Kiểm tra học kì 1 năm học 2014 – 2015 môn giáo dục công dân 9 thời gian làm bài: 45 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1509Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 năm học 2014 – 2015 môn giáo dục công dân 9 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì 1 năm học 2014 – 2015 môn giáo dục công dân 9 thời gian làm bài: 45 phút
Mức độ
Nội dung 
Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Chí công
vô tư.
Hiểu biểu
 hiện của
chí công
vô tư .
0.5
0.5
2.Dân chủ và
 kỉ luật.
Biết biểu
 hiện tính 
dân chủ và
kỉ luật 0.5
0.25
0.5
3.Kế thừa 
và phát huy 
truyền 
thống tốt
đẹp của
dân tộc.
Biết hành vi
kế thừa và 
phát
huy..0.5
Biết
 khái 
niệm
kế thừa
và ..
1.0
0.5
Hiểu ý 
nghĩa của
truyền
 thống.
1.0
Liên hệ 
thực tế
các truyền
thống tốt 
đẹp1.0
3.5
4.Bảo vệ 
hòa bình.
Biết hành 
vi yêu hòa
bình 0.5
Hiểu hành
vi trái
với bảo
 vệ hòa 
bình.0.5
Liên hệ
 thực tế về 
ứng xử với
bạn bè.
1.0
2.0
5.Làm việc
 có năng suất,
chất lượng,
hiệu quả.
Biết khái 
niệm của 
làm việc 
có năng suất
chất lượng,
hiệu quả
1.0
1.0
6.Tình hữu nghị 
giữa các dân tộc
 trên thế giới.
Nêu 
quan 
hệ hữu
nghị
của
nước
ta .0.5
Hiểu ý 
nghĩa
.0.5
Liên 
hệ
thực 
tế. 1.0
2.0
7.Tự chủ.
Liên hệ rèn
luyện
tính tự 
chủ trong 
quan hệ
bạn bè.0.5
0.5
TỔNG
2.5
1.5
0.5
 2.0
 3.5 2.0
10.0
 4.0
2.5
3.5
 Trường THCS Nghĩa Trung
Họ và tên : 
Lớp : 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN GDCD 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ tên, chữ ký GT:
Số phách: 
Điểm bài thi
(Bằng số)
Điểm bài thi
(Bằng chữ)
Chữ kí 
Giám khảo 1
Chữ kí 
Giám khảo 2
Số phách
"
I.TRẮC NGHIÊM ( 3đ ):Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ?(2đ)
1: Hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A.Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu,quê mùa.
B.Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
C.Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác
D.Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật.
 2: Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?
A. Biết lắng nghe người khác	 B. Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế.
C. Học hỏi những điều hay của người khác	D. Dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn.
 3:Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
 A. Đi dự sinh nhật bạn. B. Bàn bạc ý kiến để xây dựng lớp.
 C. Đi đường đúng quy định D. Chạy xe quá tốc độ
4: Câu danh ngôn “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” là của ai?
A. Hồ Chí Minh	B. Nguyễn Trãi	 C. Tố Hữu	 D. Võ Nguyên Giáp 
Câu 5: Điền từ còn thiếu trong các câu sau (1đ)
 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều ............... .........có ............ .......cao về nội dung và ...................... .....trong một .................... nhất định.
 II. TỰ LUẬN (7đ)
 Câu 1:Em hãy xem hai bức ảnh sau:
Qua hai hình ảnh trên em suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc, quốc gia trên thế giới.Nêu trách nhiệm của công dân để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế? Khi gặp khách nước ngoài em cư xư thế nào? (2đ)
 Câu 2. Khang là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Khang. Em sẽ góp ý cho Khang như thế nào? (2đ)
Câu 3.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?Em hiểu gì về ngày 20/11 và ngày 22/12.Tại sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? (3đ)
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Môn Giáo dục công dân 9
 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) (mỗi câu đúng 0,5 đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
B
A
Câu 5 Mỗi ý đúng được (0.25đ)
 - sản phẩm	
 - giá trị 
	- hình thức
	- thời gian 
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: - Việt Nam đã, đang và sẽ là bạn với rất nhiều nước, đặc biệt Việt Nam có quan hệ rất thân thiết, anh em Việt – Lào...
 Ví dụ : Việt – Nga; Việt Nam – Campuchia..(0.5đ)
- Ý nghiã của tình hữu nghị đối với Việt Nam:(0.5đ)
 - Tạo cơ hội điều kiện để Việt Nam và các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt : kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học .
 - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn dẫn đến nguy cơ chiến tranh 
*Trách nhiệm: Chúng ta phải có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. (0.5đ)
* Khi gặp người nước ngoài em cần tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa truyền thống khác của họ, vui vẻ tự tin giao tiếp với người nước ngoài, sẵn sàng giúp đỡ họ phù hợp với khả năng, không kì thị ,xa lánh,chế nhạo họ....(0.5đ)
Câu 2:
- Nhận xét hành vi của Khang: Hành vi của Khang không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Khang còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè,chưa có tính tự chủ. (1.0 đ)
* Góp ý cho Khang: 
	- Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
	- Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
	- Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp (1.0đ)
Câu 3. 
* Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.(1.0đ)
Ý nghĩa của ngày 20/11: Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “Tôn sư trọng đạo”, ngày nhà giáo Việt Nam, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau. Đồng thời đây là dịp đặc biệt để những học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên.(0.5đ)
Ý nghĩa của ngày 22/12: Ngày Hội quốc phòng toàn dân là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.(0.5đ)
*Trách nhiệm:
- Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.(1.0đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde nga 2 2014.doc