Kiểm tra học kì 1 – Năm học: 2014-2015 môn: Vật lý - Khối 11 trường tiểu học, THCS và THPT Chu Văn An

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 – Năm học: 2014-2015 môn: Vật lý - Khối 11 trường tiểu học, THCS và THPT Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì 1 – Năm học: 2014-2015 môn: Vật lý - Khối 11 trường tiểu học, THCS và THPT Chu Văn An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
 KIỂM TRA HỌC KÌ I – NH: 2014 – 2015
TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT
 MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 11
CHU VĂN AN
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 08/12/2014
Họ và tên: 
SBD: .. Lớp: .
Câu 1: (1,0 điểm) 
Định luật Cu-lông: phát biểu, viết biểu thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong biểu thức ?
Câu 2: (1,0 điểm) 
Trình bày:
Hạt tải điện trong chất điện phân.
Bản chất dòng điện trong kim loại.
Câu 3: (1,0 điểm) 
Định luật Faraday thứ hai: phát biểu, viết biểu thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong biểu thức ?
Câu 4: (1,0 điểm) 
- Hãy cho biết nguyên nhân gây ra điện trở cho kim loại ? 
- Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ dẫn điện của dòng điện trong các môi trường: trong kim loại, trong chất khí và trong chất điện phân ?
Câu 5: (1,0 điểm) 
Tụ điện là gì ? Viết biểu thức tính điện dung, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong biểu thức ?
Câu 6: (2,0 điểm) 
R1
R2
R3
1
A
Bộ nguồn gồm 4 pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có ξ = 2,5 V; r = 0,05 Ω; R1 = 8 Ω; R2 = R3 = 6 Ω. Ampe kế có điện trở không đáng kể.
Tính số chỉ của ampe kế ? 
Tính công suất tiêu thụ của R1 ? 
Câu 7: (2,0 điểm) 
Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong là 1Ω. Bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 (A = 108, n = 1) có điện trở R2 = 6Ω. R3 là một bóng đèn (6V-12W), R1 là biến trở. 
Cho R1 = 2 Ω. Sau thời gian bao lâu thì thu được 8,64 g bạc ở catôt của bình điện phân ?
R2
R1
R3
 Xác định R1 để đèn sáng bình thường ?
Câu 8: (1,0 điểm) 
Muốn mạ bạc một tấm kim loại có diện tích tổng cộng 1cm2, người ta dùng nó làm catốt của bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anốt là thanh bạc, cường độ dòng điện qua bình điện phân là 1A trong thời gian là 1 giờ 20 phút 25 giây. Tính bề dày lớp bạc bám trên tấm kim loại ? 
Biết bạc có khối lượng riêng là 10,5.103kg/m3, Ag =108, n = 1.
...................Hết.................
ĐÁP ÁN 
Câu 1: (1,0 điểm)
- Phát biểu định luật đúng	0,5 điểm
- Viết biểu thức đúng	0,25 điểm
- Giải thích tên và đơn vị các đại lượng 	0,25 điểm
Câu 2: (1,0 điểm) 
Trả lời đúng
- Hạt tải điện trong chất điện phân 	0,5 điểm
- Bản chất dòng điện trong kim loại	0,5 điểm
Câu 3: (1,0 điểm)
- Phát biểu đúng	0,5 điểm
- Giải thích tên và đơn vị các đại lượng 	0,25 điểm
- Viết đúng biểu thức	0,25 điểm
Câu 4: (1,0 điểm)
- Sắp xếp đúng	0,5 điểm
- Giải thích đúng 	0,5 điểm
Câu 5: (1,0 điểm)
- Nêu đúng khái niệm 	0,5 điểm
- Viết biểu thức đúng 	0,25 điểm 
- Giải thích tên và đơn vị các đại lượng 	0,25 điểm
Câu 6 (2,0 điểm)
- Tính đúng Eb, rb 	0,25 điểm 
- Tính đúng RN = 4,8W	0,25 điểm
- Tính đúng I = 2 A	0,5 điểm
a. Tính đúng số chỉ của ampe kế là 0,8 A	0,5 điểm
b. Viết đúng công thức và tính đúng P = 11,52 W	0,5 điểm
Câu 7: (2,0 điểm)
- Tính đúng R3 = 3W	0,25 điểm - Tính đúng RN = 4W	0,25 điểm
- Tính đúng I = 2,4A	0,5 điểm
a. Tính đúng I2 = 0,8A	0,25 điểm
 Tính đúng t = 9650s	0,25 điểm
b. Tính đúng R1 = 1Ω	0,5 điểm
Câu 8: (1,0 điểm)	 
- Đổi đơn vị S đúng 	0,25 điểm 
- Tính đúng khối lượng m = 5,4g 	0,25 điểm 
- Tính đúng V = 5,14.10-7 m3 	0,25 điểm
- Tính đúng d = 5,14.10-3m	0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 11.doc