 1 giờ. Tính công suất của con ngựa. Câu 8: (1,0đ) Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì? Câu 9: (1,0đ) Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích? Câu 10: (2,0đ) Một học sinh thả 600 g chì ở 100OC vào 500 g nước ở 58,5OC làm nước nóng lên 60OC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng nước thu vào. b) Tính nhiệt dung riêng của chì. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm (4,0 điểm) - Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A C B A D B. Tự luận Câu Nội dung Điểm 7 a. - Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian (trong 1 giây) - Công thức tính công suất : P = . - Trong đó: A: Công vật thực hiện được (J); t: thời gian vật thực hiện công (s); P: Công suất của vật (W) 1,0 0,5 0,5 b. - Công của con ngựa thực hiện trong 1 giờ là : A = F.s = 80.8000 = 640 000 (J) - Công suất của con ngựa là : P = A/t = 640 000/3600 = 177,8 (W) 0,5 0,5 8 - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 0,5 0,5 9 - Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử muối xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. 1,0 10 a. Nhiệt lượng nước thu vào : Qthu vào = m2c2Δt2 = 0,5.4200.1,5 = 3150 (J) 1,0 b. Nhiệt lượng chì tỏa ra : Qtỏa ra = m1c1Δt1 = 0,6.c1.40 = 24.c2 (J) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có : Qtỏa ra = Qthu vào 24.c2 = 3150 c2 = 131,25 (J/kg.K) 1,0 Lưu ý : Không viết công thức, viết công thức sai không chấm các phần còn lại. - Sai đơn vị trừ 0,25 điểm/đơn vị sai - Đúng công thức được 0,25 điểm/công thức đúng. - Thay số vào công thức 0,25 điểm - Tính toán đúng 0,25 điểm, tính sai không chấm điểm đơn vị.
Tài liệu đính kèm: