Kiểm tra chương I môn: Hình học lớp 8 - Đề 4

doc 2 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1066Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chương I môn: Hình học lớp 8 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chương I môn: Hình học lớp 8 - Đề 4
KIỂM TRA CHƯƠNG I
MÔN: HÌNH HỌC LỚP 8
Họ và tên: . Ngày tháng 12 năm 2014
ĐỀ 4
I/ Trắc nghiệm (3đ):
Bài 1: Nối mỗi cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để được câu đúng.
Cột A
Cột B
Kết quả
1. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là...
2. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là
3. Hình thang cân có một góc vuông là
4. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là.
a. Hình thoi
b. Hình thang cân
c. Hình chữ nhật
d. Hình vuông
e. Hình bình hành
1 + 
2 + 
3 + 
4 + 
Bài 2: Hãy chọn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1) Hình thoi có cạnh bằng 2cm. Chu vi hình thoi là:
	A. 8cm	B. 6cm	C. 4cm	D. Một kết quả khác
2) Một hình thang có đáy lớn là 3cm, đáy nhỏ ngắn hơn đáy lớn là 0,2cm. Độ dài trung bình của hình thang là:
	A. 2,8cm	B. 2,9cm	C. 2,7cm	D. Một kết quả khác
3) Một hình thang cân có cạnh bên là 2,5 cm, đường trung bình là 3cm. Chu vi của hình thang là: A. 8cm	B. 8,5cm	C. 11,5cm	D. 11cm
4) Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD) và các đoạn EF, MN song song với AB, (AE = EM = MD). Nếu AB = 24cm, MN = x(cm) ; CD = y(cm) thì x, y thỏa mãn hệ thức nào dưới đây:
2x – y = 24	
B. 3x – 2y = 48	 
C. 3x – 2y = 24	
D. Hệ thức khác
Bài 3: Các khẳng định sau đúng hay sai ?
1. Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường.
2. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác các góc của hình chữ nhật.
3. Tam giác đều là hình có tâm đối xứng.
4. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền
II. Tự luận (7đ):
Bài 1 (1đ): Vẽ hình thang cân ABCD (AB//CD) có MN là đường trung bình. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB và CD. Xác định điểm đối xứng của các điểm A, N, C qua EF.
Bài 2 (2,5đ): Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. 
a) Tứ giác MNPQ là hình gì ? Vì sao?
b) Hai đường chéo AC và BD có thêm điều kiện gì thì tứ giác MNPQ là hình vuông?
Bài 3 (3,5đ): Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC.
Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?
Lấy điểm E đối xứng với M qua N. Chứng minh tứ giác AECM là hình bình hành.
Tứ giác BMEC là hình gì? Vì sao? 
Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì tứ giác AECM là hình vuông? Vẽ hình minh hoạ.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHƯƠNG I HÌNH HỌC LỚP 8 ĐỀ 4
I, Trắc nghiệm (3đ):
Bài 1: (1đ) – Mỗi ý 0,25đ
1 – a ;	2 – e	;	3 – c	;	4 – d.
Bài 2: (1đ) – Mỗi ý đúng 0,25đ 
1 – A	;	2 – B	;	3 – D	;	4 – C.
Bài 3: (1đ) – Mỗi ý đúng 0,25đ
1 - Đ	;	2 - S	;	3 - S	;	4 - Đ.
II. Tự luận (7đ): 
Bài 1: (1đ)
Vẽ hình đúng: 
Điểm đx của A qua EF là B 
Điểm đx của N qua EF là M 
Điểm đx của C qua EF là D 
Bài 2 (2,5đ): 
a) Sử dụng tính chất đường trung bình 
của tam giác, chứng minh được MNPQ 
là hình bình hành.
* Chứng minh được là hình chữ nhật
b) Chứng minh được nếu hai đường 
chéo có thêm điều kiện bằng nhau thì 
MNPQ là hình vuông
Bài 3: (3,5đ) 
Vẽ hình ,GT, KL đúng 
Tứ giác BMNC là hình thang 
Tứ giác AECM là HBH 
Tứ giác BMEC là HBH 
Hình bình hành AECM là hình vuông
AC = ME và ACME
AC = BC và ACBC 
(vì ME = BC và ME//BC)
ABC vuông cân tại C.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_1_tiet_chuong_I_hinh_hoc_8.doc